Chu kỳ kinh nguyệt của bạn không phải là một yếu tố bất di bất dịch. Nó rất dễ bị thay đổi bởi những thói quen thường ngày, nhất là với những gì bạn ăn uống.
Đang xem: Kinh nguyệt không đều nên ăn gì
Tuy nhiên, lựa chọn đúng loại thực phẩm tốt cho sức khỏe sẽ giúp bạn cải thiện các triệu chứng khó chịu do rối loạn kinh nguyệt gây ra.
Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi xin gợi ý một vài loại thực phẩm hữu ích có thể giúp bạn điều hòa chu kỳ của mình.
1. Làm thế nào để biết rằng bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt?
Rối loạn kinh nguyệt thường khá dễ nhận biết thông qua các triệu chứng bất thường trong thời gian “đèn đỏ”. Cụ thể là:
Vòng kinh dài (kinh thưa) > 35 ngàyVòng kinh ngắn (kinh mau) Máu kinh ra quá nhiều (băng kinh) > 80ml/kỳ (trường hợp bạn phải thay băng vệ sinh nhiều lần hơn so với bình thường chứng tỏ máu kinh ra nhiều)Máu kinh ra quá ít Số ngày hành kinh dài (rong kinh) > 7 ngàySố ngày hành kinh ngắn (thiểu kinh) Chảy máu bất thường giữa chu kỳMàu máu kinh thay đổi (đen hoặc hồng, thể lỏng như nước hay có lẫn máu đông)Các triệu chứng khác: đau bụng kinh dữ dội (thống kinh), tụt huyết áp, táo bón, căng thẳng…
2. Rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì, uống gì?
Đu đủ xanh
Ăn đu đủ xanh thường xuyên là một mẹo hay để làm giảm bớt cơn đau bụng kinh và đào thải máu kinh nhanh hơn. Đó là bởi, trong loại trái cây này có chứa nhiều carotene giúp điều chỉnh nồng độ hormone estrogen trong cơ thể. Nó giúp ích cho việc co thắt cơ tử cung để giải phóng máu kinh và các tế bào màng rụng niêm mạc tử cung ra ngoài.
Bạn có thể chế biến đu đủ xanh thành các món nộm, các món canh súp hay nước ép đu đủ cho thực đơn ăn uống hằng ngày. Tuy nhiên, không nên ăn đu đủ xanh vào những ngày có kinh nguyệt bạn nhé.
Dứa
Kinh nguyệt chủ yếu là gồm máu kinh và các tế bào niêm mạc tử cung bị bong ra. Vì thế, việc tiêu thụ những loại thực phẩm giúp làm mềm hoặc bong niêm mạc tử cung nhanh chóng rất tốt cho chu kỳ kinh nguyệt. Và dứa là một trong những loại trái cây hữu ích như vậy.
Dứa có nhiều enzyme bromelain có tác dụng làm bong lớp niêm mạc tử cung. Loại quả này cũng làm tăng khả năng sản xuất các tế bào máu, giúp lưu thông máu tốt hơn trong thời kỳ kinh nguyệt của bạn.
Rau mùi (ngò rí)
Rau mùi là một loại rau gia vị rất phổ biến. Nó được nhiều người sử dụng để trang trí các món ăn thêm phần hấp dẫn. Tuy nhiên, loại rau này có thể trở thành phương thuốc giảm đau tự nhiên rất hữu hiệu trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Rau mùi chứa Emmenagogue có khả năng kích thích lưu lượng máu ở vùng xương chậu và tử cung, giúp cho dòng chảy kinh nguyệt được điều hòa, góp phần giảm những cơn đau do co thắt tử cung gây nên.
Ngải cứu (Ngải diệp)
Ngải cứu là một vị thuốc chữa bệnh quen thuộc trong dân gian. Người ta thường dùng lá ngải cứu tươi hoặc phơi khô để làm thuốc chữa đau bụng, giải cảm, an thai và điều hòa kinh nguyệt.
Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt có thể dùng ngải cứu phơi khô hầm với cá trê để chữa bệnh theo cách sau:
Làm sạch cá trê rồi cho vào nồi cùng với 1 túi vải mỏng có chứa trần bì, ngải cứu, hồng hoa bên trong. Thêm 600ml nước và nêm 2 – 3 thìa bột đậu đen, cho một chút muối. Hầm nhỏ lửa thật lâu, tới khi các vị thuốc trong túi vải nhừ mềm thì bỏ ra. Ăn phần còn lại, chia làm 3 phần ăn trong ngày. Thực hiện đều đặn trong khoảng 15 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Phụ nữ bị rong kinh, ra nhiều máu kinh có thể dùng ngải cứu để chữa bệnh theo cách sau:
Sắc 20g lá ngải cứu khô với 1 bát nhỏ nước khoảng 200ml, sắc tới khi nước trong nồi cạn còn 1/2 thì thêm một chút đường và chắt nước cốt để uống. Chia nước cốt thành 2 phần bằng nhau uống trong ngày. Chị em có thể uống hàng tháng trước khi có kinh 7 – 10 ngày để giúp phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt.
Khổ qua (Mướp đắng)
Khổ qua có vị đắng rất đặc trưng, chính vì thế nên nhiều người sẽ không thích nó. Mặc dù hơi khó ăn nhưng khổ qua lại rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe, nhất là phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt. Nếu bạn chăm chỉ uống 1 ly nước ép mướp đắng mỗi ngày thì kinh nguyệt của bạn sẽ dần điều hòa hơn mà không cần phải dùng thuốc.
Cam
Cam là loại trái cây tuyệt vời dành cho chị em trong những ngày nhạy cảm.
Vitamin D và canxi trong những quả cam sẽ làm giảm bớt cảm giác đau nhức và tâm trạng lo lắng, căng thẳng của họ. Không những vậy, loại trái cây này cũng rất giàu chất xơ – thành phần hỗ trợ rất có ích cho hoạt động của đường ruột.
Hạt thì là
Tương tự như rau mùi, thì hạt cây thì là cũng có chứ rất nhiều Emmenagogue, một hợp chất giúp điều chỉnh vòng kinh đều đặn và giảm đau do co thắt tử cung. Ngoài ra, hạt cây thì là còn có các lợi ích sức khỏe khác như là giảm cân, cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư ruột kết…
Nếu muốn điều hòa kì kinh của mình, thì tất cả những gì bạn cần làm là uống một tách trà hạt thì là vào mỗi buổi sáng.
Cách làm: Ngâm 2 thìa thì là trong 1 ly nước đun sôi để nguội, giữ qua đêm và lọc lấy nước uống vào sáng hôm sau.
Hạt vừng
Hạt vừng có chứa lignans và các axit béo thiết yếu giúp đẩy mạnh quá trình sản xuất hormone để cân bằng chu kỳ kinh nguyệt.
Quế
Không những giúp làm tăng thêm hương vị hấp dẫn cho món ăn, quế còn được sử dụng làm một vị thuốc chữa bệnh. Ăn quế sẽ làm ấm cơ thể từ bên trong và cải thiện tuần hoàn máu. Nó cũng chứa hydroxychalcone giúp điều chỉnh insulin – hormone chịu trách nhiệm phá vỡ đường trong cơ thể. Do đó, quế có thể có tác động tích cực đối với bệnh tiểu đường cũng như kinh nguyệt, giúp cân bằng nội tiết giảm đau trong thời kỳ.
Xem thêm: Đau Bụng Quặn Từng Cơn Kèm Tiêu Chảy: Bệnh Lý Thường Gặp Ở Người Lớn Lẫn Trẻ Nhỏ
Bạn có thể thêm bột quế vào trà hoặc sữa để uống hoặc dùng làm gia vị cho các món ăn thích hợp. Chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được cơn đau giảm bớt phần nào sau khi sử dụng loại đồ uống này.
Giấm táo
Lượng Insulin trong máu tăng giảm đột ngột là một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt. Do đó, những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thường hay có kinh nguyệt không đều.
Vì thế, nếu bạn uống 2 muỗng giấm táo với 1 ly nước mỗi ngày trước bữa ăn sẽ giúp điều chỉnh lượng đường trong máu để cải thiện kinh nguyệt đều đặn hơn.
Cà rốt
Cà rốt giàu hàm lượng sắt, đây là loại thực phẩm cần thiết để bổ sung với những ai bị chảy máu quá nhiều trong những ngày “đèn đỏ”. Một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để thoát khỏi thời kỳ bất thường là đưa cà rốt vào chế độ ăn uống của bạn. Bạn luôn có thể chế biến cà rốt thành các món salad, món canh hoặc nước ép detox…
Gừng
Gừng là vị thuốc dân gian số 1, nó có thể giúp bạn cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nó cũng có thể giúp bạn thoát khỏi chứng cảm cúm hay giải rượu.
Nếu như bạn thấy mệt mỏi với chứng đau bụng kinh mỗi khi ngày đèn đỏ tới, thì bạn nên thử uống 1 ít trà gừng trước và trong những ngày có kinh nguyệt. Gừng giúp cho máu kinh đào thải tốt hơn, hạn chế máu ứ, cục máu đông, do đó nó rất hữu ích cho những ai bị thiểu kinh, trễ kinh.
Đậu nành
Đậu nành là thực phẩm hàng đầu giúp bổ sung nội tiết tố cho phụ nữ. Đậu nành rất giàu phytoestrogen – một loại estrogen tự nhiên từ thực vật có tác dụng tương tự như hormone estrogen trong cơ thể nữ giới. Vì thế nó có thể tương tác với các thụ thể trong cơ thể giúp chống chọi lại với những giai đoạn thay đổi bất thường của hormone estrogen, kiểm soát các vấn đề rối loạn kinh nguyệt như kinh nguyệt ít, rong kinh.
Sữa chua
Một trong những triệu chứng tiền kinh nguyệt đáng nói nhất đó chính là tình trạng tiêu chảy. Rất nhiều chị em nói rằng, họ hay bị đi ngoài vào thời gian này mặc dù không ăn uống đồ lạ.
Thực ra triệu chứng này xuất hiện là do nội tiết tố tăng cao kích thích cơ thể sản xuất prostaglandine, làm chít hẹp cổ tử cung dẫn tới những cơn co thắt và đau bụng đi ngoài. Không chỉ vậy, prostaglandine cũng là nguyên nhân gây ra đầy hơi, chướng bụng và táo bón trong chu kỳ kinh nguyệt.
Sữa chua chính là giải pháp tuyệt vời cho những vấn đề nêu trên. Đó là bởi sữa chua cung cấp hàng tỷ lợi khuẩn probiotics giúp cải thiện chức năng đường tiêu hóa, nhu động ruột hoạt động trơn tru hơn, nâng cao hệ miễn dịch và cải thiện các triệu chứng khó chịu.
Chocolate đen
Rối loạn kinh nguyệt có thể ảnh hưởng tới tâm trạng của phụ nữ. Họ dễ căng thẳng, stress và cáu gắt. Chocolate đen là một món ăn vặt tuyệt vời giúp giải tỏa những cảm xúc tiêu cực này. Đó là vì flavonoid trong chocolate đen có thể kích thích não bộ sản xuất serotonin – một loại hormone hạnh phúc giúp cải thiện tâm trạng của chúng ta.
3. Rối loạn kinh nguyệt không nên ăn gì?
Một số loại thực phẩm có thể làm trầm trọng hơn tình trạng rối loạn kinh nguyệt của phụ nữ. Vì vậy, cần phải kiêng hoặc hạn chế tiêu thụ những loại thức ăn này.
Sau đây là những loại đồ ăn, thức uống được liệt vào “danh sách đen” cần phải tránh nếu không muốn có một chu kỳ kinh nguyệt tồi tệ.
Món ăn dễ gây lạnh bụng
Những thức ăn để nguội lạnh, trữ đông lạnh dễ khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn. Nó có thể làm tăng cảm giác đau bụng của bạn vào những ngày này. Vì vậy, tốt nhất là nên ăn chín uống sôi, không ăn những món để lạnh, mất vệ sinh.
Những đồ ăn cay nóng
Bạn nên tránh ăn những món cay nóng trong những ngày đèn đỏ, vì nó có thể khiến bạn trải qua cảm giác mệt mỏi và đau bụng dữ dội hơn.
Đồ nướng, chiên xào
Đồ ăn chiên, rán nhiều dầu mỡ sẽ chỉ làm cho tình trạng chướng bụng, đầy hơi thêm tồi tệ. Hơn nữa, nó còn là nguyên nhân gây tích nước ở bụng dưới khiến các chị em khó chịu và bị rong kinh.
Rượu bia
Uống nhiều rượu bia có thể cản trở các quá trình sinh lý liên quan đến kinh nguyệt, khiến chu kì kinh nguyệt trở nên thất thường.
Cà phê, thuốc lá, nước ngọt có gas
Đây là những chất kích sẽ ảnh hưởng tới sự điều chỉnh hormone trong cơ thể. Uống nhiều cà phê có thể làm gia tăng cảm giác bồn chồn, lo lắng, căng thẳng trong chu kỳ kinh nguyệt.
Xem thêm: Nhiệt Độ Trong Phòng Cho Trẻ Sơ Sinh, Hướng Dẫn Dùng Điều Hòa Cho Trẻ Sơ Sinh
Lời khuyên:
Ngoài việc quan tâm đến chế độ ăn uống hằng ngày, các chị em nên vận động thể dục thể thao thường xuyên và giảm bớt gánh nặng công việc để tâm lý thoải mái, tránh stress để chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn.