Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Tạ Quốc Bản – Khoa Sản Phụ Khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net Đà Nẵng.

Đang xem: Khám thai lần đầu vào lúc nào và cần khám những gì?

Việc chăm sóc tốt sức khỏe khi mang thai sẽ giúp cho bé có một khởi đầu khỏe mạnh khi chào đời. Chính vì vậy, thời gian khám thai lần đầu rất quan trọng đối với người mẹ cũng như thai nhi.

Hiện nay, việc khám thai trở nên đơn giản và phổ biến hơn nhờ vào sự phát triển của y học hiện đại. Tuy nhiên, điều quan trọng là không phải mẹ bầu nào cũng xác định được thời gian khám thai lần đầu cho hợp lý.

Trong hai tuần đầu sau khi thụ thai thành công, trứng sẽ ở lại trong vòi tử cung khoảng 48 giờ và thực hiện các hoạt động phân bào. Sau khoảng từ 2 đến 3 ngày tiếp theo hợp tử sẽ di chuyển vào tử cung và làm tổ ở đó. Khi đã nhận biết mình có thai, mẹ nên đến khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa sản. Mỗi lần khám thai tương ứng với mỗi tuổi thai đều có mục đích chuyên biệt khác nhau. Ví dụ như siêu âm thai lần đầu sẽ là xác định xem mẹ có thai thực sự hay không, đơn thai hay đa thai, thai trong hay thai ngoài tử cung và mẹ có kèm theo các vấn đề gì khác hay không…

Kết quả siêu âm ổ bụng có thể cho biết điều gì?
Mỗi lần khám thai tương ứng với mỗi tuổi thai đều có mục đích chuyên biệt khác nhau

2. Trong lần khám thai đầu tiên sẽ gồm những gì?

Khám thai lần đầu tiên là bước đầu quan trọng nhất trong suốt quá trình mang thai. Thông thường, bác sĩ sẽ kiểm tra chi tiết tiền sử sức khỏe của người mẹ, kiểm tra tình hình sức khỏe hiện tại và làm các xét nghiệm cần thiết.

Quá trình khám thai lần đầu bao gồm 5 trình tự căn bản không thể thiếu:

2.1. Hỏi – đáp tiền sử bệnh và sức khỏe của mẹ

Nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất cho quá trình khám thai lần đầu cũng như ở những lần khám thai tiếp theo, mẹ cần phải cung cấp thật chi tiết về tiền sử bệnh cũng như sức khỏe của mình để giúp bác sĩ nắm rõ. Với bước này, mẹ bầu cần chuẩn bị trả lời câu hỏi cho về các vấn đề sau:

Tiền sử đau ốm của mẹBệnh mãn tính mà mẹ mắc phải (nếu có)Các loại thuốc mẹ thường sử dụngMẹ đã từng phẫu thuật chưa, nếu rồi thì vào thời gian nào?Có tiền sử bị dị ứng hay không?Có gặp vấn đề về sinh sản hay bị bệnh di truyền của gia đình không?Thói quen ăn uống, chế độ dinh dưỡng trước đây và hiện tại của mẹ như thế nào?Mẹ có sử dụng chất gây nghiện hoặc chất kích thích như thuốc lá, bia rượu… hay không?Tiền sử mang thai những lần trước đó (nếu có).

Những thông tin này sẽ giúp bác sĩ đánh giá cũng như dự đoán về các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến quá trình mang thai của mẹ. Vì thế, mẹ cần mang theo sổ khám bệnh cũng như chuẩn bị câu trả lời trước khi đi khám thai lần đầu tiên.

2.2. Hỏi về lần mang thai

Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra chung để xác nhận tình trạng mang thai của mẹ thông qua các câu hỏi như: Lần cuối có kinh nguyệt là khi nào? Các biểu hiện mang thai của mẹ là gì?…

Xem thêm: Uống Nước Lá Mơ Có Tác Dụng Gì ? 4 Công Dụng Tuyệt Vời Ít Ai Biết

Khám phụ khoa là làm những gì
Mẹ cần phải cung cấp thật chi tiết về tiền sử bệnh cũng như sức khỏe của mình để giúp bác sĩ nắm rõ

2.3. Khám chi tiết về tình trạng sức khỏe hiện tại

Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra tình hình sức khỏe của mẹ bầu, cụ thể là:

Kiểm tra hệ tim mạch, hô hấp, bầu ngực và khoang bụng.Đo huyết áp, dùng làm cơ sở để so sánh với những lần khám thai về sau.Kiểm tra cân nặng, chiều cao.Một số trường hợp, mẹ sẽ được kiểm tra kỹ hơn về cơ quan sinh sản và vùng xương chậu.

2.4. Thực hiện một số xét nghiệm cần thiết

Tùy vào từng cơ sở y tế mà mẹ có thể phải thực hiện các xét nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, các xét nghiệm căn bản của một mẹ bầu trong khám thai lần đầu bao giờ cũng gồm một hoặc nhiều xét nghiệm sau:

Xét nghiệm nhóm máu và mức độ thiếu máu của mẹ, xét nghiệm beta HCGSiêu âmXét nghiệm nước tiểuNhững mẹ bầu có nguy cơ bị tiểu đường hoặc đang mắc phải căn bệnh này sẽ phải xét nghiệm thêm về tiểu đường

2.5. Bác sĩ giải đáp thắc mắc của mẹ bầu

Nếu mẹ bầu còn có thêm những thắc mắc cần được tư vấn thì cũng có thể trao đổi với bác sĩ trong lần khám thai đầu tiên. Do đó, mẹ hãy ghi lại các câu hỏi, hiện tượng hay những băn khoăn trong quá trình mang thai để được chính bác sĩ của mình giải đáp. Điều này sẽ giúp mẹ có thể yên tâm và không bị căng thẳng hay lo lắng trong suốt chín tháng thai kỳ.

3. Những lưu ý cần nhớ khi đi khám thai lần đầu

Ngoài việc chú ý đến thời gian, mẹ bầu cũng cần lưu ý đến một số điều sau đây khi đi khám thai lần đầu:

Cần lựa chọn bác sĩ hoặc những cơ sở y tế uy tín để các bước khám thai lần đầu diễn ra đúng quy trình, an toàn và đạt hiệu quả cao.Nên chuẩn bị trước những thắc mắc của bản thân bằng cách liệt kê ra giấy hoặc ghi chú lại để được giải đáp tốt nhất từ bác sĩ.Lưu ý giữ lại kết quả khám thai lần đầu tiên để làm cơ sở chẩn đoán và theo dõi cho những lần khám thai sau.Trong lần khám thai khám đầu tiên, bác sĩ sẽ lập kế hoạch khám thai định kỳ cho mẹ, tư vấn chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân, thể dục thể thao và sinh hoạt vợ chồng, cũng như kê các loại thuốc, vitamin cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Khi đã xác định có thai thì trong 3 tháng đầu, thai phụ nên chăm sóc sức khỏe kỹ lưỡng bởi đây là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Để mẹ và bé được khỏe mạnh, mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp, tốt cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu rất dễ sảy thai, những thai phụ có tiền sử sảy thai, sinh non cần hết sức thận trọng trong giai đoạn này. Ngoài ra, 3 tháng đầu còn là thời điểm thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh cho bé chính xác nhất, sớm phát hiện dị tật bẩm sinh như bệnh Down. Vì vậy, lựa chọn địa chỉ chăm sóc thai sản và siêu âm thai hết sức quan trọng. Hiệu quả của phương pháp siêu âm chẩn đoán dị tật thai nhi phụ thuộc rất nhiều vào trình độ bác sĩ, trang thiết bị hiện đại.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net là cơ sở y tế chất lượng cao được khách hàng đánh giá cao về chất lượng khám và điều trị cũng như dịch vụ chuyên nghiệp. namlimquangnam.net có hệ thống trang thiết bị hiện đại nhất, với các dòng máy siêu âm tiên tiến nhất trên thế giới cùng đội ngũ bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm trong chẩn đoán và can thiệp trước sinh giúp theo dõi sản khoa tốt và phát hiện sớm các dị tật thai nhi.

Thạc sĩ. Bác sĩ Tạ Quốc Bản nguyên là Giảng viên Bộ môn Phụ sản Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên, Bác sĩ sản phụ khoa Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên, Phó trưởng khoa sản Bệnh viện Trường Đại học Y Khoa. Bác sĩ có đầy đủ các chứng chỉ thực hành trong lĩnh vực sản phụ khoa như: Siêu âm, phẫu thuật nội soi, soi và đốt điện cổ tử cung, thụ tinh nhân tạo (IUI)…

Xem thêm: Chế Độ Ăn Giúp Tăng Chiều Cao Trong 7 Ngày Hiệu Quả Nhất, Những Thói Quen Sinh Hoạt Và Chế Độ Ăn Uống

Có kinh nghiệm và thế mạnh trong các lĩnh vực:

Siêu âm sản phụ khoaPhẫu thuật nội soi trong phụ khoaTư vấn tiền sảnKhám và tư vấn các bệnh lý phụ khoaKhám và tư vấn hiếm muộn, thực hiện kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung,Khám sàng lọc trước tiêm chủng và xử trí phản ứng sau tiêm chủng…

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY. Ngoài ra, Quý khách có thể Đăng ký tư vấn từ xa TẠI ĐÂY

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *