Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của quả la hán trong Y học cổ truyềnLa hán được biết đến là một loại quả được sử dụng làm nước uống giải khát vào những ngày hè oi bức. Không những vậy loại quả này còn là một vị thuốc Đông y có rất nhiều công dụng khác nữa.

Đang xem: La hán quả có tác dụng gì

La hán được biết đến là một loại quả được sử dụng làm nước uống giải khát vào những ngày hè oi bức. Không những vậy loại quả này còn là một vị thuốc Đông y có rất nhiều công dụng khác nữa.

*

La hán có nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời

Quả la hán có những tác dụng gì?

Quả la hán có xuất xứ từ Trung Quốc, đây là loại quả có rất nhiều tác dụng tốt như chữa sốt, làm dịu cổ họng, long đờm, chữa ho…và rất nhiều các tác dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe.

Theo y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết quả la hán vị ngọt, tính mát, không độc đi vào hai kinh phế và tỳ. Loại quả này có công dụng giúp nhuận phế, lợi hầu, giải khát, nhuận tràng thông tiện. Do đó được sử dụng để trị ho phế nhiệt và đàm hỏa nội kết, viêm hầu họng, đại tiện bí kết (trị đờm, ho gà, huyết táo)… Cụ thể được sử dụng trong viêm long đường hô hấp trên như hầu họng, viêm amidan…, trị viêm phế quản cấp hay mạn hay chứng táo bón kinh niên do ruột khô.

Ngoài ra, lấy quả la hán đem sắc lấy nước uống còn có tác dụng chống ho, trị đờm rất hiệu quả và còn có khả năng làm tăng cường chức năng miễn dịch của các tế bào của cơ thể. Trà la hán còn là thứ giải khát giàu dinh dưỡng, rất thích hợp với người bị nóng trong.

Một số bài thuốc trị bệnh từ quả la hán

Bài thuốc trị viêm họng: Bài thuốc này rất đơn giản, sử dụng quả la hán, thái nhỏ rồi hãm với nước sôi, người bị viêm họng sử dụng nước này thay cho nước uống hằng ngày sẽ giúp giảm đau họng rất tốt.

*

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y Dược học cổ truyền

Bài thuốc trị ho gà từ la hán: ho gà là một bệnh con thường gặp. Với bài thuốc này, cần chuẩn bị 1 quả la hán, 25g hồng khô đem 2 vị thuốc này sắc lấy nước cho người bệnh uống hoặc có thể sử dụng la hán với 40g phổi lợn đã được làm sạch, hầm nhừ rồi cho người bệnh ăn sẽ cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh ho gà.

Xem thêm: Tê Hai Bàn Tay Là Bệnh Gì – Tê Ngón Tay, Bàn Tay Là Do Hội Chứng Ống Cổ Tay

Trị khàn tiếng: Lấy một quả la hán, thái nhỏ từng miếng đem đi sắc lấy nước uống 2 đến 3 lần trong ngày hoặc có thể uống dần mỗi lần một ít. sẽ giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại tiếng.

Chữa bệnh táo bón từ quả la hán: Người mắc bệnh táo bón có thể sử dụng quả la hán để điều trị bằng cách lấy quả la hán sắc nước rồi pha thêm chút mật ong uống trong ngày, bài thuốc Y học cổ truyền này có công dụng trị táo bón cực kỳ hiệu quả.

Bài thuốc hỗ trợ trị bệnh lao: Sử dụng 60g la hán với 100g thịt lợn nạc, đem hầm cùng nhay và sử dụng cùng với bữa ăn hằng ngày. có công dụng bổ phế, hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh lao.

La hán là một loại quả không có tính độc, rất tốt cho sức khỏe của con người. Những bệnh nhân tiểu đường hay béo phì nên sử dụng quả la hán thường xuyên để hỗ trợ việc điều trị bệnh. Các gia đình cũng nên sử dụng nước quả la hán để thanh nhiệt giải khát, đồng thời thải độc cho cơ thể nhằm giúp chúng ta có một sức khỏe dồi dào, và cơ thể dẻo dai. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng được Vị thuốc Đông y này.

Những ai không nên sử dụng quả la hán

Những lợi ích đối với sức khỏe của quả la hán mang lại là không hề phủ nhận, tuy nhiên các giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết loại quả này lại không thích hợp đối với những người có biểu hiện thích ấm, sợ lạnh, da nhợt nhạt, chân tay lạnh, thích uống ấm, đại tiện lỏng loãng, rêu lưỡi trắng…Nếu sử dụng quả la hán rất dễ bị lạnh bụng, đi tiêu lỏng. Những trường hợp bị ho do cảm lạnh cũng tuyệt đối không dùng quả la hán.

Xem thêm: Viện Cấy Chỉ Hải Thượng Lãn Ông, Cấy Chỉ: Đột Phá Trong Chữa Bệnh Xương Khớp

Khi dùng quả la hán cũng cần chú ý đến liều lượng. Trung bình có thể sắc lấy nước uống từ 1 – 2 quả la hán trên một ngày là phù hợp nhất. Việc lạm dụng quá nhiều cũng không mang đến lợi ích thậm chí có thể gây phản tác dụng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *