Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS.BS Huỳnh Thoại Loan – Trưởng khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net Central Park. Bác là một trong những chuyên gia hàng đầu về Nhi – Sơ sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh với gần 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh về nội tiết nhi, thận nhi khoa và các vấn đề Nhi – Sơ sinh khác.
Đang xem: Làm Gì Và Không Nên Làm Gì Khi Trẻ Bị Sốt
Sốt là phản ứng bình thường của cơ thể để chống lại các tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, vi rút. Tuy nhiên, khi trẻ bị sốt, cha mẹ sẽ không khỏi lo lắng và băn khoăn tìm mọi cách tốt nhất để hạ sốt và chăm sóc cho trẻ.
Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để tỏa bớt thân nhiệtĐể trẻ nằm ở nơi thoáng mát, rộng rãi, sạch sẽLau người cho trẻ bằng khăn ấm. Dùng 5 khăn mềm nhúng vào nước ấm vắt ráo và đặt vào vị trí: trán, hai nách, hai bên bẹn của trẻ. Nước ấm bốc hơi sẽ làm mát thân nhiệt của trẻNếu thuốc hạ sốt không có tác dụng hoặc trẻ có những dấu hiệu bất thường thì nên đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra.
Sốt là phản ứng có lợi của cơ thể nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Lạm dụng quá nhiều thuốc hạ sốt sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vì thế cha mẹ chỉ cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên.
Thuốc hạ sốt thường dùng cho trẻ là paracetamol dạng gói hoặc siro. Thuốc có hiệu quả sau khoảng 30 phút sử dụng và có tác dụng kéo dài khoảng 4 – 6 giờ, ít gây tác dụng phụ.
Cho trẻ dùng thuốc với liều lượng tương ứng với cân nặng của trẻ. Có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 4 giờ.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi cho trẻ dùng thuốc.
Ngoài ra, không nên phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cùng một lúc. Điều này không những không làm tăng thêm tác dụng mà còn có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến cơ thể trẻ.
Nhiều cha mẹ khi thấy con bị sốt thường chỉ cho con ở trong nhà, không cho ra ngoài. Nếu trẻ sốt nhẹ và vẫn ăn uống, vui chơi bình thường thì cha mẹ không nên quá khắt khe, giữ trẻ ở trong nhà mãi. Có thể cho trẻ ra ngoài chơi trong những lúc thời tiết mát mẻ, thuận lợi.
Xem thêm: Cách Đây 20 Năm Bà Là Tiên, Chuyện Cổ Tích 20 Năm Về Trái Tim Cô Tim
Trường hợp trẻ sốt cao thì nên cho trẻ nằm nghỉ trong nhà, đôi lúc có thể ra sân vận động trong thời gian ngắn.
Trẻ sốt cao thường rất dễ bị mất nước và muối, cũng như năng lượng và các loại vitamin tan trong nước. Cha mẹ nên tích cực bù nước cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước ép trái cây giàu vitamin C và vitamin nhóm B. Với trẻ nhỏ vẫn đang bú mẹ thì nên tăng lượng bú và cữ bú.
Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, cháo loãng hoặc các món canh để cung cấp thêm nước cho cơ thể. Nếu thấy trẻ đi tiểu màu vàng nhạt, đi tiểu 4 giờ/lần có nghĩa là trẻ đã được bù đủ lượng nước cần thiết.
Trường hợp trẻ sốt nhưng vẫn tỉnh táo, được bổ sung đủ nước qua chế độ ăn uống thì không cần truyền dịch.
Trường hợp trẻ bị mất nước nặng, trẻ bỏ ăn uống trong thời gian dài thì mới cần truyền dịch và chỉ nên thực hiện trong bệnh viện hoặc các cơ sở y tế đảm bảo.
Trẻ sốt cao có thể dẫn đến co giật, đặc biệt là trẻ từ 6 – 18 tháng. Cơn co giật xảy ra dưới 5 phút, sau đó trẻ thường tỉnh táo. Tuy nhiên, sốt cao co giật có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: ngạt thở, thiếu oxy lên não khiến não bị tổn thương…
Khi thấy trẻ bị sốt cao co giật, cha mẹ cần lưu ý:
Đặt trẻ nằm nghiêng để đờm, nhớt dãi chảy ra ngoài, không làm tắc đường thởNếu trẻ có nhiều đờm dãi phải tiến hành hút raCởi bỏ quần áo của trẻ để hạ thân nhiệtDùng khăn ấm lau người trẻ để trẻ nhanh hạ sốtSau khi sơ cứu cho trẻ bị sốt cao co giật, cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra
Khi trẻ bị sốt cần đưa ngay đến bệnh viện kiểm tra nếu:
Trẻ dưới 3 tháng tuổiTrẻ sốt cao trên 39,5 độ CTrẻ sốt cao kèm biểu hiện quấy khóc không dỗ đượcTrẻ sốt cao kèm biểu hiện vật vã hoặc li bì, khó đánh thứcTrẻ sốt cao kèm biểu hiện cứng cổ, đau khi chạm vào gáy, đầuTrẻ sốt cao kèm phát banTrẻ sốt cao kèm khó thởTrẻ sốt cao bỏ ăn uống lâu ngàyTrẻ sốt cao kèm nôn trớ mọi thứTrẻ sốt cao kèm đi tiểu ra máuTrẻ sốt cao co giật…Trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng không có hiệu quảTrẻ sốt cao tái đi tái lại nhiều lầnTrẻ sốt cao quá 3 ngày không đỡ
Khi chăm sóc trẻ bị sốt, cha mẹ nên tránh những điều sau đây:
Không ủ ấm cho trẻ, không cho trẻ mặc quá nhiều quần áo bởi điều này có thể khiến nhiệt độ cơ thể trẻ càng tăng cao. Kể cả khi trẻ sốt run lạnh cũng chỉ nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, có thể đắp một chiếc chăn mỏng.Không cho trẻ ở phòng quá kín, bức bíKhông dùng khăn lạnh, nước đá, cồn, rượu để lau người trẻKhông nên quá lạm dụng thuốc hạ sốt. Chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết. Nên để cơ thể trẻ hình thành cơ chế phòng vệ, tự “đối mặt” với các tác nhân gây bệnh.Không được chủ quan khi trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốtKhi trẻ bị sốt cao co giật, không dùng vật cứng để cậy miệng trẻ hoặc dùng sức ghì bé lại. Nên thực hiện các bước hướng dẫn đã nêu trênKhông tự ý áp dụng các bài thuốc dân gian hay cho trẻ sử dụng thuốc bừa bãiKhông dùng aspirin hạ sốt cho trẻ vì có thể khiến não của trẻ bị tổn thương
Khi trẻ có biểu hiện sốt cao, sốt lâu ngày không khỏi, cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị kịp thời. Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế namlimquangnam.net, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:
Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm – tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, namlimquangnam.net cung cấp chuỗi các dịch vụ khám – chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,… theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thànhKỹ thuật chuyên sâu: namlimquangnam.net đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh – sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
Xem thêm: Tam Thất Mật Ong Cách Sử Dụng Tam Thất Mật Ong Tăng Cân Hiệu Quả
Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, namlimquangnam.net còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.
Chủ đề: Viêm phổi Viêm tai giữa Sốt vi khuẩn Hạ sốt đo nhiệt độ Sức khỏe của trẻ Trẻ sơ sinh nhi khoa