Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân ngày càng trở nên phổ biến và gây ra nhiều phiền toái cho những người không may mắc phải và những người không phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và biểu hiện của bệnh qua bài viết dưới đây để chuẩn bị cho mình cách chữa trị và phòng tránh hiệu quả các bạn nhé!

1. Nên hiểu thế nào về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân?

Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn được gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới là kết quả của sự suy giảm khả năng vận chuyển máu về tim của hệ thống tĩnh mạch ở hai chân. Lý do là bởi vì các tĩnh mạch gặp trục trặc, khiến cho máu không thể chảy đúng chiều và bị ứ đọng lại, gây nên biến dạng tổ chức các mô xung quanh và những biến đổi về huyết động. Bệnh khiến chân trở nên nhức mỏi, phù nặng, tê bì và đôi khi có cảm giác cuồng chân như bị kiến bò, chuột rút về đêm,… nặng hơn bệnh có thể khiến chân bị loét khó lành, chàm da, tĩnh mạch nông giãn lớn, chảy máu,…

2. Các yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn tới suy giãn tĩnh mạch chân

Số liệu thống kê cho thấy suy giãn tĩnh mạch chân là một loại bệnh phổ biến trên thế giới, trong đó phải có đến 70% số bệnh nhân được ghi nhận là nữ giới. Do cấu tạo cơ thể phụ nữ được tạo hóa thiết kế để mang thai và phụ nữ cũng chịu ảnh hưởng của thay đổi nội tiết tố nữ tác động lên thành tĩnh mạch. Bên cạnh đó, nữ giới thường đi giày cao gót nhiều hơn nam giới nên tỷ lệ mắc suy tĩnh mạch chi dưới ở phụ nữ vì thế mà phổ biến hơn ở đàn ông.

Đang xem: Giãn tĩnh mạch chân và cách điều trị

Ngoài ra một số ngành nghề như bán hàng, ngành dịch vụ, tiếp khách, dệt may, công nhân trong nhà máy, giáo viên, nhân viên công sở,… phải đứng hoặc ngồi lâu, phải mang vác các vật nặng trong thời gian dài khiến cho máu bị dồn xuống chân tạo áp lực lên thành tĩnh mạch, lâu ngày gây tổn thương tại các van tĩnh mạch chân và ảnh hưởng đến sự tuần hoàn, lưu thông khí huyết, máu bị ứ đọng gây phù nề ở chân.

*

Lạm dụng đi giày cao gót quá nhiều sẽ dễ dẫn tới chứng suy giãn tĩnh mạch ở chân

Cụ thể hơn, theo như phân tích của các chuyên gia y tế, tỷ lệ suy giãn tĩnh mạch chân sẽ ngày càng tăng cao do sự chuyển dịch của các ngành nghề trong xã hội hiện đại cũng như sự thay đổi trong thói quen sinh hoạt của con người. Ngày nay công việc văn phòng thường khiến cho mọi người ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài và dường như rất ít vận động (mải mê làm các công việc trên máy tính, không có không gian hoặc điều kiện vận động thể chất, mang vác đồ vật như thời xưa)hay sự phát triển của các loại hình dịch vụ ngày càng chuyên nghiệp hóa (nhân viên tiếp đón, chào khách trong các nhà hàng, khách sạn, sân bay,… hoặc các công nhân trong dây chuyền sản xuất chế biến thủy hải sản phải đứng hàng giờ đồng hồ).

Việc con người tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh dư thừa dầu mỡ khó chuyển hóa, chơi những trò chơi qua màn hình máy tính, điện thoại là nhiều thay vì ra ngoài vui chơi vận động các trò chơi thể chất như những năm trở về trước,… là nguyên nhân khiến gia tăng nhanh chóng chứng béo phì. Và thừa cân cũng chính là một trong những lý do gây nên suy giãn tĩnh mạch chân do khối lượng cơ thể lớn sẽ tạo áp lực đè xuống chi dưới, làm cho máu không thể lưu thông bình thường.

Một nguyên nhân khác phải kể đến đó là do tuổi cao sức yếu, chức năng cơ thể suy giảm dần. Tuổi đời càng cao càng kéo theo những bệnh lý liên quan tới tim mạch, trong đó có suy giảm tĩnh mạch chân. Trước đây suy giãn tĩnh mạch chân bắt gặp nhiều ở người lớn tuổi nhưng thời nay căn bệnh này đang trẻ hóa.

3. Bệnh có những biểu hiện như thế nào?

Có thể chia các dấu hiệu qua từng giai đoạn phát triển bệnh như sau:

Giai đoạn đầu mới bị bệnh:

Chân hay bị đau mỏi, cảm giác nặng nề, phù nhẹ, đi giày dép thấy chật hơn bình thường;

Buổi đêm hay bị chuột rút, lâm râm như bị kim châm, tưởng tượng chân buồn bực như bị kiến bò;

Xuất hiện mạch máu nổi li ti ở bàn chân hoặc cổ chân, khuỷu chân;

Do ở giai đoạn đầu những dấu hiệu của bệnh lúc có lúc không (có thể biến mất khi nghỉ ngơi đủ), tĩnh mạch chưa giãn nhiều nên bệnh nhân thường chủ quan và bỏ qua, không đi khám.

*

Vết tĩnh mạch hằn dưới da gây mất thẩm mỹ cho người bệnh

Giai đoạn tiến triển của bệnh:

Bước sang giai đoạn này tần suất chân bị phù sẽ ngày càng nhiều hơn, lan ra cả mắt cá chân hoặc cả bàn chân. Rối loạn dinh dưỡng dẫn tới máu dồn ứ ở cẳng chân, làm thay đổi màu da ở khu vực này. Máu thoát ra ngoài tĩnh mạch khiến cho chân căng phù, khó tan đi kể cả khi đã nghỉ ngơi như ở giai đoạn 1. Nhiều khi các búi tĩnh mạch có thể nổi hằn rõ nhìn thấy cả những mảng máu bầm dưới da.

Xem thêm: Những Ai Không Nên Đeo Kính Áp Tròng Có Hại Mắt Không, Đeo Kính Áp Tròng Thường Xuyên Có Hại Mắt Không

Giai đoạn biến chứng:

Khi bệnh càng nặng dần có thể khiến tĩnh mạch nông trở nên viêm nặng, thuyên tắc tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi, chảy máu, hình thành các cục máu đông, nhiễm khuẩn vết lở loét.

4. Bệnh này có thể chữa trị được không?

Suy giãn tĩnh mạch càng được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ càng dễ dàng hơn. Một số phương pháp có thể được áp dụng như sau:

Dùng băng hoặc vớ bó chân: Hai dụng cụ này có tác dụng tạo áp lực khiến van tĩnh mạch khép lại bằng cách ép chặt vào cơ;

Điều trị nội khoa với các thuốc làm bền thành mạch.

Phẫu thuật tĩnh mạch: Những đoạn tĩnh mạch bị tổn thương, bị suy giãn sẽ được cắt bỏ để máu không chảy vào đó nữa;

Phương pháp tiêm gây xơ tại chỗ với các thuốc làm xơ hóa lòng mạch máu: Để tiến hành kỹ thuật này bác sĩ chuyên khoa sẽ tiêm một thứ dung dịch gây viêm ở tĩnh mạch, máu sẽ dừng lưu thông vào những mạch này và dần dần bị xơ hóa và loại bỏ.

Cách để ngăn ngừa mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân:

Nâng cao đời sống sinh hoạt cá nhân, thực hiện tập thể dục, thể thao đều đặn và xoa bóp chân mỗi ngày.

Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu tại một chỗ. Cần nghỉ ngơi và luân phiên ca làm để đảm bảo sức khỏe lao động;

Khám sức khỏe định kỳ để tăng cơ hội phát hiện sớm ở bệnh hoặc khi cảm thấy cơ thể có vấn đề cần đi khám để áp dụng đúng phương pháp điều trị kịp thời, phòng khi bệnh diễn tiến nặng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm về sau;

Tăng cường cải thiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu chất xơ và hạn chế tối đa các chất dầu mỡ có hại cho hệ tim mạch;

Ngoài ra tại môi trường làm việc, cần triển khai và tăng cường công tác tuyên truyền về những bệnh nghề nghiệp và tạo điều kiện cho người lao động được nghỉ ngơi, thư giãn giữa giờ để tránh các nguy cơ bệnh lý.

Xem thêm: Nên Đo Huyết Áp Vào Lúc Nào Là Hợp Lý ? Thời Điểm Đo Huyết Áp Chính Xác Nhất Trong Ngày

*

Liệu pháp mát xa giúp chân được thư giãn và giảm các tác động xấu của bệnh

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn đọc phần nào hiểu về suy giãn tĩnh mạch chân và tính nghiêm trọng của căn bệnh thầm lặng nhưng mang tính “sát thương” cao này. Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ tới tổng đài 1900565656 của BVĐK namlimquangnam.net để nghe tư vấn kỹ lưỡng hơn về những gói khám và điều trị phù hợp bạn nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *