Mẹ đã thêm bài viết thành công
Bài viết của mẹ đã được đưa vào mục bài viết yêu thích. Mẹ có thể xem lại trong mục Hugges của tôi.
Khi nào mẹ nên đi khám thai lần đầu?
Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được? Lời khuyên của Bác sĩ chuyên sản khoa, ngay sau khi trễ kinh được 2 tuần (tính từ ngày đầu tiên có kinh) và dùng que thử thai, kết quả có 2 vạch đỏ. Thì người mẹ nên đi khám thai lần đầu ngay.
Đang xem: Khám thai lần đầu tiên khi nào
Tham khảo: Dấu hiệu mang thai tuần đầu
Việc khám thai lần đầu mang ý nghĩa rất quan trọng. Bác sĩ xác nhận người mẹ chính thức mang “mầm sống “ trong bụng của mình, và được gọi cái tên rất là hay: bà bầu.
Khi khám thai lần đầu, bà bầu sẽ được bác sĩ chuyên khoa hỏi bệnh và thăm khám: hỏi về tiền căn bà bầu từ trước đến giờ có bị bệnh lý về nội khoa, ngoại khoa và sản khoa, cơ địa có bị dị ứng khi uống thuốc, tiêm thuốc hoặc ăn thức ăn gì hay không. Bà bầu được khám tổng quát bao gồm tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, cơ xương khớp, thần kinh. Đặc biệt là khám cơ quan sinh sản.
Tham khảo: Những điều cần biết khi mang thai
Khi nào mẹ nên siêu âm thai nhi lần đầu?
Sau khi được bác sĩ khám, bà bầu được chỉ định siêu âm thai để đánh giá thai nằm đúng vị trí hay không, đánh giá tử cung và phần phụ, có thể siêu âm qua thành bụng hay qua đầu dò âm đạo, trên hình ảnh siêu âm thai, bác sĩ sẽ thấy được hình ảnh túi thai trong buồng tử cung, có hình ovan, đo được đường kính túi thai ta gọi là GS chữ viết tắt : Gestational Sac khoảng: 10 – 12 mm, tương đương có tuổi thai khoảng 4 – 5 tuần, bên trong hình ảnh túi thai ta thấy được yolksac (+), đây là hình ảnh cúc phôi trong giai đoạn hình thành phôi thai. Điều này minh chứng cho rằng túi thai đã nằm hoàn toàn trong buồng tử cung và đang phát triển thành thai nhi.
Xem thêm: Khoa Học Và Đời Sống Mỗi Ngày, Bí Quyết Chăm Sóc Sức Khỏe, Báo Sức Khỏe Đời Sống
Tham khảo: Bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung
Việc khám thai lần đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng đối với các cặp vợ chồng, đặc biệt các cặp vợ chồng mang thai bé đầu tiên .Qua siêu âm thai, Bác sĩ đánh giá được tình trạng sức khỏe tổng quát của mẹ, xác định người mẹ có thai và chính thức có túi thai nằm trong buồng tử cung của người mẹ, phân biệt được thai có nằm ngoài tử cung không qua việc siêu âm thai bằng đầu dò âm đạo. Đồng thời cũng đánh giá được tình trạng thai qua việc quan sát túi thai phát triển tốt hay chưa tốt, biểu hiện vòng sáng xung quanh túi thai, có hiện tượng bóc tách túi thai hay không, vị trí túi thai nằm trong buồng tử cung ở vị trí bình thường hay vị trí thấp.
Khám thai lần đầu tiên, bác sĩ chuyên khoa sẽ lập kế hoạch khám thai định kỳ cho người mẹ và người bố tương lai, tư vấn về chế độ ăn, chế độ làm việc, chế độ nghỉ ngơi, vệ sinh thân thể, thể dục thể thao, du lịch và sinh hoạt vợ chồng. Đặc biệt trong những trường hợp người mẹ có bệnh lý đi kèm hoặc tình trạng thai nhi qua việc đánh giá bằng hình ảnh siêu âm thai nhi không được khỏe thì việc điều trị ngay từ ban đầu là điều vô cùng thiết thực và ý nghĩa cho người mẹ mang thai.
Tham khảo: Sự phát triển thai nhi theo tuần
Siêu âm thai lần đầu có những bước nào?
Thăm khám tiền sử bệnh lý của mẹ
Lần đầu tiên khi siêu âm, các bác sĩ sẽ rất quan tâm đến sức khỏe tổng quan của mẹ. Điều này giúp cho việc siêu âm được thuận lợi và có kết quả chính xác hơn. Để thuận tiện, mẹ nên mang theo sổ khám sức khỏe khi siêu âm. Các mẹ có thể sẽ phải trả lời cho bác sĩ một số thông tin như bên dưới:
Trước đây mẹ đã từng mang thai chưa? Trước khi siêu âm, mẹ có từng hay đang mắc bệnh gì không? Mẹ có các vấn đề liên quan đến dị ứng hay không? Chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mẹ như thế nào? Mẹ có đang sử dụng thuốc không? Mẹ có sử dụng các chất kích thích hay gây nghiện nào trước đây không?
Hỏi về kỳ mang thai
Các bác sĩ sẽ hỏi về thời điểm diễn ra chu kỳ kinh nguyệt gần nhất hoặc biểu hiện khi mang thai của mẹ.
Xem thêm: 11 Dấu Hiệu Cảnh Báo Tiểu Đường Type 2 : Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Đề Phòng
Thăm khám về tình hình sức khỏe hiện tại
Đo chiều cao, cân nặng, huyết áp Kiểm tra sức khỏe hệ hô hấp, tim mạch, khoang bụng và ngực Kiểm tra xương chậu và cơ quan sinh sản
Tiến hành một vài xét nghiệm liên quan
Kiểm tra tiểu đường. Xét nghiệm beta HCG Xét nghiệm nước tiểu Xét nghiệm tiểu đường Xét nghiệm máu xem mẹ có bị thiếu máu hay không Xét nghiệm viêm gan B, AIDS
Bác sĩ giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu
Sau khi thực hiện tất cả các bước trên, mẹ có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ để giải đáp các thắc mắc về kết quả xét nghiệm cũng như các vấn đề liên quan khác.