1972, Võ Anh Khánh: Các cán bộ cách mạng gặp nhau trong rừng Năm Căn. Họ phải che mặt để giấu kín thân phận, không cho người khác biết về mình, nhằm đề phòng tình huống bị bắt giữ và thẩm vấn. Theo nhiếp ảnh gia Võ Anh Khánh, chuyển ảnh từ nơi này ra miền Bắc là công việc rất khó khăn. Đôi khi các bức ảnh bị thất lạc hoặc bị tịch thu trong lúc đang trên đường ra Bắc.

Đang xem: Hình ảnh chiến tranh việt nam chưa từng công bố

Rất nhiều bức ảnh nổi tiếng đó là tác phẩm của các phóng viên ảnh, hãng tin phương Tây, hoạt động bên cạnh lính Mỹ và lính Việt Nam Cộng hòa. Nhưng quân giải phóng cũng có hàng trăm phóng viên ảnh chiến trường của riêng họ và những người này đã ghi lại nhiều góc cạnh của cuộc chiến, dưới những điều kiện nguy hiểm nhất.

Gần như các tay máy của quân giải phóng đều tự học và họ làm việc cho Thông tấn xã Việt Nam, Mặt trận giải phóng dân tộc, quân đội hoặc nhiều tờ báo khác nhau. Nhiều người đã giấu tên hoặc dùng tên giả khi gửi về các cuốn phim, với suy nghĩ rằng mình cũng chỉ là một phần nhỏ bé của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, vốn lớn hơn nhiều.

*

Tháng 7/1967, Bảo Hạnh: Tân binh kiểm tra sức khỏe ở Hải Phòng. Hệ thống tuyển quân dựa trên sự tình nguyện của miền Bắc đã chuyển thành chế độ nghĩa vụ quân sự vào năm 1973, khi tất cả nam giới có khả năng chiến đấu đều phải nhập ngũ. Từ một lực lượng chỉ 35.000 người vào năm 1950, quân giải phóng đã tăng số lượng lên hơn nửa triệu người vào giữa những năm 1970. Đây là lực lượng được chính quân đội Mỹ thừa nhận là thuộc hàng tinh nhuệ bậc nhất thế giới.

Trang thiết bị và nguồn vật liệu tạo ảnh rất hiếm hoi. Hóa chất xử lý ảnh thường được trộn trong các ấm trà, cùng với nước suối. Phim đã chụp chỉ được rửa vào ban đêm. Một phóng viên ảnh, ông Trần Ấm, chỉ có một cuộn phim duy nhất, với 70 bức ảnh, để sử dụng trong suốt thời gian chiến tranh diễn ra.

Đối mặt với nguy cơ thiệt mạng do trúng phi pháo, trúng đạn hay từ môi trường độc hại, các nhiếp ảnh gia ấy vẫn không ngại khó khăn, vượt qua hiểm nguy gian khổ để ghi lại đời sống chiến đấu dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh; các phong trào kháng chiến ở đồng bằng sông Mekong và tác động đẫm máu từ cuộc chiến lên dân thường vô tội.

*

1973, Lê Minh Trường: Một cô du kích đứng gác ở đồng bằng sông Mekong. Nhiếp ảnh gia Lê Minh Trường cho biết: “Bạn có thể tìm thấy những người phụ nữ như thế này ở gần như mọi nơi trong chiến tranh. Cô ấy mới 24 tuổi, nhưng đã mất chồng 2 lần. Cả 2 người chồng của cô ấy đều là quân nhân. Tôi thấy cô ấy là hiện thân của một nữ du kích lý tưởng, người đã có những hy sinh vĩ đại cho đất nước”.

Một số chụp ảnh để ghi lại lịch sử và số khác dùng máy ảnh của họ làm vũ khí trong cuộc chiến tuyên truyền. Do phải chụp ảnh trong bí mật ở miền Nam, phóng viên ảnh Võ Anh Khánh đã không thể đưa ảnh ra Hà Nội. Nhưng ông triển lãm các bức ảnh ngay trong những cánh rừng đước ở đồng bằng sông Mekong để truyền cảm hứng cho lực lượng kháng chiến.

Xem thêm: Kiêng Cữ Sau Sinh: Những Điều Cần Biết Sau Sinh : Những Điều Cần Biết

Nhiều bức ảnh trong số này hiếm khi được nhìn thấy ở Việt Nam, chưa nói tới thế giới. Trong những năm 1990, các phóng viên ảnh lừng danh Tim Page và Doug Niven đã bắt đầu lần theo những nhiếp ảnh gia của quân giải phóng còn sống.

*

1970, Lê Minh Trường: Một người du kích chèo thuyền trên sông qua rừng đước ở đồng bằng sông Mekong. Người Mỹ dùng các loại chất độc diệt cỏ để phá hoại lớp vỏ che chắn tự nhiên của đối phương. Nhiếp ảnh gia Lê Minh Trường đã cảm thấy kinh khủng trước những gì ông chứng kiến, bởi người Việt coi các cánh rừng đước là khu vực có tiềm năng tốt cho hoạt động nông nghiệp và đánh bắt cá.

Một trong số đó vẫn còn giữ một chiếc túi lầm bụi, chứa các cuốn phim âm bản chưa từng được rửa ảnh. Người khác thì giấu các cuộn phim dưới chậu rửa mặt trong buồng tắm. Võ Anh Khánh giữ các thước phim của ông trong một hộp đạn Mỹ, có sử dụng gạo để chống ẩm.

Khoảng 180 bức ảnh chưa từng công bố đó và câu chuyện về những con người can đảm đã làm ra chúng vừa được tập hợp trong cuốn sách Another Vietnam: Pictures of the War from the Other Side (tạm dịch Một Việt Nam khác: Các bức ảnh về cuộc chiến tranh chụp từ phía bên kia).

*

1974, Lê Minh Trường: Phụ nữ vất vả kéo lưới trên thượng nguồn sông Mekong. Họ đảm nhận một công việc thường chỉ do đàn ông thực hiện.

*

Trong cuốn sách, các phóng viên ảnh đã chia sẻ khá nhiều về công việc của họ. Ông Lâm Tấn Tài cho biết: “Cánh rừng tối đen đó chính là phòng tối khổng lồ của tôi. Vào buổi sáng, tôi thường rửa ảnh tại một con suối rồi phơi chúng trên cây cho khô. Vào buổi chiều, tôi sẽ cắt ảnh và viết chú thích. Sau đó tôi bọc các bức ảnh và phim âm bản trong giấy rồi để gần thân mình. Làm như thế, ảnh sẽ luôn được khô ráo và có thể dễ dàng được tìm thấy nếu tôi bị giết”.

Xem thêm: Lập Trung Tâm Điều Phối Quốc Gia Về Ghép Bộ Phận Cơ Thể Người

“Tại thời kỳ Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam, tôi đã chụp được các bức ảnh đáng nhớ nhất của mình. Tôi chụp được cảnh chiếc máy bay của Thượng nghị sĩ John McCain rơi trên bầu trời Hà Nội. Tôi rất tự hào về bức ảnh đó và muốn nó chuyển tải thông điệp về lòng yêu nước trước mối đe dọa ngoại xâm”, ông Vũ Ba nói.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *