Đau thần kinh liên sườn khiến sức khỏe suy giảm, ảnh hưởng không nhỏ tới công việc nhưng không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này. Cùng tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết dưới đây nhé.

Đang xem: điều trị đau thần kinh liên sườn

Nội dung bài viết

2. Nguyên nhân đau thần kinh liên sườn8. Chẩn đoán9. Điều trị đau dây thần kinh liên sườn như thế nào?

*

2.2. Lao cột sống và ung thư cột sống

Lao cột sống hoặc ung thư cột sống gây nên những cơn đau dữ dội và cục bộ ở đoạn cột sống tương ứng, lan sang hai bên sườn. Ngoài gây đau, bệnh còn kèm theo các triệu chứng như sốt nhẹ về chiều, sụt cân, mệt mỏi.

2.3. Bệnh lý tủy sống

Thường gây đau một bên nhưng khi khám cột sống lại không cho kết quả rõ ràng.

2.4. Chấn thương cột sống

Hiện tượng đau dây thần kinh liên sườn xuất hiện ở giai đoạn sớm của bệnh.

2.5. Nhiễm khuẩn

Một số bệnh nhiễm khuẩn điển hình như zona cũng là nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn.

Ngoài ra, bệnh còn có thể do viêm đa rễ thần kinh, do sức đề kháng quá yếu, do mắc một số bệnh như rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường) hoặc ở người dùng thuốc kháng viêm corticoid kéo dài.

3. Triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn

Để biết mình có đang gặp phải đau dây thần kinh liên sườn hay không, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu, triệu chứng sau:

 Cơn đau xuất hiện ở vùng cạnh sống hoặc vùng liên sống – bả vai, có thể đau một hoặc hai bên, đau lan theo khoang liên sườn ra phía trước ngực, thượng vị. Cơn đau thường xảy ra âm ỉ, đôi khi kéo dài cả ngày, đêm. Đau tăng lên khi hít thở sâu, thay đổi tư thế (xoay người, vặn mình), ho, hắt hơi. Vị trí đau liên sườn thường đau dọc theo đường đi của dây, đau nhất ở vùng rễ sau lưng, đường nách giữa, sụn ức đòn, ho thở đều đau. Với đau dây thần kinh liên sườn do zona có biểu hiện đau rát ở vùng tổn thương, cơn đau có thể tái phát. Trên da có những mụn nước nhỏ li ti và có xu hướng lan rộng theo sự phân bố của dây thần kinh liên sườn.

4. Biến chứng

Đau dây thần kinh liên sườn gây nên những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sinh hoạt và năng suất công việc như:

Các cơn đau dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần, đau rát, khó chịu.Mất ngủ.Suy giảm tinh thần, trí tuệ.Trầm cảm, giảm sức đề kháng.

5. Đau thần kinh liên sườn có tự khỏi không?

Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cần được điều trị sớm và phù hợp để tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, ngay khi người bệnh có những triệu chứng đau mỏi vùng liên sườn hoặc chấn thương do va chạm, nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, điều trị kịp thời.

6. Đối tượng 

Đau thần kinh liên sườn khi mang thai là trường hợp dễ gặp ở các bà bầu khi có sự thay đổi hormone trong cơ thể cùng với sự phát triển của thai nhi chèn ép lên khoang ngực.

Xem thêm: 5 Phút Cho Bài Tập Cho Vòng 3 Nở Nang, Săn Chắc, Bài Tập Cho Vòng 3 Nở Nang, Săn Chắc

Bệnh cũng thường gặp ở những người có sẵn bệnh lý nền hoặc các yếu tố nguy cơ như sau:

Nhiễm virus varicella-zoster, virus gây bệnh thủy đậu và bệnh zona.Tham gia những môn thể thao tốc độ cao như trượt tuyết, bóng đá, đấu vật…Lái xe không an toàn, tai nạn ô tô có thể dẫn tới những chấn thương dây thần kinh liên sườn và xương sườn.Xuất hiện tình trạng gây viêm hệ thống như viêm khớp

7. Khi nào nên tới gặp bác sĩ?

Thông thường những cơn đau do dây thần kinh liên sườn gây nên thường xảy ra âm ỉ. Tuy nhiên khi gặp những biểu hiện này bạn nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Các cơn đau dữ dội và suy nhược khiến khó thở.Đau lồng ngực hoặc đau vùng ngực

Ngoài ra bạn nên chú ý thêm những triệu chứng dưới đây:

Đau ngực hoặc đau xương sườn lan sang cánh tay trái, hàm, vai hoặc lưngTức ngực, áp lực lên ngực lớn, ngực bị thắt chặtHo ra chất nhầy màu vàng xanhTim đập nhanhKhó thở, không thể hít thở, đau ngực dữ dội khi thở hoặc hoĐau bụng dữ dộiCó biểu hiện nhầm lẫn, chóng mặt, thậm chí bất tỉnh, không phản ứng.

8. Chẩn đoán

8.1. Chẩn đoán lâm sàng

Để chẩn đoán đau thần kinh liên sườn cần tìm hiểu được nguyên nhân nền bên dưới. Các bác sĩ sẽ loại trừ những nguyên nhân gây ra cơn đau bằng cách ấn vào vùng xương sườn hoặc yêu cầu hít một hơi thật sâu. Nếu một trong hai yếu tố trên gây đau có thể liên quan tới bệnh.

Tùy thuộc vào các triệu chứng để kiểm tra vấn đề của hệ thống thần kinh bằng các phương pháp cận lâm sàng.

8.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

– Chụp X-quang thường quy: đánh giá hình thái cột sống để tìm ra nguyên nhân gây bệnh như thoái hóa cột sống, lao cột sống.

– Chụp Cộng hưởng từ MRI: chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh từ các bệnh lý cột sống, đĩa đệm, tủy sống hoặc tình trạng viêm nhiễm…

– Xét nghiệm cơ bản: Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, xét nghiệm nước tiểu toàn phần.

– Xét nghiệm sinh hóa máu: xét nghiệm các chỉ số ure, creatinin, AST, ALT.

9. Điều trị đau dây thần kinh liên sườn như thế nào?

Nguyên tắc điều trị đối với bệnh đau dây thần kinh liên sườn, tốt nhất là điều trị nguyên nhân (thoái hóa cột sống lưng, lao cột sống, chấn thương cột sống…).

Xem thêm: Một Số Cách Trị Sưng Nướu Răng Tại Nhà Không Cần Thuốc, 10 Cách Đơn Giản Trị Sưng Nướu Răng Tại Nhà

Trong một số trường hợp không xác định được nguyên nhân, chủ yếu là giải quyết điều trị triệu chứng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *