Khó thở, buồn nôn không phải là bệnh, nó là dấu hiệu thể hiện cho một bất thường nào đó liên quan đến sức khỏe. Điều đáng nói là bản thân chúng ta khó có thể tự biết được vì sao mình bị như vậy và nó có phải là hiện tượng nguy hiểm cần được điều trị hay không.

Đang xem: Khó thở buồn nôn khi mang thai

1. Hiện tượng khó thở, buồn nôn, liệu có liên quan đến bệnh lý nào không?

Hiện tượng khó thở, buồn nôn có liên quan đến rất nhiều bệnh lý, trong đó, phổ biến nhất gồm:

*

Lo lắng, căng thẳng trong thời gian dài tạo áp lực tâm lý khiến cho nhiều người bị khó thở, buồn nôn

– Thiếu máu

Thiếu máu khiến cho tim không bơm đủ máu để đi nuôi cơ thể nên dẫn đến tức ngực. Trong trường hợp này, nghỉ ngơi một lát sẽ giúp cơn đau tức ngực giảm xuống và nhịp tim được điều hòa trở lại.

– Tắc nghẽn mạch máu

Người bị các vấn đề về đường huyết sẽ bị tắc nghẽn mạch máu và gây nên các triệu chứng: rối loạn nhịp tim, đánh trống ngực, mệt mỏi, khó thở, buồn nôn,…

– Bệnh tim mạch

+ Nhồi máu cơ tim: do mạch máu nuôi tim bị tắc nghẽn đột ngột, cơ tim không được cung cấp máu nên bị hoại tử sinh ra tình trạng buồn nôn, khó thở, đau tức ngực dữ dội.

+ Viêm cơ tim: bệnh khiến cho tế bào cơ tim bị viêm và cơ tim bị hoạt tử nên người bệnh sẽ gặp các triệu chứng: đau ngực kéo dài, khó thở ở nhiều mức độ,…

+ Động mạch vành: khi các nhánh của động mạch vành bị hẹp hoặc có mảng bám tích tụ bên trong sẽ khiến cho sự lưu thông máu qua động mạch gặp nhiều khó khăn. Hệ lụy sinh ra từ đâu là cơ tim có đủ lượng máu và oxy cần thiết nên bị nhồi máu, đau thắt ngực, buồn nôn, khó thở,…

– Bệnh phổi và các vấn đề hô hấp

+ Tắc đường hô hấp: khi có dị vật rơi vào đường hô hấp sẽ gây tắc và khiến bệnh nhân ho mạnh, khó thở, tím tái mặt mày. Trong trường hợp này cần phải đẩy dị vật ra bên ngoài để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

+ Viêm phổi: bệnh khiến cho tổ chức phổi bị tổn thương nên sinh ra các cơn khó thở, mệt mỏi, buồn nôn,…

*

Người bị viêm phế quản cũng thường gặp triệu chứng khó thở

+ Viêm phế quản: đây là chứng viêm lớp niêm mạc ống phế quản chủ yếu do nhiễm trùng mà ra. Triệu chứng ở người bệnh thường là ho có đờm đặc, khó thở, buồn nôn, tức ngực.

+ Viêm phế quản co thắt: do đường ống dẫn khí từ khí quản vào phổi và các cơ phế quản bị viêm, lòng phế quản bị thu hẹp nên sinh ra hiện tượng phù nề gây bó hẹp, co thắt đường thở. Bởi vậy ở trường hợp này bệnh nhân dễ bị buồn nôn, tức ngực, khó thở.

– Tiêu hóa và bài tiết

+ Bệnh sỏi mật: sự hình thành sỏi ở đường mật hoặc túi mật sẽ khiến người bệnh bị đau ở thượng vị, vùng bụng, khó thở, buồn nôn, tức ngực. Cơn đau thường mạnh nhất về đêm hoặc sau khi ăn.

+ Trào ngược acid dạ dày – thực quản: triệu chứng dễ gặp ở người bị bệnh này đó là buồn nôn, khó thở, ợ hơi,…

+ Ngộ độc thực phẩm: các triệu chứng cấp tính như khó thở, buồn nôn, tức ngực,… thường xuất hiện sau khi bị ngộ độc thực phẩm từ vài phút đến vài giờ hoặc vài ngày. Ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, suy kiệt về thể chất và tinh thần. Ở mức độ nặng, bệnh có thể gây tử vong.

2. Cẩn trọng với tình trạng khó thở buồn nôn khi mang thai

2.1. Vì sao khi mang thai nhiều người bị khó thở, buồn nôn?

Khó thở, buồn nôn là hiện tượng thường xảy ra với nhiều thai phụ, ở những thời điểm khác nhau do:

– Sự thay đổi hormone

Thời kỳ đầu thai nghén, do hormone progesterone hoạt động mạnh nên nhiều thai phụ sẽ bị khó thở. Mặc dù nó không nguy hiểm nhưng sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu.

– Sự lớn dần của tử cung

Càng về sau thai nhi càng phát triển kéo theo đó là sự lớn dần của tử cung nên khiến cho cơ hoành bị chèn ép. Do cơ hoành có sự gắn kết mật thiết với phổi nên khi nó bị chèn ép, tất nhiên phổi cũng sẽ bị chèn ép theo từ đó sinh ra tình trạng khó thở, buồn nôn ở nhiều mẹ bầu. Trong trường hợp nặng hơn, do không khí không kịp vào phổi sinh ra thiếu oxy, thậm chí nhiều mẹ bầu còn bị ngất xỉu.

Xem thêm: Bệnh Lý Đau Mỏi Vai Gáy Tê Bì Chân Tay Là Gì ? Nguyên Nhân & Cách Chữa

*

Sự lớn dần của tử cung ở những tháng cuối thai kỳ cũng khiến cho nhiều mẹ bầu bị khó thở, buồn nôn

– Thiếu máu

Trong suốt thai kỳ, cơ thể thai phụ cần lượng máu rất lớn để nuôi mẹ và bé. Vì thế, khi nguồn cung cấp không đủ sẽ dẫn đến tình trạng chóng mặt, buồn nôn, khó thở,… ở mẹ bầu.

2.2. Trường hợp cần lưu ý

Hầu hết các trường hợp khó thở, buồn nôn ở thai phụ không nguy hiểm nhưng nếu tình trạng này đi kèm các triệu chứng sau, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, mẹ bầu cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ:

– Ho có đờm màu xanh, vàng; sốt; tức ngực.

– Chân sưng, da chân chuyển sang màu đỏ.

– Có tiền sử huyết áp thấp.

– Mắc bệnh cao huyết áp, hen suyễn.

Để hạn chế tình trạng khó thở, buồn nôn trong thai kỳ mẹ bầu nên:

– Mặc quần áo rộng rãi, không có mùi khó chịu.

– Không hoạt động mạnh hay làm việc nặng tăng áp lực cho cơ thể.

– Kê cao gối trên đầu, lót thêm một chiếc gối nhỏ chèn thân trên để tránh tình trạng thai nhi tạo áp lực chèn lên phổi.

– Kê cao chân giúp máu được lưu thông tốt hơn.

– Chọn các bài yoga nhẹ cho bà bầu.

– Nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái và vui vẻ.

– Khi ngồi, chú ý giữ lưng thẳng, vai hơi đẩy về phía trước để cơ hoành giảm được áp lực nhờ đó mà không khí đi vào phổi được nhiều hơn.

Trên đây là những chia sẻ về hiện tượng khó thở, buồn nôn thường gặp ở nhiều người. Không phải ai cũng biết lý do khiến mình gặp phải tình trạng này, vì thế, khi chưa thể chắc chắn được vì sao mình bị như vậy, đừng chủ quan, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để có được chẩn đoán chính xác.

Xem thêm: Bé Bị Suy Dinh Dưỡng Phải Làm Sao, Bé Bị Suy Dinh Dưỡng, Mẹ Phải Làm Sao

Nếu đang bị khó thở, buồn nôn mà chưa biết căn nguyên do đâu, bạn có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa namlimquangnam.net hoặc liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, bằng kiến thức chuyên môn vững vàng của mình, chuyên viên y tế của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra lời giải đáp chính xác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *