Xây dựng thực đơn hàng ngày cho bé 7 tháng tuổi là việc làm không hề đơn giản, các mẹ cần chú ý đến việc đảm bảo cân bằng các nhóm chất cho bé cũng như sắp xếp thời gian ăn uống sao cho hợp lý.
Đang xem: Dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi
Gợi ý mẹ cách lên thực đơn hàng ngày cho bé 7 tháng tuổi vừa dễ chế biến lại giàu dinh dưỡng giúp bé phát triển thể chất tốt nhất.
Bước sang tháng thứ 7, hầu hết các bé đã bắt đầu nhai nuốt tốt hơn (với các bé đã bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6). Đây là lúc các mẹ cần có sự linh hoạt trong việc xây dựng thực đơn hàng ngày cho con cũng như chú trọng tới việc cân bằng dinh dưỡng để bé vẫn tăng cân tốt trong giai đoạn ăn dặm.
Nội dung bài viết:
Một số nguyên tắc khi cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm3 quy tắc quan trọng trong việc xây dựng thực đơn hàng ngày cho bé 7 tháng tuổiThực đơn ăn dặm bé 7 tháng của Viện Dinh Dưỡng dành cho mẹ tham khảoMột số cách chế biến món ăn dặm cho cho bé 7 tháng tuổi
Một số nguyên tắc khi cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm
Với trẻ 7 tháng tuổi vẫn duy trì nguồn dinh dưỡng chủ yếu là sữa mẹ hãy cho trẻ bú mẹ theo yêu cầu. Bên cạnh đó mẹ cũng nên chuẩn bị các món ăn dặm nhằm đảm bảo đầy đủ, dinh dưỡn cho sự phát triển của trẻ.
Nội dung bài viết
5 cách nấu cháo với thịt gà cho bé ăn dặm ngon miệng
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi để con phát triển toàn diện
Thực đơn bé 7 tháng tuổi nên kết hợp một bữa ăn bột mặn và một bữa bột ngọt giúp bé thay đổi khẩu vị và không bị chán ăn. Đặc biệt, mẹ cần bổ sung thêm các loại thực phẩm khác như trứng, thịt, cá, rau xanh, củ, trái cây… nhằm cung cấp chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé.
Một trong những nguyên tắc cho bé ăn dặm nữa là thời gian một bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút cho dù bé ăn ít hay ăn nhiều vì việc này sẽ gây ra thói quen không tốt cho các con.
Các mẹ cũng cần chú ý đến việc sắp xếp lịch ăn dặm cho bé 7 tháng sao cho phù hợp với thời gian biểu của bé. Từ tháng này bé đã có thể ăn thêm 1 số loại thực phẩm so với tháng trước, thực đơn cho bé cần đầy đủ các nhóm chất béo, chất đạm, vitamin và chất xơ, tinh bột. Lịch ăn dặm của bé có thể như gợi ý dưới đây:
Sáng sau khi ngủ dậy: Sữa mẹ hoặc sữa công thứcGiữa buổi sáng: Ăn dặm với cháo loãng/rau củ quả nghiền/hoa quảBuổi trưa: Hoa quả, sữa chuaChiều sau khi ngủ dậy: Sữa mẹ hoặc sữa công thứcBữa tối: Ăn dặmTrước khi đi ngủ: Sữa mẹ hoặc sữa công thức
3 quy tắc quan trọng trong việc xây dựng thực đơn hàng ngày cho bé 7 tháng tuổi
1. Mẹ cần đảm bảo cho bé ăn đủ chất
Bé nên được cung cấp đủ các nhóm đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất trong mỗi bữa ăn.
Ở tháng thứ 7, ngoài tinh bột và rau củ quả, mẹ có thể bắt đầu cho bé tập ăn các món có chứa chất đạm. Nhóm thực phẩm bé có thể ăn trong tháng này gồm thịt gà, thịt lợn, trứng, cá thịt trắng và đậu hũ.
Lưu ý là với tôm, cua hoặc các loại hải sản, mẹ chỉ nên cho bé ăn thử với lượng nhỏ. Nếu con không có phản ứng dị ứng thì mẹ có thể cho ăn lượng tăng dần một ít một.
Xem thêm: Dắt Túi Bí Quyết Kiêng Cữ Sau Sảy Thai Tự Nhiên Để Nhanh Có Bầu Lại
Với thịt lợn: Mẹ nên chọn phần thịt ít mỡ như thịt thăn bởi phần thịt này mềm, ngọt và dễ chế biến.Thịt cá: Nên chọn loại cá thịt trắng như cá lóc, cá chép, cá chẽm, …
Trong tháng thứ 7 của bé, mẹ cũng cần ưu tiên cho bé ăn nhiều rau củ và hoa quả bởi đây là nguồn thực phẩm giúp bé nhuận tràng tốt (đặc biệt với các bé mới chuyển qua giai đoạn ăn dặm), cung cấp nhiều vitamin để cơ thể bé có sức đề kháng tốt.
Kinh nghiệm giúp mẹ chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé nhàn tênh cùng 10 món cháo siêu bổ dưỡng giúp con tăng cân
5 món ăn dặm kiểu Nhật dễ làm cho bé từ 5 – 6 tháng tuổi!
Cách xây dựng thực đơn hàng ngày cho bé 7 tháng tuổi
2. Mẹ cần cho bé ăn một lượng thức ăn phù hợp với cân nặng của trẻ
Cân nặng của bé ảnh hưởng lớn đến nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Một em bé 9 kg sẽ cần lượng thức ăn khác với bé 10kg.
Mẹ hãy quan sát việc tăng cân của bé. Nếu trong vòng 2 tháng con tăng cân ít, quá chậm, chiều cao không đạt chuẩn thì chắc chắn rằng lượng dinh dưỡng đang bị thiếu hụt so với nhu cầu của bé, cần thay đổi thực đơn cho bé 7 tháng để phù hợp hơn.
3. Cho con ăn đúng giờ
Đây là quy tắc vô cùng quan trọng để giúp cơ thể con tự xây dựng được thói quen ăn uống lành mạnh cũng như nhận biết nhu cầu đói thực sự. Nếu mẹ áp dụng cho bé ăn có kỷ luật và đúng giờ thì con sẽ tăng cân tốt, đều đặn hơn.
Ngoài ra mẹ cũng cần lưu ý thêm về chế độ dinh dưỡng cho bé rằng:
Thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng mẹ có thể tham khảo
Bé cần duy trì bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, khoảng 600-700ml/ 24h.Khi chế biến đồ ăn, hãy hạn chếnêm cho gia vị vào thức ăn của bé.Nếu bé ăn cháo, mẹ cần nấu cháo theo tỉ lệ 1:7, tức là cứ 10g gạo thì cần nấu với 70 ml nước.
Ngoài các món ăn dặm truyền thống, mẹ có thể tham khảo các cách chế biến khác để làm phong phú thực đơn cho bé 7 tháng
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi của Viện Dinh Dưỡng dành cho mẹ tham khảo
Mẹ có thể tham khảo thực đơn 1 ngày cho bé 7 tháng tuổi dưới đây giúp cho trẻ phát triển khỏe mạnh toàn diện:
Bảng gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Một số cách chế biến món ăn dặm cho cho bé 7 tháng tuổi
Mẹ hãy bổ sung thêm một số món ăn dặm trong thực đơn hàng ngày cho trẻ 7 tháng tuổi bằng cách
1. Hoa quả xay nhuyễn hoặc nạo dành cho bé
Trái cây là một nguồn vitamin, khoáng chất và chất xơ tuyệt vời. Các loại hoa quả như táo, đu đủ, chuối, dưa hấu, bơ… đều là những lựa chọn lý tưởng cho một bữa ăn nhẹ cũng như một bữa ăn hoàn chỉnh.
Xem thêm: Thai Chết Lưu Bao Lâu Thì Ra Máu ? Ra Máu Nhiều Hay Ít? Ra Máu Nhiều Hay Ít
2. Các món cháo cho bé
Các món cháo cho bé 7 tháng tuổi có thể chế biến đặc hơn một chút để bé tăng dần độ thô. Một số món cháo ngon mẹ có thể chế biến cho bé như cháo cá với rau củ, cháo cá hồi đậu đỏ, cháo lươn với rau củ, cháo gà, cháo tôm…
Nội dung khác
Cho trẻ ăn gạo lứt có tốt không? 5 món ngon từ gạo lứt bé sẽ thích mê
Chế biến món ngon cho bé – 3 món ăn của người Nhật mà trẻ thích mê!
3. Một số món bánh ăn dặm cho bé 7 tháng
Các món bánh ăn dặm có thể giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết, đồng thời kích thích quá trình tập nhai cho bé. Ngoài các loại bánh ăn dặm bán sẵn, mẹ có thể tự tay làm cho bé các món bánh thơm ngon như bánh chuối, bánh flan…
Với những gợi ý về cách xây dựng thực đơn hàng ngày cho bé 7 tháng tuổi như trên, hi vọng mẹ đã có thêm những ý tưởng mới cho bữa ăn đầy hào hứng của bé trong những ngày sắp tới đây.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng namlimquangnam.net trên IOS hay Android ngay!
Đọc toàn bộ bài viết
Bài viết của
Minh Hương
//
Cẩm nang phát triển bé 7 tháng tuổithực đơn ăn dặmgiai đoạn phát triển của em bé 0-1 tuổicột mốc phát triển em bé 0-1 tuổi