Giới thiệuĐơn vị hành chínhKhối ngoạiKhối phòng khámKhối nộiKhối cận lâm sàngTin tức – Sự kiệnBản tin bệnh việnCải cách hành chínhKiến thức Y khoaBảng kiểm Quy trình kỹ thuậtTài liệu Truyền thông dinh dưỡngPhác đồQuy trình kỹ thuậtBảng công khai tài chính, Giá Dịch Vụ
1. KHÁI NIỆM
Hạ đường huyết là một trong những vấn đề thường gặp trong giai đoạn sơ sinh, có thể thoáng qua trong giai đoạn đầu sau sinh. Tuy nhiên hạ đường huyết dai dẳng có thể gây tổn thương não và để lại hậu quả lâu dài.
Đang xem: Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh
-Hạ đường huyết sơ sinh được xác định khi Glucose huyết của trẻ dưới 2,6 mmol/L (47 mg/dL) (Theo Hiệp hội nhi khoa Mỹ)
-Trong một số tài liệu khác có đưa ra các giá trị cụ thể hơn: hạ đường huyết sơ sinh được xác định khi Glucose huyết thanh
+Dưới 2,2 mmol/L (40 mg/dL) trong 24 giờ đầu sau sinh với những trẻ không có triệu chứng và dưới 2,5 mmol/L (45 mg/dL) với những trẻ có triệu chứng.
+Dưới 2,8 mmol/L (50 mg/dL) sau 24 giờ tuổi
-Trong tài liệu này chúng tôi sử dụng ngưỡng xác định hạ đường huyết chung cho trẻ sơ sinh khi Glucose huyết thanh 8- 10 mg/kg/phút để duy trì Glucose huyết thanh trên 2,8 mmol/L và kéo dài trên 1 tuần <3>)
-Insulin huyết thanh xét nghiệm đồng thời với Glucose huyết thanh
-Cortisol
3.2.3Trường hợp hạ đường huyết dai dẳng với insulin huyết bình thường, cần xem xét các xét nghiệm
-Hormone tăng trưởng (GH), ACTH, T4, TSH
-Glucagon
-Amino acid huyết thanh, niệu. Acid hữu cơ niệu
-Xét nghiệm gen
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Xử trí ngay các tình trạng cần cấp cứu: Như co giật, tím tái, suy hô hấp…
4.2.Điều chỉnh đường huyết:
-Mục tiêu duy trì Glucose huyết thanh ≥ 2,6 mmol/L trong ngày đầu sau sinh và ≥ 2,8 mmol/L trong những ngày sau.
-Điều chỉnh đường huyết được thực hiện từng bước tuỳ theo mức độ hạ
đường huyết, có hoặc không có triệu chứng như sau:
4.2.1. Điều chỉnh chế độ ăn:
-Áp dụng cho mức Glucose huyết thanh từ 2 – 2,6mmo/L và không có triệu chứng.
-Bú mẹ sớm ngay sau sinh. Trẻ có nguy cơ cần được cho ăn sớm ngay trong giờ đầu sau sinh và sàng lọc Glucose huyết sau đó 30 phút.
-Nếu trẻ không thể bú mẹ thì vắt sữa và cho trẻ ăn bằng phương pháp thay thế, lượng ăn đủ theo nhu cầu trong ngày.
-Có thể tăng cường bữa ăn 12 bữa/ngày.
-Theo dõi đường huyết trước ăn.
4.2.2. Truyền dịch:
-Chỉ định cho các trường hợp hạ đường huyết
+Trẻ có triệu chứng.
Xem thêm: Bệnh Viện Thu Cúc Chuyên Về Gì? Địa Chỉ, Giá Khám Phụ Khoa Ở Bệnh Viện Thu Cúc
+Glucose huyết 2,6 mmol/L ở 2 lần xét nghiệm liên tiếp.
-Nếu Glucosse còn thấp, tăng dần lượng dịch hoặc nồng độ Glucose. Dịch có nồng độ glucose dưới 12,5% cho phép truyền TM ngoại biên, dịch truyền có nồng độ Glucose trên 12,5% cần truyền TM trung tâm
4.2.3.Hạ đường huyết dai dẳng:
-Nếu kéo dài trên 2 ngày với tốc độ truyền đường đến 12mg/kg/phút, có thể phải điều trị thuốc Diazocid hoặc Hydrocortisone và cần phải tìm căn nguyên để điều trị (Xét nghiệm Insulin và cortisol máu trước khi điều trị Glucocorticoid).
-Liều Hydrocortisone 5 mg/kg/ngày, chia 2 lần, tiêm TM hoặc uống.
-Glucocagon: có thể cần ( hiếm) khi đã sử dụng Glucocorticoid mà không hiệu quả.
-Việc sử dụng Diazocid hoặc Glucagon cần được hội chẩn với chuyên khoa nội tiết .
4.2.4.Theo dõi khi Glucose huyết bình thường
-Nếu Glucose huyết thanh ổn định với điều trị truyền TM:
+Bắt đầu cho ăn 20ml/Kg/ngày
+Tăng dần lượng ăn và giảm dần dịch truyền cho đến khi ăn được hoàn
toàn.
– Kiểm tra Glucose huyết sau mỗi khi thay đổi điều trị, lưu ý kiểm tra đường huyết trước ăn.
Xem thêm: Bật Mí 7 Lợi Ích Củ Cải Đường Mang Lại Giúp Cho Cơ Thể Khỏe Mạnh
4.3.Điều trị theo nguyên nhân
Trường hợp hạ đường huyết dai dẳng với nhu cầu tốc độ truyền đường trên 8 mg/kg/phút kéo dài trên 1 tuần cần có hội chẩn với chuyên khoa nội tiết để có điều trị thích hợp cho những trường hợp hạ đường huyết do một số nguyên nhân không thường gặp.