Trong hai ngày 17, 18/10, tại Quảng Nam và Đà Nẵng liên tiếp xảy ra hai vụ heo rừng, khỉ hoang tấn công người dân và du khách, gây hoảng sợ cùng thương tích nghiêm trọng cho các nạn nhân. Cũng ngay trong tháng 10, tại Quảng Nam, có 4 đối tượng đã bị xử phạt hành chính về hành vi săn bắn động vật hoang dã.

Đáng nói, đây không phải là lần duy nhất cơ quan chức năng phát hiện và xử phạt hành vi khoe “chiến tích” giết hại, hành hạ thú rừng vi phạm pháp luật và rất phản cảm trên Facebook của các đối tượng…

Khoe chiến tích sát hại thú rừng trên Facebook

Câu chuyện 4 đối tượng ở xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) vây bắt, giết hại hai chú chồn núi vào giữa tháng 9/2015 có lẽ sẽ chỉ dừng lại ở việc UBND xã Duy Sơn quyết định xử phạt hành chính tổng cộng 6 triệu đồng đối với 4 đối tượng Dương Công Lý (25 tuổi), Phạm Thành Trường (24 tuổi), Hồ Phước Hiệp (31 tuổi) và Nguyễn Rô (44 tuổi), cùng trú xã Duy Sơn, vì đã có hành vi săn bắn và giết hại động vật hoang dã (ĐVHD, nếu như hai đối tượng Trường và Lý không “khoe” chiến tích này của mình lên mạng xã hội Facebook, gây phản cảm và trở thành đề tài tranh luận “nóng” trong cộng đồng mạng mấy ngày qua.

Sự việc bắt đầu vào ngày 11/9, Lý – Trường đã chụp ảnh tự sướng với xác hai chú chồn (một con chồn cáo, một chồn núi) rồi tung lên trang Facebook cá nhân để khoe với bạn bè. Cả Lý – Trường đã không lường trước được hậu quả của việc mình làm. Thay vì những like, comment cổ súy của bạn bè về hình ảnh “khoe chiến tích” trên Facebook của hai đối tượng khi đang cầm hai con chồn vừa bị giết, thì Lý – Trường lại nhận được không ít “gạch đá” từ cộng đồng mạng.

Vào ngày 28/9, Lý – Trường đã bị Công an xã Duy Sơn phối hợp với Kiểm lâm mời lên trụ sở để xác minh vụ việc. Tại Công an xã, hai đối tượng khai nhận: Hai con chồn này là do 4 người cùng phối hợp vây bắt và đánh chết, rồi xẻ thịt làm mồi nhậu ngay tại trang trại nuôi vịt của Hồ Phước Hiệp và Nguyễn Rô… Bi hài ở chỗ, cả bốn đã một mực “kêu oan”, đổ tội cho hai chú chồn bị giết hại.

Họ cho rằng: “Chính hai ĐVHD này là thủ phạm gây ra nhiều vụ mất tích vịt nuôi trong trại”. Chính vì vậy, thay vì lo làm rào chắn để bảo vệ, bốn người này lại bàn nhau cùng giăng bẫy, rình bắt và xẻ thịt “thủ phạm” để ăn mừng. Họ hoàn toàn không hề nghĩ đến hậu quả việc săn bắn, giết hại chồn cáo là ĐVHD sẽ bị xử phạt hành chính với mức 1,5 triệu đồng mỗi người!…

Trước vụ việc phản cảm khoe chiến tích của 4 đối tượng Lý, Trường, Rô, Hiệp, cũng tại Quảng Nam, vào tháng 7/2012, dư luận, cộng đồng mạng đã chấn động với vụ hành hạ, giết hại hai linh trưởng quý hiếm, khoe lên mạng xã hội của một Facebook có tên là Quang Nguyen Van. Trên trang của mình, đối tượng đã hả hê khoe cảnh một nhóm thanh niên trẻ đang làm thịt, hành hạ cá thể linh trưởng như: Thao tác mổ bụng, xẻ thịt, chặt đầu, thui lửa, dùng xương nấu cao… một cách rất dã man sau khi bắt được.

Đối tượng “khoe chiến tích” sát hại động vật hoang dã trên facebook.

Đang xem: Hậu quả của việc săn bắt thú rừng

Đáng lên án hơn, từ sát hại, các đối tượng này còn đăng tải những hành động hành hạ, gí thuốc lá đang hút dở vào mồm, mặc kệ tiếng kêu thảm thiết của hai chú linh trưởng… Ngay lập tức, hành vi này bị cộng đồng mạng kịch liệt phản ứng. Tuy nhiên, chủ nhân của các tấm ảnh trên đã dùng những lời lẽ, từ ngữ “đáp trả” hết sức ngông cuồng… Sau hơn 1 ngày truy tìm địa chỉ của chủ trang mạng Facebook tung hình ảnh giết voọc chà vá lên mạng, lực lượng an ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Nam đã xác định được chủ tài khoản đó là Nguyễn Văn Quang (trú thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, Quảng Nam).

Vào thời điểm đó, Quang đang là lính nghĩa vụ đóng quân tại Tây Nguyên. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam cũng đã xác định: Hình ảnh tung lên mạng 2 con vật bị giết là voọc chà vá chân xám thuộc nhóm 1B theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Hành vi hành hạ, giết động vật quí hiếm sau đó chụp ảnh tung lên mạng gây phản cảm trong cộng đồng mạng là hành vi vi phạm pháp luật, cần được xử lý nghiêm…Người dân và du khách bị thú rừng tấn công

Sự việc nghiêm trọng nhất mấy ngày qua là vụ lợn rừng tấn công nhà dân, gây thương tích nghiêm trọng cho 5 nạn nhân tại thôn An Bình, xã Tam Lãnh (huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) vào 10h sáng 18/10. Theo lời kể của anh Nguyễn Ngọc Anh (35 tuổi): Bấy giờ vào khoảng 10h sáng, mẹ anh là bà Phan Thị Hanh (SN 1940) đang chăn bò dưới chân núi thôn An Bình thì bất ngờ bị lợn rừng tấn công. Con heo này khoảng hơn 60kg, rất hung dữ, cứ lao thẳng vào bà Hanh húc, cắn.

Dư luận không khỏi hoang mang khi liên tiếp xảy ra sự việc khỉ, heo rừng tấn công người dân và du khách gây thương tích tại Quảng Nam và TP Đà Nẵng.

Khi nghe tiếng kêu hoảng hốt của mẹ, Anh và nhiều thanh niên xung quanh vội chạy đến giải cứu, nhưng bà Hanh do tuổi cao, sức khỏe yếu nên đã không thể tránh kịp… Trên đường chạy về hướng nhà dân, con lợn rừng này còn tiếp tục tấn công, gây thương tích nghiêm trọng cho bà Hoàng Thị Lực (74 tuổi) và 3 người khác ngay gần trụ sở UBND xã Tam Lãnh.…

Chiều 18/10, ông Nguyễn Thế Vinh – Chủ tịch UBND xã Tam Lãnh đã xác nhận: Con lợn rừng tấn công người dân ở thôn An Bình nặng khoảng 60kg, rất hung dữ. Đã có 5 người bị thương, hiện tất cả các nạn nhân đều được cấp cứu và theo dõi điều trị thương tích tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam. Nạn nhân bị thương nặng nhất là bà Phan Thị Hanh, tay phải bà bị cắn nát 1/3, phần đầu, mặt bị cắn đến biến dạng. Vết cắn ở cằm và trán dài 6cm, ngoài ra còn nhiều vết cắn sâu ở bụng, ngực, nguy hiểm đến tính mạng. Khi cố xua đuổi, giải cứu cho bà Hanh, anh Nguyễn Đình Thọ (46 tuổi) và con trai là Nguyễn Thành Tín (22 tuổi, trú thôn An Bình, xã Tam Lãnh) đã bị con lợn dữ lao thẳng vào tấn công.

Cá thể khỉ tấn công du khách tại khu du lịch Sơn Trà.

Rất may, bố con anh Thọ đã chạy tránh kịp, chỉ bị thương nhẹ. Danh sách nạn nhân còn có bà Phạm Thị Dưỡng (50 tuổi) bị húc văng xuống ruộng, bị thương, xây xát nhẹ. Riêng tại nhà ông Lê Văn Thọ (50 tuổi), con heo rừng cũng xông vào, nhưng bị chủ nhà… chống cự quyết liệt nên không gây ra thêm vụ thương tích nào… Ngay sau khi lợn rừng xuống núi tấn công người dân, chính quyền địa phương đã lập tức phối hợp với các cơ quan chức năng cùng nhiều thanh niên làng An Bình truy tìm vây bắt con lợn nhằm không cho nó tiếp tục tấn công người. Tuy vậy, con thú đã nhanh chân lẩn lên núi.

Xem thêm: Rối Loạn Tâm Lý Tuổi Dậy Thì, Chứng Rối Loạn Tâm Sinh Lý Ở Bạn Gái Tuổi Dậy Thì

Trước sự việc động vật hoang dã tấn công người tại Quảng Nam một ngày, vào sáng 17/10, tại Bán đảo Sơn Trà – TP Đà Nẵng, một cá thể khỉ cũng đã bất ngờ tấn công du khách. Hậu quả, một du khách nữ đã phải nhập viện tại Đà Nẵng vì những vết thương tại vùng mắt. Nạn nhân là chị Phan Thị Thu Giang. Chị Giang cùng nhóm bạn khi tham quan trên tuyến du lịch Không Gian Xanh thuộc bán đảo Sơn Trà thì bất ngờ bị một cá thể khỉ ngồi ngay giữa đường nhảy vào tấn công vùng mặt gây chảy máu.

Xem thêm:

Đáng nói, cá thể khỉ tấn công du khách này chẳng phải “xa lạ”, là con khỉ đuôi lợn (Pig-tailed macques). Vào tháng tháng 3/2015, nó cũng đã tấn công và cắn một nữ du khách khác khi tham quan địa điểm trên. Để bảo vệ an toàn cho du khách, Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cùng Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn tiến hành tìm cách bắt con khỉ này nhưng bất thành!

Một cá thể khỉ tại Sơn Trà (Đà Nẵng) được “giải cứu” khỏi bàn nhậu vào cuối tháng 9/2015.

Theo ông Nguyễn Văn Bình, Công an xã Tam Lãnh (Quảng Nam) xác nhận: Đây là lần đầu tiên trong 5 năm qua xảy ra vụ việc lợn rừng xuất hiện, tấn công lại người dân ở địa phương. Thông thường, lợn rừng khi thấy người đều bỏ chạy. Tuy nhiên lần này rất hung dữ, tấn công người. Có thể con lợn rừng đã bị người ta săn và bắn bị thương nên mới giận dữ và mất phương hướng rồi xuống núi tấn công người.

Liên quan đến việc lợn rừng, khỉ núi liên tiếp tấn công người, PGS.TS Võ Văn Minh (nguyên Trưởng khoa Sinh – Môi trường, Trường ĐHSP Đà Nẵng) cho rằng: Việc săn bắt lợn rừng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chuyện lợn rừng tấn công con người. Những năm gần đây, trên phạm vi cả nước đã ghi nhận rất nhiều trường hợp bị heo rừng tấn công gây nhiều thương vong. Thông thường chẳng có con thú rừng nào dám rời rừng, vì chúng sợ con người.

Động vật hoang dã tấn công người lỗi phần lớn do con người “ứng xử tệ với thiên nhiên”.

Có trường hợp, thú rừng đã tìm ra tận nương rẫy của người dân để tìm kiếm thức ăn, tuy nhiên nguyên nhân một phần là do rừng đang bị hủy hoại và xâm hại nghiêm trọng… “Nhà” của chúng bị xâm phạm thì chúng mới hoảng loạn, bỏ chạy, thậm chí quay lại tấn công con người vì buộc phải theo bản năng kiếm ăn, bản năng sinh tồn, nhằm tự vệ mình trong quá trình đi kiếm ăn.

Còn theo Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng khuyến cáo: Khách tham quan khi thấy cá thể khỉ đuôi lợn không được lại gần để chụp ảnh. Không cố gắng tiếp xúc để cho đồ ăn hoặc nhử cho động vật đến lấy thức ăn, hoặc kích động, chọc phá cá thể dễ gây ảnh hưởng tác động đến các động vật này, dẫn đến tình trạng tấn công du khách…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *