Hiện tượng không rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt xảy ra khá phổ biến ở các bé gái vị thành niên, phụ nữ tiền mãn kinh hay những người có bệnh lý. Nguyên nhân có thể là do bất thường về nội tiết, buồng trứng hay do tổn thương thực thể tại vùng hạ đồi-tuyến yên.
Đang xem: Kinh nguyệt đều nhưng không rụng trứng
Rụng trứng là hiện tượng xảy ra bình thường ở cơ thể người phụ nữ. Hiện tượng rụng trứng thường xảy ra vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, tức là khoảng ngày 14 của chu kỳ kinh.
Phụ nữ từ 13 – 14 tuổi trở lên, buồng trứng phát triển hoàn thiện và bắt đầu rụng trứng, thông thường mỗi tháng ở buồng trứng có 1 trứng chín rụng. Một vòng kinh không có sự rụng trứng còn được gọi là một vòng kinh không phóng noãn. Ở chu kỳ kinh này, buồng trứng không có nang noãn chín nên không diễn ra hiện tượng phóng noãn như bình thường. Tình trạng vòng kinh không phóng noãn khá ít gặp ở phụ nữ khỏe mạnh, nó thường xảy ra ở phụ nữ tiền mãn kinh, các bé gái vị thành niên, phụ nữ sau sảy thai, sinh con hoặc các đối tượng có các bệnh lý bất thường.
Bình thường vùng hạ đồi sẽ tiết ra Gn-RH, kích thích tuyến yên tiết ra LH, FSH. LH và FSH sẽ kích thích nang noãn chín và phóng noãn, từ đó tạo nên hiện tượng hành kinh. NHưng do một số nguyên nhân, khiến cho qua trình trên bị ảnh hưởng dẫn tới chu kỳ kinh không rụng trứng. Một số nguyên nhân thường gặp gồm:
Do vùng dưới đồi-tuyến yên tiết không đủ hormon kích thích đối với buồng trứng (thường gặp ở lứa tuổi vị thành niên).Do buồng trứng giảm nhạy cảm đối với các hormon từ vùng dưới đồi-tuyến yên tiết ra (thường xảy ra ở phụ nữ tiền mãn kinh).Do bệnh lý hoặc tổn thương thực thể như tổn thương tại vùng dưới đồi-tuyến yên làm suy chức năng bài tiết hormon, bệnh buồng trứng đa nang.Do dùng thuốc: Các loại thuốc tránh thai hiện nay có tác dụng ức chế hiện tượng phóng noãn, gây mất kinh.
Xem thêm: Dấu Hiệu Bé Bị Dị Ứng Hải Sản Phải Làm Sao Có Người Bị Dị Ứng Hải Sản?
Để xác định chính xác một vòng kinh có rụng trứng hay không cần làm các xét nghiệm đặc hiệu. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tự nhận biết một chu kỳ kinh không rụng trứng dựa vào một số đặc điểm sau:
Chu kỳ của vòng kinh không phóng noãn thường ngắn ngày hơn các chu kỳ kinh nguyệt bình thường, khoảng 23-25 ngày. Hiện tượng này là do không có sự phóng noãn nên cũng không có sự tạo thành và hoạt động của hoàng thể, vì vậy nên về mặt nội tiết, chu kỳ kinh sẽ bị rút ngắn giai đoạn sau.
Chu kỳ của vòng kinh không phóng noãn thường ngắn ngày hơn các chu kỳ kinh nguyệt bình thường, khoảng 23-25 ngày
Thân nhiệt người phụ nữ có vòng kinh không phóng noãn cũng có chút khác biệt. Bình thường, vào vài ngày trước khi hành kinh, thân nhiệt của người phụ nữ tăng lên. Hiện tượng tăng thân nhiệt vào nửa cuối chu kỳ kinh do tác dụng của các hormon hoàng thể tiết ra. Tuy nhiên, nếu cẩn thận theo dõi nhiệt độ đều đặn sẽ thấy ở các chu kỳ không rụng trứng thì nhiệt độ cơ thể sẽ không tăng lên.
Xem thêm: Bị Bong Gân Cổ Chân Bao Lâu Thì Khỏi ? Làm Thế Nào Khi Bị Bong Gân Cổ Chân
Hiện tại namlimquangnam.net có Gói khám sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản, giúp phát hiện bệnh cả khi chưa có triệu chứng và điều trị các vấn đề về thống kinh, rối loạn kinh nguyệt theo phác đồ phù hợp nhất với tình trạng bệnh, nhằm mang lại kết quả tốt nhất cho sức khỏe của bệnh nhân.