Lung tung chạy lăn xănLung tung chạy lăn xănChọn chuyên mụcMy job(2)My love(1)My sharing(4)Uncategorized(18)My world(5)It’s me
Khi đọc lời giới thiệu và một số lời tựa về sách, tôi tưởng như sách dành cho dân sáng tạo, để có thêm góc nhìn về số liệu. Tuy nhiên sau khi nghiền ngẫm sách trong hơn 1 tháng, tôi thấy sách cực kỳ phù hợp với mình – một account manager – có thiên hướng muốn làm planning & tư vấn mảng marketing dành cho doanh nghiệp. Nên tôi đã bỏ ra 3 ngày để viết bảng review sách – nhưng hơn hết, mình muốn trao đổi nhiều hơn quan điểm của các bạn marketers – về từng nội dung trong sách, nhận định & trao đổi cách làm thực tiễn đang diễn ra tại Việt Nam.
Đang xem: Hiểu số để tăng số
Short summary:
HIỂU SỐ ĐỂ TĂNG SỐ – nằm trong tủ sách “gia nhập Marketing” của WeCreate – mỗi tựa sách là một góc nhìn bổ sung cho nhau. HIỂU SỐ ĐỂ TĂNG SỐ – là góc nhìn về con số, về dữ liệu & Logic để dẫn đến những quyết định mang tính chiến lược lẫn chiến thuật dành cho doanh nghiệp (Dù là doanh nghiệp lớn hay các doanh nghiệp Start-up).
Who should read this?
* Đầu tiên, tôi muốn recommend sách này cho phía Client – nếu bạn đang là một Brand Manager – Sales Manager hay các cấp quản lý & lãnh đạo cao hơn về phía doanh nghiệp – đang muốn đưa ra định hướng về chiến lược & mục tiêu cho phòng marketing/phòng kinh doanh & mục tiêu cho truyền thông – một cách hiệu quả nhất dựa trên những số liệu/con số chứ không phải chỉ là cảm giác.
* Bạn là một planner – hay một account/creative làm việc trong cách agency đang mong muốn có 1 góc nhìn logic đi từ số liệu, dữ liệu thực tiễn & bạn là người yêu thích phân tích chúng để đưa ra direction dành cho khách hàng.
* Bạn là dân sáng tạo, muốn hiểu thêm về sự quyến rũ của số liệu & quan tâm đến hiệu quả của chiến dịch – bạn muốn đo đếm hiệu quả của những sáng tạo của mình bằng số liệu chứ không chỉ là cảm xúc của khách hàng.
Who wrote the book?
Dimitri Maex (President Ogilvyone Newyork) – Một gã đi từ dân tech và gia nhập ngành marketing – một gã viết sách một cách đơn giản, dễ hiểu nhất dựa trên những số liệu đao to búa lớn. Gã đã áp dụng mô hình kinh tế lượng và khả năng dùng dữ liệu để giải đáp các thắc mắc về kinh doanh, dùng những case study không-thể-dễ-hiểu-hơn để kể chuyện và giải thích cho bạn về sự hấp dẫn của những số liệu.
What’s in it for me? (dấu * – là mức đánh giá của bản thân tôi về độ đáng nghiền ngẫm của những nội dung được chia sẻ – thay đổi từ 1* đến 5*)
CHƯƠNG I***: Quyển sách này sẽ giúp công việc kinh doanh của bạn phát triển ra sao?
Nếu bạn là Client – Đầu tiên, tôi khuyên bạn bắt đầu với cuộc gặp giữa Dimitri với khách hàng là Sue Smith trong tưởng tượng, cuộc đối thoại này là một trong những phần take brief tôi khá ấn tượng – Giữa một khách hàng hiểu rõ mình muốn gì & làm cách nào có thể hỗ trợ cho agency cùng đồng hành với mình để đạt được mục đích và một account/planner – biết cần nắm bắt thông tin gì từ phía khách hàng.
SUE SMITH: “Sếp của tôi, Giám đốc tổ chức, đã xác định mục tiêu cho tôi rất đơn giản”. Cô ấy nói. “Tôi cần phải tăng doanh thu lên với tỷ lệ cao hơn 4% so với tốc độ tăng của GDP, mà không tăng ngân sách của tôi”.
DIMITRI: Một khi bạn biết mục tiêu của mình, bước đầu tiên là tìm ra ai là người bạn nên cố gắng bán. Tất cả các khách hàng không tương đương nhau. Bạn muốn nhắm đến nhóm người quan trọng nhất…
Xem tiếp: (Trang 35 – đến trang 42)
Là một Account Manager – tôi đã gặp rất nhiều bảng brief hoành tráng từ khách hàng hay 50 trang slide được trình bày – nhưng đúc kết lại, khách hàng chưa thực sự biết họ muốn gì – một cách S.M.A.R.T. Vì những người ra quyết định và involve vào việc ra quyết định – dường như chưa thực sự ngồi lại với nhau để cùng xác định mục tiêu của họ và hiểu được định nghĩa thành công thực sự.
Những câu hỏi rất hay nhưng đơn giản mà Dimitri đã vạch ra? Những khái niệm mà khi bạn đọc sẽ phải thốt lên – hình như tôi hoàn toàn bỏ sót nó trước giờ.
CHƯƠNG II*****: Xác định mục tiêu: Bạn đang nói chuyện với ai?
Đứng với vai trò agency, hầu hết khách hàng tôi gặp trong quá khứ đều xác định khách hàng mục tiêu, mô tả về khách hàng mục tiêu của mình với vài dòng mô tả về demographic (Giới tính, độ tuổi, mức thu nhập (Social class)…) hay nhiều hơn 1 chút là Customer’s need (nhu cầu của khách hàng) & Customer’s insight (Sự thật ngầm hiểu).
Dimitri chỉ cho bạn một số khái niệm mới – và rất hữu ích trong chương này.
Bạn sẽ học được một số mô hình – hãy thử ứng dụng ngay vào kinh doanh của bạn nhé:
Mô hình chuỗi giá trị: Phân chia khách hàng hiện tại của bạn dựa trên 2 tiêu chí (Lòng trung thành & giá trị).Thị phần hầu bao: Khách hàng chi bao nhiêu ngân sách của họ cho sản phẩm/dịch vụ (bao gồm cả cho doanh nghiệp của bạn và đối thủ) – từ khái niệm này, bạn có thể xác định đâu là khách hàng bạn cần ưu tiên nhắm đến vì bạn nhận ra 1 điều rất thú vị: Bạn chọn đầu tư vào khách hàng A đang chi 10 triệu cho công ty bạn (với thị phần hầu bao của họ là 100 triệu) hơn là chọn khách hàng B đang chi 30 triệu cho công ty bạn (nhưng thị phần hầu bao chỉ là 40 triệu).Giá trị vòng đời: Giá trị của khách hàng trong suốt cả vòng đời (Tính về dài hạn) đối với công ty bạn. Nếu sản phẩm của bạn chỉ bán hàng cho khách hàng 1 lần trong đời của họ, thì bạn hãy bỏ qua khái niệm này, tuy nhiên hầu như không doanh nghiệp nào lại không muốn bán thêm, bán chéo và biến khách hàng thành khách hàng trung thành (người sẽ lặp đi lặp lại việc mua hàng trong suốt vòng đời của họ).
Summary: Sau chương này, bạn sẽ xác định được
Xác định một khách hàng có giá trị nghĩa là gì?Đo lường được giá trị khách hàngPhân loại khách hàng theo giá trị mà họ đáng giá với bạn
CHƯƠNG III***: Bạn nên nói với khách hàng điều gì
Đã có một sự mở rộng các kênh truyền thông và sự lớn mạnh của các kênh truyền thông online – làm thay đổi cách truyền tải thông điệp.
Thông điệp – trong 1 TVC hay trên 1 billboard
Nếu bạn đang làm 1 TVC – với thời gian chiếu 15s hoặc 30s – đội ngũ sáng tạo sẽ giúp bạn truyền tải 1 thông điệp thật single-minded – nghĩa là chỉ nói một và chỉ một thông điệp duy nhất. Bởi vì thời gian truyển tải là quá ngắn & bạn không thể kỳ vọng khách hàng nhớ hết tất cả các nội dung bạn muốn truyền tải – điều cuối cùng chỉ dẫn đến sự phí phạm ngân sách quảng cáo của bạn.
Thông điệp/lời chào hàng/cách nói chuyện trên online
Tuy nhiên, cách nào để bạn tạo ra thông điệp – điều bạn nên nói với khách hàng, nếu bạn muốn truyền tải 1 banner chính trên website, 1 thông điệp cho bức email đầu tiên,1 thông điệp cho khách hàng sau khi đã mua hàng lần đầu tiên trên trang thương mại điện tử của bạn? thông điệp cho đội ngũ sales khi tiếp cận những khách hàng B2B có nhu cầu/mong muốn khác nhau đối với sản phẩm/dịch vụ của bạn?
Dimitri kể những câu chuyện nhỏ, nơi từ đó bạn có thể học được và áp dụng cách tạo dựng thông điệp – trên thế giới digital hiện tại.
Dựa trên những dữ liệu khổng lồ bạn thu thập từ người tiêu dùng như cách Amazon hay Netflix đang làmhay đơn giản chỉ từ những đánh giá của khách hàng trên Tripadviser – như cách tập đoàn khách sạn Caesars đã làm. Bạn sẽ được nghe kể về case study – tập đoàn khách sạn CAESARS nhận ra view nhìn ra Las Vegas Strip là điều những người lưu trú trong khách sạn Paris yêu thích nhất – họ đã thay đổi 1 banner chính trên trang website mà tăng 10% tỷ lệ đặt phònghay câu chuyện về nhóm phân tích đã làm như thế nào để tìm ra những sản phẩm có thể bán cùng nhau – “cách đề xuất – nếu bạn đã thích cái này, bạn sẽ thích cái kia”.
Bạn sẽ dần nhận ra dữ liệu ngày càng quan trọng, và việc tổng hợp tất cả các dữ liệu từ việc quan sát khách hàng, những dữ liệu của nội bộ doanh nghiệp, hay những dòng text trên internet có thể giúp bạn hiểu được nhu cầu/mong muốn của khách hàng để từ đó tạo ra những thông điệp thúc đẩy hành vi của khách hàng.
Ngoài lề: Khi làm việc với 1 số khách hàng về thẫm mỹ – một dự án về performance marketing, chúng tôi tổng hợp và phát hiện 1 insight rất thú vị: Những khách hàng sửa mũi thích sửa cằm. Và sau đó, chúng tôi tạo ra một combo tặng gói sửa cằm cho những khách hàng đã sửa mũi, và đó là một thành công đến từ việc phân tích dữ liệu. “Let data speak” – hãy để data lên tiếng, chứ đừng “make data speak” chỉ tìm kiếm và tin tưởng những dữ liệu để củng cố những suy nghĩ và đánh giá có sẵn.
Một điểm Dimitri cũng muốn nói đến trong chương này: Khách hàng thường ít lý trí hơn chúng ta tưởng rất nhiều thông qua câu chuyện ông đã chọn 1 chiếc TV 52-inch của Sony khi đến cửa hàng, đơn giản vì hình ảnh lớn và đẹp hơn nhiều trong khi trước đó, ông đã mất hàng giờ trên internet để lựa chọn chiếc TV hợp nhu cầu – chiếc 42-inch plasma của Panasonic. Cảm xúc của người tiêu dùng hết sức quan trọng.
Và công nghệ tiên tiến đã phát triển nhiều để đo lường được thay đổi của cảm xúc ảnh hưởng đến quyết định người tiêu dùng
Ngoài lề:
Khi lần đầu tiên được nghe bài thuyết trình về UX/UI cho thiết kế website, tôi đã vô cùng thích thú với thử nghiệm eye-tracking. Người thí nghiệm cho users xem giao diện của 1 số trang website khác nhau và đo nồng độ của ánh nhìn của users để tìm thấy những phát hiện cực kỳ thú vị:
Một bức ảnh cười sẽ thu hút hơn 1 bức ảnh không có nụ cườiUsers sẽ nhìn theo ánh mắt của người trong ảnh mà nhìn vào nội dung
Trong ví dụ bên dưới, Dmitry Fadeyev viết trên một bài viết trên tờ SmashingMagazine
“Đây là nghiên cứu về “hành vi theo dõi con mắt – eye-tracking”. Mức độ đậm nhất là khuôn mặt của em bé, nhưng khi khuôn mặt hướng về đâu hơn những chỗ khác, users có xu hướng nhìn về nội dung ở hướng đó.
“Here’s an eye-tracking study that demonstrates this. We’re instinctively drawn to faces, but if that face is looking somewhere other than at us, we’ll also look in that direction. Take advantage of this phenomenon by drawing your users’ attention to the most important parts of your page or ad.”
Chương IV***: Xác định như thế nào để tìm đến khách hàng tiềm năng
Chương này khá gần với những gì tôi và các đồng nghiệp trong công ty đang làm – khi lên kế hoạch tiếp cận khách hàng trên online.
Ở chương này, Dimitri muốn nhấn mạnh nhiều hơn đến cách tiếp cận người tiêu dùng ở cấp độ cá nhân. Và dưới góc nhìn của tôi, việc thông điệp quảng cáo có thể tuỳ biến và cá nhân hoá tốt hơn, thường diễn ra trên online.
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng đang ở đâu
Cách 1: Hoạch định truyền thông (Media planning):
Mua những kênh, bạn cho rằng khách hàng tiềm năng đang đọc và xem thông qua việc kết nối hồ sơ (profile) của đối tường mục tiêu với hàng loạt các phương tiện truyền thông hiện hữu.
Tại Việt Nam, bạn dễ dàng tìm được danh sách website theo từng đối tượng & nhu cầu của người tiêu dùng thông qua các agency chuyên về media.
Cách 2: Dùng công cụ tìm kiếm
Khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm hoặc giải pháp cho vấn đề họ gặp phải, rõ ràng rằng đây là dữ liệu real-time nhất – thể hiện rõ nhu cầu của họ tại thời điểm hiện tại. Nên việc tối ưu hoá trên các công cụ tìm kiếm và chạy quảng cáo hiện thị trên các công cụ tìm kiếm là một kênh hết sức hiệu quả.
Khái niệm SEO (Search Engine Optimization) & Google Paid Ads đã không còn quá xa lạ với dân marketers tại Việt Nam. Google (kênh công cụ tìm kiếm lớn nhất, cũng đã phát triển rất nhiều công cụ hỗ trợ users để lên kế hoạch về từ khoá, tự động tối ưu website, và các công cụ đo đếm hiệu quả của website của bạn).
Xem thêm: Chị Em Phụ Nữ Bị U Nang Buồng Trứng Có Thai Được Không? Chưa Hẳn Ai Cũng Biết
Tôi sẽ dành nguyên 1 bài phân tích kỹ hơn về:
Những thay đổi tương lai về công cụ tìm kiếmNhững tool miễn phí Google hỗ trợ người dùng
Cách 3: Dữ liệu nội bộ: Nơi chứa tất cả tương tác của người tiêu dùng đối với công ty (Trên cửa hàng, trên trang web, tổng đài điện thoại).
Hiện tại tôi biết 1 số doanh nghiệp đã xây dựng các hệ thống CRM & ERP, và đang lưu trữ rất nhiều dữ liệu người dùng, tuy nhiên, họ đã không tận dụng được dữ liệu này, để let data speak, giúp họ định hướng chiến lược.
Dimitri khuyến khích bạn thử bắt tay vào phân tích dữ liệu, dù với mô hình kinh tế lượng hay các phương pháp cổ điển, như excel, để có (“single customer view”) góc nhìn đồng nhất về người tiêu dùng.
Trên online, ngày nay, đã có rất nhiều phương pháp được marketer sử dụng để thu thập, phân tích & sử dụng dữ liệu từ việc theo dấu người tiêu dùng: Theo dấu cookie, khuyến khích khách hàng đăng nhập, xin phép khách hàng để được theo dấu họ & đưa cho họ những đề xuất phù hợp nhất.
Ngoài lề: Tôi muốn tìm hiểu thêm về Ommi-channel và cách 1 số các công ty thương mại điện tử đã áp dụng để phân tích dữ liệu khách hàng & ngay lập tức tạo ra những thông điệp phù hợp được tuỳ biến và cá nhân hoá để thúc đẩy việc mua hàng.
Một khái niêm mới nữa là Digital CRM – khi tất cả các dữ liệu nội bộ (offline) được gắn liền với các hoạt động online của khách hàng, cho phép bạn nhìn journey của khách hàng, một bức tranh tổng quan về hành vi của khách hàng.
Nếu bạn đọc được và muốn trao đổi thêm về 2 nội dung này, cùng hang-out và discuss nhé.
Cách 4: Dữ liệu bên ngoài
Một số dữ liệu đang được thương mại hoá – có hẳn một ngành công nghiệp đang cung cấp những dữ liệu cho các công ty muốn hiểu rõ hơn nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.
Dimitri giới thiệu cho bạn 1 số công ty tại Mỹ và Anh
Các công ty lưu trữ điểm tín dụng (cho phép bạn nhìn thấy nơi chi tiền và khả năng thanh toán của khách hàng) (Chưa có ở Việt Nam)Những danh sách tập dữ liệu khi bạn đăng ký vào câu lạc bộ sách, tạp chí, hệ thống thư điện tử…
Tôi muốn giới thiệu với bạn 1 số công ty tại Việt Nam. Một số website (hoạt động như publishers) với mục đích chính là thu thập dữ liệu người tiêu dùng như marry.vn, marrybaby.vn hay happyskin.vn
Ngành bất động sản cũng xuất hiện một số các doanh nghiệp start-up thu thập và sử dụng dữ liệu người dùng và bước đầu thu được lợi nhuận từ việc trao đổi thông tin với người cần chúng.
Đọc thêm tại: http://www.theedgemarkets.com/article/tech-online-classifieds-now-chase-much-larger-prize-just-advertising
Cách 5: Mạng lưới kỹ thuật số (Digital Network)
Có lẽ vì sách viết từ năm 2012, nên những cách tiếp cận quảng cáo online của Dimitri chưa được cập nhật, tuy nhiên Dimitri mô tả rất cụ thể cách vận hành của nhưng công cụ media hiện có.
Dimitri đề cập đến mua quảng cáo hiển thị (CPM – chi phí trên 1 triệu người nhìn thấy quảng cáo) và mua quảng cáo tại các ad networks và việc theo dấu Cookie để thể hiện những quảng cáo thích hợp cho người tiêu dùng. Những sàn trao đổi quảng cáo Ads Exchange.
Ngoài lề: Tôi muốn bạn đọc và tìm hiểu thêm về các hình thức chạy quảng cáo:
Retargeting ads, dynamic adsQuảng cáo theo ngữ cảnhCPC, CPA, CPL – các hình thức trả tiền quảng cáo
Nhiều Marketers không quan tâm cách vận hành của các hình thức quảng cáo online vì nó khá phức tạp, nên nhiều công ty chuyên về performancer marketing ra đời – đảm bảo với khách hàng kết quả họ mong muốn & 1 chí phí cố định để đạt được mục tiêu này.
Tôi đã được dịp làm việc với 1 số công ty Bất Động Sản, Mỹ phẩm – chi phí được tính cho doanh nghiệp – là chi phí cố định cho 1 data khách hàng chất lượng hay chi phí để bán 1 bộ sản phẩm cụ thể.
Ở Việt Nam hiện có 1 số công ty lớn về Performance Marketing như Ants, Eureka, Chin Media
Chương 5**: Ngân sách, chúng ta nên sử dụng bao nhiêu
Có 2 điểm cần chú ý trong chương này: 1. Các cách xác định ngân sách marketing & cách phân bổ ngân sách theo quốc gia & kênh truyền thông.
Dimitri chỉ ra rằng, hiện tại hầu hết các doanh nghiệp dù lớn nhỏ đều dựa vào cảm tính khá nhiều khi quyết định về ngân sách marketing. Với các doanh nghiệp tôi được tiếp xúc, các cách xác định ngân sách phổ biến:
Theo tỷ trọng của doanh thu tương laiTheo ngân sách marketing của những năm trước đó
Ngoài lề: Theo cách thứ 2, về phía agency, vào cuối năm tài khoá, bạn hay nhận được những brief gấp và mục tiêu chính là làm sao tiêu hết khoảng tiền marketing đang còn lại. Mục tiêu của phòng marketing là để năm sau, ngân sách marketing không bị cắt giảm so với năm trước.
Dimitri đã ứng dụng kinh tế lượng để đề xuất 1 số mô hình như: “Mô hình đường cong chi phí/hiệu quả”. Tuy nhiên theo đánh giá của tôi thì gần như tất cả các doanh nghiệp vẫn sẽ làm theo cách cũ.
Về cách phân bổ ngân sách theo kênh truyền thông:
Dimitri quay về với cơ bản – với mô hình Brand Health – để xác định mục tiêu truyền thông của doanh nghiệp, từ đó xác định cách phân bổ ngân sách theo kênh truyền thông để đạt được mục tiêu. Cách tiếp cận này theo tôi là đơn giản và hiệu quả, và cũng là cách tôi đang áp dụng khi tư vấn cho các công ty từ nhỏ đến vừa.
Chương 6***: Làm sao để đo lường hiệu quả
Chắc chắn là bạn sẽ có một bức tranh tổng quan theo kiểu “doanh thu tăng trưởng 12% hay thu nhập giảm sút 4%”, nhưng đó chỉ là con số tích luỹ. Hãy nhớ mục tiêu của chúng ta là do lường hiệu quả của từng đồng chi ra. Chỉ một phương pháp đó lường tổng quát không thể làm được điều đó.
Dimitri sẽ giúp bạn trong chương này:
Cách lập danh sách các thứ cần đoLàm sao để đo lường (và cách nào để tìm thấy những điều bạn cần để đo lường)Cách trình bày những kết quả đó thật dễ hiểu cho tất cả mọi người
Dimitri giới thiêu OgilvyEvaluate – chuẩn mực về cách tiếp cận đo lường cho toàn bộ mạng lưới quảng cáo và tiếp thị Ogilvy.
Lựa chọn các mục tiêu ưu tiên
Chắc hẳn agency nào cũng ao ước gặp được khách hàng hiểu rõ ràng mục tiêu họ hướng đến (định nghĩa thành công thực sự) và sự đồng thuận ở góc nhìn của tất cả các thành viên liên quan đến quyết định. Tác giả cũng chia sẻ trải nghiệm của tác giả khi gặp một khách hàng – công ty điện tử – và đã mất khoảng thời gian để giúp khách hàng định nghĩa thành công thức sự.
Viết lại các mục tiêu: Để đạt được thành công, các mục tiêu được đặt ra, theo Dimitri theo cần phải có thước đo, tiêu chuẩn so sánh (benchmark) và khung thời gian, và quan trọng nhất chúng cần phải S.M.A.R.TCác chỉ số hành động để học hỏi (ALI – Action learning indicators) – sẽ tiết lộ những sự thật ngầm hiểu (insights) đang tác động đến các KPI nhất định.Gắn các nguồn dữ liệu và kế hoạch đo lường
Số liệu đến từ nhiều nguồn và chỉ có một số công ty có khả năng tích hợp tất cả những nguồn dữ liệu này vào một “nhà kho” dữ liệu tổng. => Một ý tưởng lớn cho một công ty chuyên đo lường hiệu quả marketing xuất hiện.
ĐẶT CÁC CƠ CHẾ THEO DÕI VÀO ĐÚNG NƠI
Không phải đợi đến lúc cần làm report bạn mới đi tìm dữ liệu để báo cáo, nếu bạn quan tâm đến việc đo lường, hãy cài đặt các cơ chế theo dõi đo lường ngay từ đầu. Sau đây là 1 số nguồn dữ liệu thông tin các doanh nghiệp cần chú ý khi đo lường:
. Hệ thống tài chính doanh nghiệp
. Kế hoạch marketing & truyền thông
. Dữ liệu giao dịch
. Hệ thống quản trị quan hệ khách hàng
. Các báo cáo nghiên cứu thị trường
. Số liệu phân tích web (Web Analytics)
. Dữ liệu trên mạng xã hội
. Các nền tảng phân phối kỹ thuật số
. Video trực tuyến
Ngoài lề: Giới thiệu thêm với bạn về 1 kênh công cụ mới Social Listening Tool – không những giúp doanh nghiệp đo lường được sức khoẻ thương hiệu trên online mà còn từ những dữ liệu online, tìm ra được nhu cầu thực sự, thấu hiểu thật sự về khách hàng của bạn.
Các công ty về Social Listening Tool
Younetmedia (Đã thâu tóm Boomerang)Buzz Metric
Chương 7*: Làm thế nào để tập trung vào những điều hiệu quả và giảm lãng phí
Dimitri đề cập đến việc tối ưu hoá, cải tiến hiệu quả marketing thông qua phân tích và thử nghiệm.
Tôi đang muốn tìm hiểu thêm cách các doanh nghiệp đang cải tiến hiệu quả marketing qua từng năm như thế nào? Tuy nhiên trên online, việc cải tiến liên tục qua từng chiến dịch, tôi đã được mục kích khá nhiều qua các campaign về performance marketing.
Trong chương này, Dimitri cũng chia sẻ với bạn một số thử nghiệm trong thế giới digital từ chiến dịch bầu cử của Obama đến 1 phần mềm của Memetrics giúp bạn có thể thay đổi các biến thành phần trên website, thành nhiều bảng testings, cùng 1 lần để đo lường đâu là trang đích mang lại hiệu quả nhất.
Chương 8*: Tương lai
Dimitri nêu ra nhiều quan điểm và góc nhìn về một thế giới marketing toán học. Và ông cho rằng chính con người – chứ không phải số liệu, hay thuật toán – đóng vai trò quyết định với thành công của marketing toán học. Thế nên để chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai, hãy trở thành (và tiếp tục) người có hiểu biết về dữ liệu, tập trung vào điều bạn muốn đạt được và tìm kiểm những kỹ năng để xây dựng nó.
Xem thêm: Trẻ 7 Tháng Ăn Bao Nhiêu Là Đủ, Trẻ 7 Đến 8 Tháng Ăn Bao Nhiêu Sữa Là Đủ
KẾT:
Một quyển sách hệ thống hoá những gì tôi đang nắm được, và có nhiều góc nhìn, quan điểm tôi muốn được chia sẻ, được trao đổi thêm. Book 1 cuộc hẹn cafe hoặc cùng join 1 nhóm nói về sách #hieusodetangso nhé.