Đồng Nai hiện có trên 50 ngàn người khuyết tật được cấp giấy chứng nhận khuyết tật, trong số này, người khuyết tật vận động chiếm số lượng lớn nhất với hơn 20 ngàn người, còn lại là người khuyết tật về nghe, nói, tâm thần…
Đang xem: Hình ảnh giúp đỡ người khuyết tật
Người khuyết tật tại TP.Long Khánh được nhận quà từ các nhà hảo tâm. Ảnh: V.Truyên |
Thời gian qua, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người khuyết tật trên địa bàn tỉnh được quan tâm, hỗ trợ phù hợp. Từ đó tạo nên động lực, khuyến khích người khuyết tật tham gia vào các hoạt động giáo dục, văn hóa, thể thao, đào tạo nghề, vay vốn sản xuất…
* Giúp người khuyết tật tự chủ trong cuộc sống
Một trong những hoạt động được đẩy mạnh ở Đồng Nai là hỗ trợ người khuyết tật còn khả năng lao động, học tập tiếp cận với việc làm, tham gia các lớp học nghề, học văn hóa. Theo Phó giám đốc Sở LĐ-TBXH Nguyễn Thị Kiều Oanh, nhằm hỗ trợ trẻ khuyết tật tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng, Sở đã phối hợp cùng Sở GD-ĐT và các đơn vị liên quan triển khai công tác hỗ trợ trẻ em khuyết tật tham gia giáo dục hòa nhập.
Cụ thể, đã có hơn 1,5 ngàn trẻ khuyết tật được vận động, hỗ trợ tham gia giáo dục hòa nhập tại các trường học phổ thông. Đồng thời, thông qua các chương trình trao học bổng Tiếp sức học sinh khuyết tật vượt khó đến trường, Hỗ trợ phát triển tài năng trẻ…, đã có 328 học sinh khuyết tật được trao học bổng.
Cùng với giúp đỡ người khuyết tật tại cộng đồng, Sở LĐ-TBXH còn phối hợp với 2 tổ chức phi chính phủ Holt Việt Nam và Hiệp hội Christina Noble Children Foundation triển khai thực hiện các dự án trợ giúp cho hơn 6,5 ngàn lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh đang sống tại các trung tâm bảo trợ xã hội. |
Một trong số này có em N.V.C., học sinh lớp 7, Trường THCS Long Tân (xã Long Tân, H.Nhơn Trạch). C. cho hay, em bị khuyết tật chân, tay đặc biệt là yếu hẳn nửa người bên trái nên việc đi lại, cầm nắm hạn chế. Để hỗ trợ cho C. đến trường, mỗi tháng em được Nhà nước trợ cấp 750 ngàn đồng, riêng cha em là người nuôi dưỡng được hưởng 250 ngàn đồng/tháng. Ngoài ra, 2 năm qua, C. đã 4 lần nhận được học bổng dành hỗ trợ học sinh khuyến tật đến trường.
Cùng với hỗ trợ người khuyết tật học tập văn hóa thì việc trợ giúp người khuyết tật học nghề, tự tạo việc làm cũng được đẩy mạnh thực hiện. Những năm qua, đã có gần 7 ngàn người khuyết tật, hộ có người khuyết tật được hỗ trợ sinh kế, hỗ trợ học nghề, vay vốn sản xuất, kinh doanh với tổng số tiền trên 53 tỷ đồng.
Ông N.X.V. (ngụ xã Phú Xuân, H.Tân Phú) là một trong số những người được nhận hỗ trợ này. Ông V. cho biết: “Do bị khuyết tật 2 chân nên việc di chuyển của tôi rất khó khăn. Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng với nỗ lực của bản thân, tôi đã theo học nghề sửa xe gắn máy. Sau khi ra nghề, với số tiền tích cóp khi làm công cho các tiệm sửa xe, cộng với vay vốn ưu đãi của Nhà nước dành cho người khuyết tật, tôi đã mở được tiệm sửa xe của riêng mình”.
Xem thêm: Có Nên Uống Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp, Thận Trọng Khi Dùng Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp
Song song với trợ giúp người khuyết tật tự tạo việc làm thì việc giới thiệu người khuyết tật vào làm trong các doanh nghiệp cũng được chú trọng. Toàn tỉnh đã giới thiệu cho trên 1,3 ngàn người khuyết tật vào làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn với thu nhập bình quân từ 4-7 triệu đồng/người/tháng, góp phần ổn định, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người khuyết tật.
Còn với người khuyết tật ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, đã có 579 gia đình có thành viên là người khuyết tật được hỗ trợ bò giống, phương tiện và dụng cụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ nhỏ, mua sắm vật dụng sinh hoạt… với số tiền trên 3,5 tỷ đồng.
* Không để người khuyết tật lẻ loi
Thời gian qua, Sở LĐ-TBXH đã phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện các giải pháp chăm sóc sức khỏe người khuyết tật. Qua đó, đã cung cấp dịch vụ can thiệp vật lý trị liệu, can thiệp giáo dục đặc biệt, hỗ trợ chuyển tuyến y tế, cung cấp các dụng cụ phục hồi chức năng… cho trên 10 ngàn trẻ em. Đồng thời, có hơn 5,6 ngàn người khuyết tật được hỗ trợ máy trợ thính, xe lăn, xe lắc tay, ghế cho người bị bệnh bại não, chân, tay giả, khám sàng lọc, phẫu thuật chỉnh hình, điều trị dị tật sứt môi, hở hàm ếch…
Người khuyết tật ở TP.Biên Hòa được bác sĩ tư vấn phục hồi chức năng |
Bà V.T.H. (ngụ P.Bình Đa, TP.Biên Hòa, bị khuyết tật chân) cho hay: “Hằng ngày, tôi ngồi xe lăn bán vế số kiếm sống. May nhờ có sự giúp đỡ của Nhà nước nên tôi được hưởng trợ cấp hằng tháng. Chiếc xe lăn tôi đang ngồi để di chuyển cũng do Nhà nước hỗ trợ. Ngoài ra, UBND phường còn bố trí chỗ ở miễn phí từ nhiều năm qua nên giúp tôi tiết kiệm được tiền thuê nhà trọ…”.
Theo thống kê của Hội Chữ thập đỏ tỉnh, hiện tại toàn tỉnh có 3.215 địa chỉ đặc biệt khó khăn được trợ giúp hằng tháng, hầu hết trong số này đều là người khuyết tật. Ông T.V.C. (bị mù một mắt, ngụ KP.Trần Hưng Đạo, TT.Dầu Giây, H.Thống Nhất) cho hay, do nhà nghèo nên gần 80 tuổi ông vẫn phải đi bán vé số để kiếm sống. Những năm qua, cùng với số tiền trợ cấp của Nhà nước, những phần quà do mạnh thường quân trao hằng tháng đã giúp ông bớt được phần nào nỗi lo trong cuộc sống.
Còn bà V.T.K.L., mẹ anh H.V.T. (bại liệt 2 chân, ngụ KP.4, P.Hòa Bình, TP.Biên Hòa) cho biết, gia đình bà thuộc diện hộ cận nghèo. Mỗi tháng, Nhà nước trợ cấp 600 ngàn đồng cho con bà. Riêng bà được hưởng 300 ngàn đồng/tháng dành cho người nuôi dưỡng. Bên cạnh đó, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh còn vận động mạnh thưởng quân hỗ trợ 400 ngàn đồng/tháng cùng những phần thực phẩm cho gia đình từ nhiều năm qua. Nhờ đó mà cuộc sống của 2 mẹ con bà bớt khó khăn, túng thiếu.
Xem thêm: Hoa Tam Giác Mạch Là Hoa Gì ?” Đẹp Ngỡ Ngàng Hà Giang Mùa Hoa Tam Giác Mạch
Tính đến nay, Sở GT-VT đã cấp 2.013 thẻ đi xe buýt miễn phí cho người khuyết tật; đồng thời thực hiện việc đầu tư, cải tạo các nhà chờ, biển dừng đảm bảo quy chuẩn tiếp cận cho người khuyết tật. |