Bạn có biết đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn đã và đang ảnh hưởng đến khoảng 3% dân số thế giới, đây cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến những nguyên nhân phổ biến nhất gây mồ hôi đêm và cách để khắc phục tình trạng này.

Đang xem: đổ mồ hôi trộm ở người lớn

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn

Thời tiết nắng nóng và tập thể dục không phải là những yếu tố duy nhất kích hoạt tuyến mồ hôi hoạt động. Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây đổ mồ hôi nhiều, nhất là trong khi ngủ, chẳng hạn như:

Nhiễm trùng: phổ biến là cúm, lao và hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV)…

Mất cân bằng nội tiết: Khi phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh, tiểu đường, bệnh tuyến giáp, dậy thì, mang thai…

Ngưng thở khi ngủ: Tỷ lệ người có hội chứng này bị đổ mồ hôi đêm cao gấp 3 lần so với người bình thường.

Trào ngược dạ dày – thực quản: Mặc dù ợ nóng là triệu chứng chính, nhưng đổ mồ hôi đêm cũng rất phổ biến ở người có bệnh dạ dày.

Ung thư: Đổ mồ hôi đêm có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh ung thư, thường gặp nhất là u lymphoma và bệnh bạch cầu…

Tác dụng phụ của thuốc tây: như thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ sốt, thuốc hạ đường huyết…

Hạ đường huyết: thường gặp nhất là trường hợp người bệnh tiểu đường dùng thuốc nhưng đường huyết bị hạ quá mức.

Rối loạn hệ thần kinh thực vật: có thể vô căn (không rõ nguyên nhân), hoặc do di truyền, sau chấn thương, đột quỵ…

*

Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn có thể do nhiều nguyên nhân

*

Cách trị đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn

Lựa chọn phương pháp điều trị chứng mồ hôi đêm phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này như điều chỉnh rối loạn hormon, thuốc uống, các bệnh lý mắc phải…

Nếu không thể xác định được nguyên nhân trực tiếp, việc điều trị chủ yếu dựa trên sự thay đổi lối sống tích cực. Bạn nên:

– Ngủ trong phòng thoáng khí, mát mẻ; bố trí đủ quạt và điều hòa trong phòng.

Xem thêm: Chi Phí Lăn Kim Tế Bào Gốc, Lăn Kim Trị Sẹo Rỗ Bao Nhiêu Tiền

– Lựa chọn chất liệu ga giường, quần áo ngủ thấm hút mồ hôi, tránh đắp chăn quá dày

– Hạn chế uống rượu bia, cà phê, ăn đồ cay nóng… nhất là trước khi ngủ

– Thực hiện chế độ ăn ít chất béo, đường…

– Luyện tập hít thở sâu, thiền tịnh trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.

– Theo dõi cân nặng, điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập để tránh dư cân, béo phì

– Cung cấp đủ nước (1,5 – 2 lít) mỗi ngày.

– Dùng chất chống mồ hôi bôi xoa ngoài tại những vị trí dễ bị tăng tiết mồ hôi như nách, bàn tay, bàn chân, tóc, lưng, ngực, bẹn…

– Sử dụng thảo dược trị mồ hôi: Các thảo dược như Sơn thù du, Thiên môn đông từ lâu đã được sử dụng trong Đông y để điều trị chứng ra nhiều mồ hôi. Bạn có thể dùng dưới dạng hãm sắc hoặc viên uống trị mồ hôi có chứa thành phần này.

Xem thêm: Yếu Sinh Lý Nam Nên Ăn Gì Để Tăng “Bản Lĩnh” Đàn Ông Yếu Sinh Lý Nên Ăn Gì

*

Thiền tịnh trước và sau khi ngủ để giảm mồ hôi đêm

Thông tin về viên uống thảo dược chứa Sơn thù du và Thiên môn đông

Kinh nghiệm trị mồ hôi hiệu quả bằng thảo dược

Đa số các trường hợp đổ mồ hôi đêm trộm vào ban đêm ở người lớn thường không nguy hiểm, tuy nhiên việc thăm khám để loại trừ một số bệnh lý gây ra tình trạng này là điều cần thiết. Ngoài ra, bạn nên chú ý điều chỉnh lối sống theo những lưu ý trên đây để giảm bớt tình trạng này, tránh ảnh hưởng tới giấc ngủ và sức khỏe về lâu dài.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *