Mẹ đã thêm bài viết thành công

Bài viết của mẹ đã được đưa vào mục bài viết yêu thích. Mẹ có thể xem lại trong mục Hugges của tôi.

*

Hiện tượng chảy máu trong thai kỳ phổ biến hơn chúng ta nghĩ. Theo March of Dimes, trung bình cứ 4 thai phụ thì sẽ có 1 người có hiện tượng ra máu khi mang thai tháng đầu hoặctrong3 tháng đầu tiêncủa thai kỳ. Số lượng máu có thể chỉ là vài giọt màu nâu, đỏ tươi hay vón cục.

Đang xem: Hiện tượng chảy máu khi mang thai

Tham khảo: Máu báo thai

Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ và phổ biến nhất là vào 12 tuần đầu tiên. Dù hiện tượng này xảy ra tự nhiên, nhưng nếu chảy máu vào giữa hoặc cuối thai kỳ, đây cũng có thể là dấu hiệu của biến chứng. Bất cứ dấu hiệu chảy máu ở giai đoạn nào cũng cần được thăm khám để làm rõ nguyên nhân.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy máu trong thai kỳ.

Hiện tượng ra máu khi mang thai tháng đầu

Hiện tượng chảy máu khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể là dấu hiệu sẩy thai. Cứ 5 người thì có khoảng 1 người bị sẩy thai trước tuần thai thứ 12. Việc sẩy thai có thể có tác động rất lớn đến các cặp vợ chồng. Khoảng một nửa số bà bầu có hiện tượng chảy máu, nhưng không bị sẩy thai. Có trường hợp trứng được thụ tinh làm tổ ở thành tử cung, gây bong tróc và chảy máu trong 6 đến 12 ngày đầu tiên. Việc này chỉ kéo dài từ 1 đến 2 ngày.

Ra máu khi mang thai trong nửa đầu thai kỳ có thể xảy ra sau sang chấn hoặc có thể xảy ra một cách tự nhiên, không liên quan tới bất kỳ yếu tố nào. Máu âm đạo có thể đỏ tươi, đỏ sẫm hoặc màu đen, máu có thể ra nhiều hoặc ra ít, kéo dài. Khi chảy máu có thể đi kèm những triệu chứng khác như đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn, đau bụng khu trú hoặc toàn bộ vùng hạ vị.

Chảy máu âm đạo trong nửa đầu thai kỳ là một hiện tượng phổ biến, tỷ lệ phụ nữ mang thai có hiện tượng ra máu trong ba tháng đầu là 15-25%. Phần lớn các trường hợp là chảy máu nhẹ, không phải trường hợp bệnh lý. Ra máu khi mang thai tháng thứ 2 dạng những đốm máu nhỏ màu nâu hoặc hơi hồng có thể là dấu hiệu trứng đã thụ tinh vào làm tổ trong tử cung.

Khi mang thai, hormone trong cơ thể thay đổi làm cho lượng máu đến tử cung phụ nữ tăng lên rất nhiều, cổ tử cung rất dễ chảy máu , nhất là sau khi quan hệ tình dục hoặc khám phụ khoa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ,chảy máu âm đạo là dấu hiệu của những tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, thai phụ khi có dấu hiệu ra máu âm đạo cần đến các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời. Có những trường hợp được can thiệp để giữ thai những có trường hợp thai phải được loại bỏ càng sớm càng tốt.

Tham khảo: Dấu hiệu sẩy thai

Các dấu hiệu sẩy thai

Chảy máu âm đạo: thường xuất hiện những giọt máu nhỏ, sau đó lượng máu có thể tăng lên kèm theo máu cục hoặc không. Cảm thấy có gì đó bất an, bồn chồn, lo lắng về thai nhi.

Trong những trường hợp dọa sẩy thai và chảy máu, một số bà bầu không can thiệp cho đến khi thật sự bị sẩy thai và thai nhi không thể cứu được nữa. Đa số các nguyên nhân dẫn đến sẩy thai là do phôi phát triển không bình thường. Hiện tượng sẩy thai là hiện tượng tự nhiên nhằm đảm bảo rằng những phôi khỏe mạnh hơn có thể tồn tại và phát triển cho đến khi trưởng thành.

Theo định nghĩa, trường hợp dọa sẩy thai xuất hiện khi phôi còn nằm trong tử cung, còn hiện tượng sẩy thai là khi tử cung rỗng, thai đã bị tụt xuống thấp. Thông thường, bà bầu cần được nạo bỏ thai và hút hết lớp niêm mạc tử cung ra ngoài. Nếu mô còn sót lại bên trong sẽ dẫn đến chảy máu liên tục và nhiễm trùng.

Tham khảo: Nguyên nhân sẩy thai

Những điều quan trọng cần chú ý khi bị chảy máu trong thai kỳ

Sử dụng băng vệ sinh hoặc miếng dán mỏng để theo dõi hiện tượng chảy máu. Ghi lại số lượng và tần suất sử dụng băng vệ sinh. Không sử dụng băng vệ sinh dạng ống và không quan hệ khi bạn đang bị chảy máu. Hãy tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa. Đừng cho rằng bạn sẽ mất bé. Có rất nhiều bà bầu bị chảy máu vẫn có được những đứa con khỏe mạnh.

Mang thai ngoài tử cung

Hiện tượng này xảy ra khi trứng làm tổ ở ngoài tử cung. Vị trí thường gặp là ở vòi trứng. Tuy nhiên, khi bào thai lớn lên, vòi trứng không thể giãn ra như tử cung nên có thể bị vỡ. Có khoảng 1 trong 60 bà bầu sẽ mắc chứng chửa ngoài tử cung. Hiện tượng này thường xảy ra ở những phụ nữ đã từng mổ vòi trứng, đã bị thai ngoài tử cung ở lần mang thai trước hoặc có tiền sử nhiễm trùng ở vùng chậu.

Chửa trứng

Mặc dù rất hiếm gặp, nhưng hiện tượng chửa trứng vẫn có thể xảy ra và gây chảy máu trong thai kỳ. Thay vì phôi thai được hình thành trong tử cung, một nhóm tế bào phát triển bất thường thành nhiều túi nhỏ chứa nước và lấn át bào thai. Bạn nên nghi ngờ nếu bị chảy máu, đau và thấy thiếu những dấu hiệu của bào thai. Siêu âm có thể giúp phát hiện bệnh chửa trứng. Thông thường, phụ nữ có hiện tượng này cần được hóa trị để loại trừ các tế bào ung thư đã phát triển.

Nhiễm trùng âm đạo

Đôi khi nhiễm trùng có thể dẫn đến chảy máu trong thai kỳ. Việc xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng là rất quan trọng để chữa trị kịp thời. Nếu có hiện tượng nhiễm khuẩn, bà bầu có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Thai phụ có thể cần được nhập viện tùy vào mức độ của hiện tượng chảy máu .

Nhiễm trùng đường tiểu

Khi mang thai, nhiễm trùng đường tiểu có thể dẫn đến chảy máu tử cung hay bàng quang. Thuốc kháng sinh có tác dụng chữa trị rất hiệu quả cho bệnh này, nhưng có thể cần dùng đến thuốc trong thời gian dài. Nếu không được chữa trị, bệnh có thể dẫn đến hiện tượngsinh nonvà gây tổn hại đến thận.

Chảy máu sau khi quan hệ

Rất nhiều phụ nữ bị ra máu sau khi quan hệ. Trong đa số các trường hợp, nguyên nhân có thể là do cổ tử cung bị sưng và ứ máu. Các chị em nên dừngquan hệ khi mang thaicho đến khi máu ngừng chảy.

Tham khảo: Bà bầu 3 tháng đầu có được quan hệ không

Nhau (rau) tiền đạo

Thay vì nhau thai bám chặt vào thành tử cung giúp máu lưu thông, thì đây là hiện tượng nhau thai bám một phần hoặc toàn bộ vào đoạn dưới tử cung làm máu bị chảy ra ngoài. Có nhiều mức độnhau tiền đạo tùy thuộc vào vị trí mép nhau so với cổ tử cung. Trong trường hợp nhau tiền đạo hoàn toàn, thai phụ bắt buộc phải sinh mổ.

Xem thêm: Top 10 Lợi Ích Của Việc Đạp Xe Đạp Xe Mang Lại Cho Sức Khỏe Và Tinh Thần

Phụ nữ lớn tuổi, phụ nữ đã từng sinh đa thai hoặc từng bị nhau tiền đạo đều có nguy cơ mắc bệnh cao. Khoảng 70% phụ nữ mắc bệnh có hiện tượng chảy máu không gây đau, 20% cảm thấy hơi đau khi chảy máu và 10% không có bất kỳ triệu chứng nào.

Bong nhau thai

Bong nhau thai là một cấp cứu sản khoa có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ và bé. Hiện tượng này là do nhau bong ra khỏi thành tử cung làm chảy máu và đau bụng. Trong đa số các trường hợp, cần phải mổ can thiệp. Phụ nữ đã sinh 4 con trở lên, hút thuốc lá, nghiện ngập, 35 tuổi trở lên, có tiền sử bong nhau thai hoặc mổ tử cung có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Cứ 200 bà bầu thì sẽ có 1 trường hợp bị bong nhau thai.

Khoảng 80% phụ nữ bị bong nhau thai có hiện tượng chảy máu dữ dội và huyết tụ trong âm đạo. 20% còn lại không hề có dấu hiệu mất máu.

Sinh non

Hiện tượng chảy máu trong thai kỳ cũng có thể báo hiệu thai nhi sẽ chào đời sớm hơn dự định.Thai nhi chưa đủ 38 tuần được xem nhưsinh non. Lượng máu ở thời điểm này thường loãng và có lẫn chất nhầy. Nguyên nhân là do màng ối có thể đã vỡ và nước ối bị lẫn với máu.

*

Vỡ tử cung

Trường hợp này có thể xảy ra ở cuối thai kỳ và phổ biến với phụ nữ có 4 con trở lên. Khi thành tử cung mỏng và yếu vì đã từng được mổ, tử cung có thể bị mỏng hết cỡ và vỡ. Vỡ tử cung là một hiện tượng rất nguy hiểm cần được nhập viện ngay để chữa trị kịp thời.

Giãn tĩnh mạch

Thông thường, giãn tĩnh mạch ở âm đạo hoặc những tổn thương bên ngoài cổ tử cung có thể dẫn đến chảy máu trong thai kỳ, nhưng trường hợp này tương đối hiếm. Bệnh thường có những dấu hiệu rõ ràng để nhận biết sớm.

Thai nhi chảy máu

Có thể phân biệt được máu của thai nhi và mẹ bằng một xét nghiệm máu đặc biệt. Khi đó, các tế bào của thai nhi hiện diện trong máu ở tử cung của mẹ.

Khi nào cần được hỗ trợ y tế?

Bất kỳ trường hợp chảy máu thai kỳ nào cũng cần được kiểm tra. Dù hiện tượng ra máu trong 3 tháng đầu được xem là bình thường, nhưng các bà bầu nên gặp bác sĩ để được tư vấn. Rất nhiều bà bầu tự chẩn đoán bệnh cho mình, nhưng việc tìm hiểu nguồn gốc của hiện tượng chảy máu là rất quan trọng.

Siêu âm thai là phương pháp phổ biến để xác định nguyên nhân chảy máu trong thai kỳ. Nó cũng giúp nhận biết máu chảy ra từ đâu, tình trạng thai nhi và dự đoán được điều gì sẽ xảy ra.

*

Hãy tìm đến bác sĩ nếu bạn:

Có bất kỳ hiện tượng chảy máu nào trong thai kỳ. Cảm thấy những cơn co bóp hay đau. Nhận thấy thai nhi không cử động hoặc cử động khác thường. Thân nhiệt tăng. Nhiệt độ cơ thể bình thường nằm trong khoảng từ 36.1 đến 37.3 độ C Chảy máu dữ dội, có máu cục hoặc nhận thấy có vài mẫu mô lẫn trong đó. Thấy chóng mặt, xỉu hay choáng váng. Thấy khó thở hoặc bị đau ở vai. Có tiền sử nạo phá thai và có biểu hiện chảy máu dữ dội, thân nhiệt cao hay đau bất thường.

Một số phụ nữ đi khám phụ khoa sau khi có hiện tượng chảy máu mới phát hiện là mình đangmang thai. Điều nảy phổ biến ở những người có kinh nguyệt không đều và không dùng biện pháp tránh thai.

Nên làm gì khi bị chảy máu trong thai kỳ?

Kiểm tra lại tiền sử bệnh tật và sức khỏe sinh sản của bạn. Khám phụ khoa. Thực hiện các xét nghiệm máu bao gồm thử thai, huyết đồ và đánh giá nhóm máu. Cần tìm hiểu yếu tố Rh, đặc biệt là đối với bà bầu có Rh âm tính và thai nhi có Rh dương tính. Thử nước tiểu để nhận biết một số bệnh hoặc nhiễm trùng nếu có.

Làm thế nào để phòng ngừa hiện tượng ra máu khi mang thai?

Hiện tượng ra máu khi mang thai được phòng ngừa hiệu quả nhất khi mẹ bầu chủ động thăm khám định kỳ. Mỗi mốc khám thai đều có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Chính vì thế mẹ cần thực hiện việc khám thai đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Mẹ bầu nên lựa chọn các địa chỉ thăm khám uy tín để theo dõi xuyên suốt thai kỳ. Để việc khám thai đầy đủ, thuận tiện cho việc theo dõi, mẹ bầu có thể cân nhắc lựa chọn dịch vụ thai sản trọn gói. Với thai sản trọn gói, mẹ không cần nghĩ ngợi quá nhiều hay lo lắng không biết làm các siêu âm, xét nghiệm nào cho con, hơn nữa mẹ sẽ được nhắc lịch khám các mốc quan trọng đặc biệt là mẹ và bé được thăm khám đầy đủ để phát hiện những bất thường thai kỳ để có hướng điều trị và xử lý tốt nhất.

Bên cạnh việc thăm khám thường xuyên thì mẹ bầu cần cân đối chế độ vận động, chế độ ăn uống cũng như ngủ nghỉ hợp lý để có thai kỳ khỏe mạnh.

Xem thêm: Bệnh Hắc Lào Có Tự Khỏi Được Không Và Bao Lâu Khỏi? Có Chữa Khỏi Dược Không Và Bao Lâu Khỏi

Cảm xúc của bạn

Có thể hai vợ chồng mong có con sẽ cảm thấy suy sụp khi xảy ra hiện tượng chảy máu thai kỳ. Mặc dù rất nhiều phụ nữ có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh, nhưng không có gì là chắc chắn cả. Hãy tìm đến những chuyên gia để được tư vấn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *