Ra máu khi mang thai là dấu hiệu cảnh báo những nguy hiểm tiềm ẩn với thai nhi. Vậy những nguyên nhân nào khiến mẹ bầu ra máu trong thai kỳ? Khi bị ra máu, mẹ bầu cần xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé?
Hiện tượng ra máu báo thai
Ra máu báo thai là hiện tượng ra máu đầu tiên mẹ bầu có thể gặp sau khi quan hệ và thụ thai thành công. Máu báo thai là máu đỏ tươi hoặc màu nâu và có thể lẫn một chút dịch nhầy. Đây có thể xem như tín hiệu mừng đầu tiên cho biết chị em đã mang thai.
Đang xem: Hiện tượng ra máu khi mang thai tháng đầu
Hiện tượng ra máu có thể là dấu hiệu báo trứng đã được thu tinh thành công
Hiện tượng này sẽ kéo dài từ 2 đến 5 ngày rồi hết, và lượng máu báo thai sẽ ra ít hơn máu kinh nguyệt thông thường. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu vẫn lầm tưởng đó là hiện tượng hành kinh hàng tháng hoặc không chắc chắn có phải mang thai hay không. Chính vì vậy mẹ bầu nên thận trọng trong việc đi lại, theo dõi sức khỏe của mình và đến bệnh viện uy tín thăm khám, kiểm tra liệu đã mang thai hay chưa.
Hiện tượng ra máu khi mang thai – mẹ bầu cần cẩn trọng
Ra máu trong thai kỳ là dấu hiệu cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho mẹ và bé. Một số nguyên nhân phổ biến của hiện tượng này là: thai nhi phát triển ngoài tử cung, dọa sảy thai, dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm vùng kín của mẹ,…
Dọa sảy thai
Dọa sảy thai là hiện tượng nguy hiểm với mẹ bầu. Phần lớn mẹ bầu bị dọa sảy thai sẽ kèm theo các hiện tượng như bị chuột rút, đau quặn bụng và chảy máu âm đạo. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu bị dọa sảy thai mà không có bất kỳ biểu hiện đau bụng nào kèm theo. Chính vì thế cách tốt nhất để tránh dọa sảy thai là mẹ bầu nên đi thăm khám định kỳ để các bác sĩ có thể theo dõi và phát hiện sớm các dấu hiệu và xử lý kịp thời.
Thai phát triển ngoài tử cung
Khi trứng gặp tinh trùng sẽ thụ tinh và làm tổ trong buồng tử cung. Tuy nhiên không ít trường hợp thai lại làm tổ ngoài buồng tử cung tại các vị trí như: ống dẫn trứng, vòi trứng, cổ tử cung,… gây nguy hiểm cho mẹ. Khi thai ngoài tử cung thì hiện tượng chảy máu chính là dấu hiệu cảnh báo đáng báo động mẹ cần chú ý vì khi thai phát triển lớn hơn thì nguy cơ nứt vỡ tại các vị trí thai làm tổ là rất lớn, đe dọa tính mạng của mẹ và bé. Mẹ cần ngay lập tức đi thăm khám để biết chính xác thai đang ở vị trí nào để có biện pháp xử lý thích hợp, đảm bảo an toàn cho mẹ. Bởi thai phát triển ở ống dẫn trứng về lâu dài khi thai lớn lên sẽ làm nứt vỡ buồng trứng, đe dọa tính mạng của mẹ.
Trong nhiều trường hợp ra máu cảnh báo thai ngoài tử cung
Mẹ bầu bị viêm nhiễm vùng kín
Trong quá trình mang thai thì vấn đề viêm nhiễm vùng kín cũng là nguyên nhân của hiện tượng ra máu khi mang thai.
Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi, nếu mẹ bầu không chăm sóc và vệ sinh tốt khu vực vùng kín sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề viêm nhiễm phụ khoa. Mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị tốt nhất.
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, bạn cũng có thể thấy hiện tượng ra máu khi mang thai là do sảy thai. Tình trạng này thường xảy ra trong 12 – 13 tuần đầu tiên của thai kỳ. Vì lý do này mà các thai phụ được khuyên phải đặc biệt cẩn thận trong thời gian đầu mang thai.
Xem thêm: Bác Sĩ Gợi Ý: Người Bị Bệnh Gút Nên Ăn Gì ? Chế Độ Ăn Cho Người Bị Bệnh Gout
Quan hệ tình dục
Trong những tháng đầu của thai kỳ, việc sinh hoạt vợ chồng hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, nếu không lựa chọn tư thế phù hợp và tác động lực mạnh sẽ khiến tử cung co bóp, trong nhiều trường hợp sẽ gây ảnh hưởng tới thai nhi và có thể làm tử cung bị chảy máu.
Trong thai kỳ, nhất là tam cá nguyệt đầu tiên nên hạn chế quan hệ vì lúc này thai nhi chưa thể bám chắc trong tử cung và rất dễ bị tác động.
Ra máu sau mỗi lần khám thai
Khi thăm khám phụ khoa, đặc biệt là trong tháng cuối thai kỳ, mẹ bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ kiểm tra độ mở của tử cung xem được tới đâu.Chính vì thế mà mẹ bầu nào quá lo lắng sẽ khiến tử cung co thắt khiến cho việc thăm khám gặp khó khăn hơn, có thể gây chảy một ít máu.
Cần làm gì khi mẹ bầu ra máu khi mang thai
Khi có hiện tượng chảy máu khi mang thai, mẹ bầu cần chủ động tới bệnh viện thăm khám, nhất là khi hiện tượng ra máu kèm theo các biểu hiện đau bụng dữ dội, choáng váng. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần chú ý theo dõi và nghỉ ngơi, cụ thể:
Theo dõi tình hình sức khỏe và đặc biệt là lượng máu bị chảy ra.Nên hạn chế vận động, nếu tình trạng chảy máu không chấm dứt và có dấu hiệu tăng lên cần ngay lập tức đến gặp bác sĩ để xử lý kịp thời.Luôn giữ gìn bộ phận sinh dục sạch sẽ, thoáng. Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng các loại dung dịch vệ sinh, đặc biệt là các loại có mùi thơm để tránh dị ứng, mất cân bằng pH,…Tuyệt đối không được tự động chữa trị hay sử dụng thuốc.
Mẹ bầu ra máu kèm hiện tượng đau bụng cần lập tức gặp bácsĩ thăm khám
Làm thế nào để phòng ngừa hiện tượng ra máu khi mang thai?
Hiện tượng ra máu khi mang thai được phòng ngừa hiệu quả nhất khi mẹ bầu chủ động thăm khám định kỳ. Mỗi mốc khám thai đều có nhiệm vụ rất quan trọng trong bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé, chính vì thế mẹ cần thực hiện việc khám thai đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Mẹ bầu nên lựa chọn các địa chỉ thăm khám uy tín như tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để theo dõi xuyên suốt thai kỳ. Để việc khám thai đầy đủ, thuận tiện theo dõi và tiết kiệm chi phí, mẹ bầu nên lựa chọn dịch vụ thai sản trọn gói. Với thai sản trọn gói, mẹ không cần nghĩ ngợi quá nhiều hay lo lắng không biết làm các siêu âm, xét nghiệm nào cho con, hơn nữa mẹ sẽ được nhắc lịch khám các mốc quan trọng và đặc biệt là mẹ và bé được thăm khám đầy đủ để phát hiện những bất thường thai kỳ để có hướng điều trị và xử lý tốt nhất. Tại Thu Cúc, các gói thai sản linh động theo từng mốc khám giúp mẹ lựa chọn dễ dàng và phù hợp kinh tế. Thu Cúc có các y bác sĩ đầu ngành về sản phụ khoa tại Hà Nội sẽ giúp mẹ yên tâm trong suốt thai kỳ.
Xem thêm: Uống 49 Hạt Đậu Đen Xanh Lòng Chữa Bách Bệnh, Bác Sĩ Nói Gì Về Bài Thuốc Nuốt 49 Hạt Đậu
Bên cạnh việc thăm khám thường xuyên thì mẹ bầu cần cân đối chế độ vận động, chế độ ăn uống cũng như ngủ nghỉ hợp lý để có thai kỳ khỏe mạnh.