Trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh tai mũi họng đặc biệt là trẻ sơ sinh. Các triệu chứng nghẹt mũi , sổ mũi nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách có thể biến chứng nặng hơn thành viêm xoang, viêm phế quản… Cùng tìm hiểu cách chữa nghẹt mũi ở trẻ hiệu quả không dùng tới thuốc và cách chăm sóc các bé đúng cách.

Đang xem: Làm gì khi trẻ bị nghẹt mũi

*

Nguyên nhân khiến bé bị nghẹt mũi

Nghẹt mũi là dấu hiệu của khá nhiều bệnh khác nhau đặc biệt là những bệnh liên quan tới đường hô hấp. Phần lớn là các bệnh cảm cúm, nhưng cũng có thể là bệnh lý khác có triệu chứng tương tự. Cha mẹ cần lưu ý để chẩn đoán và điều trị cho trẻ đúng cách, nhanh chóng đẩy lùi được tình trạng “nghẹt mũi”.

Dưới đây là các nguyên nhân khiến các bé mắc chứng nghẹt mũi:

Cảm lạnh

Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị nghẹt mũi, các dấu hiệu đi kèm như sốt nhẹ, sốt, ho, đau họng, hắt hơi, để lâu có thể mắc sổ mũi… Nếu bé chỉ bị nghẹt mũi mà không kèm các dấu hiệu khác thì có thể chỉ là phản ứng khi trẻ gặp thời tiết lạnh hoặc ăn phải đồ cay.

Đối với trẻ sơ sinh, nếu nghẹt mũi mà không đi kèm với các biểu hiện khác thì là tình trạng ngạt mũi sơ sinh, chất nhày của bào thai còn vướng lại trong đường hô hấp của trẻ.

Dị ứng

Tình trạng dị ứng khiến trẻ bị ngạt mũi, hắt hơi, sổ mũi, ngứa, có thể kèm theo đỏ mắt, đỏ đầu mũi là các dấu hiệu của tình trạng dị ứng

Cảm cúm

Tình trạng cảm cún do virus hoặc vi khuẩn tấn công khiến tình trạng sức khỏe của bé khá kém. Các dấu hiệu so với cảm lạnh bé thường mệt mỏi hơn, lạnh run, đau ê các cơ, đau họng, chóng mặt, chán ăn, có thể khó thở.

Dị vật trong mũi

Đây là tình trạng khá nguy hiểm, nếu bé chơi và vô tình làm vướng dị vật vào trong mũi có thể gây ngạt mũi, khó thở, chảy nước mũi thậm chí chảy máu. Bé sẽ cảm thấy đau rát do niêm mạc mũi bị tổn thương.

Nên xem: Ngạt mũi, nguyên nhân cách trị

Trẻ bị nghẹt mũi có thực sự nguy hiểm

Trẻ bị ngạt mũi, tắc nghẹt làm ảnh hưởng tới luồng khí hô hấp ở trẻTrẻ so sinh khi bị nghẹt mũi bé sẽ cảm thấy vướng víu, khó chịu, trẻ sẽ thở khò khè, quấy khócTrẻ bị nghẹt mũi đi kèm với chảy nước mũi, hắt hơiKhi trẻ bị nghẹt mũi nặng, bé sẽ phải thở bằng miệng, ảnh hưởng đến lượng ô xy cung cấp cũng như dẫn đến những bệnh lý khác như viêm họng, ho khan, nôn mửa, khô tím môi….Những chất nhầy gây nghẹt mũi chảy xuống họng, trẻ sẽ ngứa rát cổ họng và sinh ra ho đờmTrẻ sơ sinh khi còn bú sữa, nghẹt mũi cũng làm cho trẻ khó bú, bú ngắt quãng, bú không dài hơi, dễ bị sặc

Cần làm gì khi trẻ bị nghẹt mũi?

Phần lớn các bệnh lý liên quan tới nghẹt mũi là các bệnh về đường hô hấp. Do đó, khi thấy bé bị nghẹt mũi cha mẹ cần lưu ý làm sạch bầu không khí xung quanh cho bé. Cần giữ môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè, kín gió và ấm vào mùa đông

Hạn chế thú nuôi như chó, mèo…vì lông của chúng có thể làm cho chứng nghẹt mũi của bé nặng hơn thậm chí gây ra hen suyễn. Cần cho bé tránh xa các tác nhân gây dị ứng.

Làm sạch mũi cho bé thường xuyên giúp nhanh chóng chấm dứt tình trạng nghẹt mũi. Các mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ cho bé, dùng tăm bông làm sạch các chất nhầy gây nghẹt mũi. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể mát xa hai bên cánh mũi để làm loãng dịch nhầy trong giúp giúp mũi trẻ thông thoáng và dễ thở hơn.

Mẹo hay chữa nghẹt mũi cho bé

Để giúp bé nhanh chóng đẩy lùi chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi cha mẹ tham khảo một số phương pháp an toàn và hiệu quả sau đây:

Hút mũi

Phần lớn các bé dưới 2 tuổi đều chưa biết cách xì mũi và làm sạch mũi cho bản thân. Vì vậy, cha mẹ cần hỗ trợ các bé hút dịch mũi bằng dụng cụ dạng cao su mềm như quả bóng tròn.

Cách thực hiện như sau:

Cho bé nằm trong lòng mẹ, nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻBóp nhẹ bầu ống hút mũi để tạo chân không, sau đó nhẹ hàng đưa đầu bút vào một bên mũi béTừ từ thả bầu bút để chất dịch nhẹ nhàng hút ra ngoài

Phương pháp trên khá hiệu quả với các bé dưới 6 tháng tuổi

Nhỏ nước muối sinh lý

Giúp điều trị chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mũi khô. Đây là cách đơn giản nhưng lại hiệu quả tốt trong việc làm sạch mô mũi bị viêm cũng như làm mềm chất nhầy trong mũi một cách dễ dàng, vệ sinh mũi hàng ngày phòng ngừa tình trạng sổ mũi.

Cách làm như sau:

Đặt bé nằm trên đùi mẹ, hơi ngả đầu về phía sauNhỏ 2 – 3 giọt nước muối vào lỗ mũi của bé, tránh chạm trực tiếp ống nhỏ vào mũi của bé hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn.Tiếp theo, mẹ tiếp tục giữ bé ở tư thế ngả đầu về phía sau 1 vài phútSau đó nâng đầu em bé dậy và hỗ trợ lấy nước mũi ra cho trẻ bằng dụng cụ bút mũi.

Lưu ý: Khi trẻ có dấu hiệu sổ mũi có thể nguyên nhân do cảm cúm. Do đó, việc rửa mũi chỉ là biện pháp tạm thời giúp trẻ giảm nghẹt mũi chứ không có tác dụng diệt virus cúm mà trẻ đang mắc phải. Như vậy là ngay cả khi mẹ bắt đầu rửa mũi cho trẻ vào ngày đầu tiên trẻ có dấu hiệu cảm cúm thì hiện tượng sổ mũi của trẻ vẫn có thể kéo dài đến 2 tuần.

Máy tạo hơi ẩm

Giúp trị nghẹt mũi, tức mũi và ho. Dùng máy tạo ẩm không khí giúp không khí ẩm giúp thông mũi tự nhiên, làm dịu đi sự khô hanh vào những ngày đông. Giúp bé giảm khô mũi, cơn ho khò khè. Chạy máy hơi nước trong phòng qua đêm giúp hỗ trợ hiệu quả cho quá trình hô hấp của trẻ.

Xem thêm: Cách Đây 20 Năm Bà Là Tiên, Chuyện Cổ Tích 20 Năm Về Trái Tim Cô Tim

Cần lưu ý, máy tạo hơi mát có thể gây nấm mốc vì tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Để hạn chế điều này, mẹ nên làm sạch và khử trùng bình chứa nước thường xuyên và không trữ nước trong bình khi máy không hoạt động.

Xông hơi

Giúp trẻ thông mũi, giảm tức ngực và giảm ho, ngoài ra còn điều trị tốt viêm thanh quản cho trẻ sơ sinh. Các bước thực hiện như sau:

Có thể biến phòng tắm thành phòng xông hơi cho trẻ bằng cách đóng kín cửa, xả nước nóng vào bồn để nước nóng tỏa cả phòng. Mẹ cần lưu ý tránh cho trẻ tiếp xúc với nước nóng dễ dẫn tới bỏng. Xông hơi tầm 10 – 15 phút. Khi trẻ cảm thấy thoải mái mẹ nên dùng tay vỗ ngực trẻ tác động giúp trẻ hô hấp tốt hơn.

Hơi tinh dầu bạc hà

Mùi hương tinh dầu bạc hà có tác dụng kích thích các mạch máu dãn ra, làm cho không khí đi vào và giúp các bé dễ thở hơn. Mẹ có thể đốt tinh dầu bạc hà trong phòng để tạo hương thơm nhẹ nhàng. Nhưng cần chú ý mùi hương như vậy có quá mạnh với bé, cần ngưng sử dụng khi bé có dấu hiệu thở khò khè hơn.

Bổ sung thêm nước cho bé

*

Ngoài các sản phẩm như sữa mẹ, sữa bột, sữa bò tươi, súp cần bổ sung thêm lượng nước cần thiết để giúp bé có đề kháng tốt và chống nhiễm trùng.

Có nhiều thắc mắc: Cần bổ sung cho bé lượng nước bao nhiêu là đủ? Khuyến khích trẻ nên uống lượng nước gấp đôi lượng nước bình thường. Nếu trẻ còn bú mẹ cho trẻ bú nhiều hơn và không hạn chế khi bé vẫn có nhu cầu.

Bé đang ốm sẽ ăn chậm hơn và gặp khó khăn khi bú do ngạt mũi. Hỗ trợ bé trước khi bú mẹ có thể rửa mũi hoặc hút mũi cho bé. Trong những ngày này, sữa là thức ăn thiết yếu, cung cấp calo, protein, chất béo, một số vitamin và khoáng chất mà còn bổ sung chất lỏng cho bé.

Cho bé ăn súp gà

Đây là phương thuốc dân gian trị cảm lạnh thông thường cho bé. Các mẹ lưu ý cho bé đã bắt đầu ăn dặm ăn súp gà và tùy thuộc vào từng độ tuổi mà chế biến sao cho phù hợp. Thông thường các mẹ xay nhuyễn, bổ sung thêm rau và cho trẻ ăn khi súp còn ấm. Trường hợp bé không thích ăn súp gà mẹ có thể thử cho trẻ uống trà hoa cúc hoặc trà bạc hà thay thế.

Tạo tinh thần thoải mái cho bé

Trong quá trình chăm sóc trẻ đặc biệt là khi trẻ ốm, cha mẹ cần quan tâm vỗ về trẻ để trẻ cảm thấy được chăm sóc và yêu thương. Có thể bỏ đi các nguyên tắc thường ngày để cho trẻ xem một bộ phim hoạt hình hoặc một chương trình yêu thích sẽ khiến trẻ thoải mái và giúp trẻ cảm thấy khỏe lại.

Khi nào cần đưa trẻ gặp bác sĩ?

Đưa trẻ đi gặp bác sĩ là điều cần thiết khi bạn cảm thấy lo lắng về sức khỏe của trẻ. Nhưng trong một số trường hợp cha mẹ cần lưu ý về các dấu hiệu của bé và cần được sự kiểm tra của bác sĩ:

Sổ mũi và đau họng kéo dàiĐau taiNôn mửa hoặc tiêu chảyHo nặng tiếngSốt cao và không giảm nhiệt độ sau khi uống thuốc hạ sốtBé mệt mỏi và nằm một chỗKhó thở

Phòng tránh ngạt mũi cho bé như thế nào?

Để phòng tránh tình trạng ngạt mũi cho trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh tốt nhất bạn nên giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh, không nên cho bé đến những nơi nhiều bụi bẩn.

Nếu ngạt mũi ở mức nhẹ, có thể nhỏ thuốc nhỏ mũi cho bé nhưng lưu ý là nhỏ thuốc theo đơn của bác sĩ, không tùy tiện sử dụng thuốc đối với trẻ sơ sinh khi không có chỉ định của bác sĩ nhất là đối với các trẻ dưới 3 tháng tuổi.

Để giảm tình trạng ngạt mũi, khi ngủ các mẹ có thể kê thêm gối cho bé, bế bé ở tư thế thẳng. Dùng dung dịch muối để vệ sinh mũi cho bé hàng ngày để làm loãng các dịch mũi dày, sau đó loại bỏ dịch mũi cho bé bằng dụng cụ hút mũi. Tắm cho bé trong phòng ấm hoặc chạy máy tạo độ ẩm trong phòng của bé cũng là gợi ý.

Trong trường hợp, nếu chữa tại nhà không khỏi, ngạt mũi của bé vẫn kéo dài, bạn nên đưa bé đi khám, tránh để bệnh nặng hơn có thể dẫn đến một số bệnh khác tổn hại đến sức khỏe của bé.

Xem thêm: Cách Trị Bệnh Đổ Mồ Hôi Tay Chân, Cách Khắc Phục Chứng Ra Mồ Hôi Tay

Tham khảo: Các dấu hiệu viêm xoang cần biết

Xoang Bách Phục – Lối thoát diệu kỳ cho bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng

Sản phẩm Xoang Bách Phục với thành phần là cao Kinh Giới Tuệ, cao Kim Ngân Hoa, Hoắc Hương, Immunegamma… Tác dụng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính trên cơ địa dị ứng, giảm các triệu chứng của bệnh như nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mũi có màu xanh hoặc vàng, giảm nguy cơ dị ứng, chống viêm, tiêu mủ, giảm đau cho các khu vực xoang, đầu và mặt trong bệnh viêm xoang mạn tính.

Để mua đúng Xoang Bách Phục tại nhà thuốc hãy xem TẠI ĐÂY

Nếu bạn còn thắc mắc về bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng – vui lòng gọi về tổng đài 1800 1258 (miễn phí cước gọi) để được giải đáp thắc mắc

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *