Xu hướng sử dụng sản phẩm thuần tự nhiên, hạn chế sự tác động của con người đang ngày càng trở nên mạnh mẽ. Trong đó, việc ăn gạo lứt hoặc uống trà, sữa gạo lứt được coi như một trong số những bí kíp hàng đầu của một cơ thể dẻo dai, khoẻ mạnh. Sở dĩ gạo lứt được nhiều người tin dùng như vậy cũng vì hàm lượng dinh dưỡng khổng lồ có trong lớp vỏ cám bên ngoài.

Đang xem: Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt

*

Chuyện thật như đùa, khi các loại máy xay và chày cối chưa được phát minh thì chúng ta buộc phải ăn gạo lứt vì không có cách nào tách vỏ cám để thu được gạo trắng. Xã hội phát triển hơn, gạo trắng ra đời nhờ những biện pháp xay, giã, đã vô tình lấy đi hàm lượng dinh dưỡng tinh tuý trong lớp vỏ cám và mầm. Thậm chí, cho đến tận ngày nay, đa số chúng ta vẫn chuộng ăn gạo trắng hơn bởi độ mềm mịn của gạo cũng như thời gian nấu cơm ngắn và giá thành rẻ hơn. Còn về phía các công ty sản xuất, kinh doanh gạo trắng cũng có lợi hơn vì thời gian bảo quản lâu, từ đó giúp công ty thu về nhiều tiền hơn. Cho đến tận ngày nay, khi xu hướng thực dưỡng và tìm về thực phẩm tự nhiên đang nở rộ thì gạo lứt mới được quan tâm và tin dùng trở lại.

*

Có thể bạn chưa biết, hầu hết các thành phần dinh dưỡng thiết yếu như chất đạm, chất bột, chất xơ, canxi, magiê và vitamin trong gạo lứt đều cao hơn gạo trắng. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điều này trong bảng sau:

Bảng so sánh thành phần dinh dưỡng cơ bản của gạo trắng và gạo lứt

Thành phần dinh dưỡng

Gạo lứt

Gạo trắng

Công dụng

Vitamin B

500120

500

– Thiếu thì sinh bệnh tê phù.

Vitamin B2

60

33

– Làm đẹp người

– Thiếu thì ngưng trưởng thành, sinh các chứng bệnh viêm nhiễm ở môi, miệng.

Vitamin B6

620

37

– Có nhiều trong mầm gạo.

– Chữa bệnh viêm ngoài da, xơ cứng động mạch.

Vitamin B12

0,0005

0,00016

– Tham gia các quá trình sinh hóa trong cơ thể, tham gia chuyển hóa chất đường, chất béo, chất đạm. Tác dụng tạo máu và có hiệu lực đối với biến loạn của các thương tổn chấn thương thần kinh.

Vitamin B15

0,13

Vết

– Chống xơ mỡ động mạch, hạ coresteron.

Tiền sinh tố A

(+)

(-)

– Cần cho sự phát triển của xương và các tổ chức khác, làm mắt thêm tinh. Thiếu thì khô mắt quáng gà, xương ngừng phát triển

Tiền sinh tố C

35-36

11-37

– Giữ cho cơ thể khỏe mạnh, dai sức, chống các bệnh nhiễm trùng, làm vết thương chóng lành, chữa chảy máu.

Vitamin E

(+)

(-)

– Thiếu thì khó có thai, tinh lực kém. Làm cơ thể trẻ lại, cường tinh, chữa ung thư có kết quả.

Vitamin K

10.000

1.000

– Cần cho đàn bà, làm huyết trong lành. Thiếu thì chậm đông máu.

Chất đạm

7190

5470

– Tạo các tổ chức mới, nhất là đối với trẻ em thời phát triển cấu tạo tế bào để thay thế và bù lại tế bào hao mòn.

– Thiếu thì sức phòng chống bệnh kém, người ốm yếu.

Xem thêm: 8 Công Dụng Làm Đẹp Thần Kỳ Của Dưa Leo ) Có Tác Dụng Gì? 5 Mẹo Đắp Dưa Chuột Đúng Cách

Chất béo

30200

600

– Chống áp huyết cao, giảm colestron trong máu và hạ thấp huyết áp.

Chất bột

70520

65400

– Làm cơ thể sinh trưởng, nảy nở, giảm được sự biến hóa của chất béo, chất đạm.

A. Nicotinic

4000

1000

– Thiếu thì sinh bệnh ngoài da, viêm đại tràng, miệng, phổi, ỉa chảy, nhức đầu.

B. Pholic

20

16

– Chữa bạch huyết, u nhọt ác tính. Thiếu thì gây thiếu máu.

A. Pangto tonic

1520

750

– Làm cho vỏ não tốt lên. Thiếu thì sinh bệnh ngoài da, loét dạ dày, thiếu máu, thấp khớp, bạch huyết, u nhọt ác tính. Là nhân tố đẩy mạnh sự trưởng thành.

Xilen

(+)

(-)

– Ngăn không cho các u ung thư phát triển.

Chất xơ

1000

300

– Kích thích ruột co bóp, nhuận tràng.

Canxi

21

17

– Cần cho răng và xương. Thiếu thì còi xương, chậm lớn, dễ bị mềm xương, rụng răng, khó cầm máu.

Photpho

352

186

– Bồi bổ thần kinh, liên kết với canxi cấu tạo răng, xương, cần cho tế bào thần kinh.

Magiê

75

60

– Đẩy mạnh sự phát triển cơ thể.

Có 2 loại gạo lứt chính là lứt nếp và lứt tẻ với hương vị và công dụng khác nhau. Gạo lứt tẻ là loại dùng để ăn cơm bằng cách nấu như nấu gạo thông thường, chỉ thêm một bước là ngâm khoảng 15 phút. Nhiều người mới ăn cơm gạo lứt sẽ không thấy ngon miệng vì cơm không nở như gạo trắng và hơi ráp. Tuy nhiên, nếu chịu khó ăn một thời gian dài, bạn sẽ thấy cơm gạo lứt có vị rất đặc biệt, bùi và dẻo lạ thường. Còn gạo lứt nếp thường được sử dụng làm món rượu nếp cái, có kết hợp cùng chuối tiêu chín và lòng đỏ trứng gà.

*

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích phòng và chữa bệnh tuyệt vời của gạo lứt. Trong đó phải kể đến khả năng làm giảm lượng cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim, đột quỵ, hỗ trợ tiêu hoá, thanh lọc cơ thể và làm đẹp da, giảm béo. Ngoài phần vỏ nhiều dưỡng chất ra, gạo lứt còn có ba phần chính là lớp cám gạo, phôi và nội nhũ. Riêng nội nhũ chứa nhiều glucid, là một nguồn năng lượng dồi dào. Lớp cám và phôi tuy chỉ chiếm 10% hạt nhưng lại chiếm tới 65% các chất có giá trị nhất về mặt dinh dưỡng.

Xem thêm: Bỏ Túi Ngay Kinh Nghiệm Chọn Và Dùng Máy Hút Mùi Cho Mọi Nhà

*

Một nghiên cứu tại Nhật Bản đã chỉ ra rằng nếu ngâm gạo lứt đỏ khoảng 22 tiếng ở nhiệt độ trong nhà sẽ nảy mầm và tiết ra nhiều chất enzyme cùng vitamin bổ dưỡng. Điều này không thể xảy ra ở gạo lứt trắng vì không còn phôi để nảy mầm. Gạo lứt đỏ khi nấu thành cơm sẽ mềm hơn và có vị ngọt thơm hơn cơm trắng nhờ các enzyme tiết ra chất đường và chất đạm.

Bạn có thể thực hành nhiều công thức món ăn được chế biến từ gạo lứt ngay tại nhà như: bún làm từ gạo lứt xào với rong biển, gạo lứt rang rồi hãm pha trà, cốm gạo lứt, đồ xôi gạo lứt ăn với vừng hoặc cháo gạo lứt đậu đỏ…

Với những giá trị dinh dưỡng vượt trội của gạo lứt, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội bổ sung dưỡng chất từ loại thực phẩm tuyệt vời này nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *