Bài tiểu luận với đề tài “Cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam” trình bày 3 nội dung chính: Khái quát chung về y tế, thực trạng cung ứng dịch vụ y tế ở nước ta hiện nay, nguyên nhân của việc cung ứng dịch vụ y tế ở nước ta, những định hướng và biện pháp khắc phục những khó khăn của ngành y tế.
Đang xem: Dịch vụ y tế ở việt nam
Trang 1 LỜI MỞ ĐẦU Sự chuyển đổi nền kinh tế đã đem lại những thành tựu đáng kể trong mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của Việt Nam. Trong quá trình đổi mới, hệ thống y tế Việt Nam đã có nhiều đổi mới và tiến bộ, phục vụ nhu cầu phòng bệnh và khám chữa bệnh của đại đa số nhân dân, từng bước khống chế và thanh toán các dịch bệnh, kể cả các dịch bệnh nguy hiểm. Hầu hết các chỉ tiêu sức khỏe cơ bản đã đạt và vượt so với mục tiêu quốc gia trong giai đoạn. Những thành công trong lĩnh vực y tế và giáo dục đã góp phần làm tăng nhanh chỉ số phát triển con người của quốc gia, thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực y tế được đánh giá tốt hơn hẳn những nước khác có mức độ phát triển tương tự. Chuyển sang một nền kinh tế thị trường từ một hệ thống y tế bao cấp, y t ế Việt Nam đang gặp phải những thách thức rất lớn. Đáp ứng nhu cầu dịch vụ chăm sóc sức khỏe của nhân dân luôn là một vấn đề lớn của tất cả các nước đang phát triển và cả các nước phát triển. “Định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân” đã xác định: “Thách thức của ngành Y tế là phải đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao. Đảm bảo công bằng về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và giữ được bản chất nhân đạo của chế độ trong điều kiện nền kinh tế thị trường vừa là một vấn đề cấp bách, vừa là một chính sách lâu dài”. Bệnh viện là cơ sở chiếm phần lớn nguồn ngân sách của toàn ngành Y tế, chất lượng dịch vụ bệnh viện ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người dân. Bệnh viện là bộ mặt của ngành Y tế, chính vì vậy luôn giành được sự quan tâm lớn của Chính phủ, Bộ Y tế và người dân. Trong những năm gần đây, hệ thống bệnh viện đã được củng cố và phát triển thông qua việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo cán bộ. Kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) năm 2006, chúng ta đang từng bước thực hiện đầy đủ các văn bản của WTO như Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS), Hiệp Trang 2định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS), Thỏa thuận về các rào cản kĩ thuật đối với thương mại (TBT, SPS). Như vậy, Trong lĩnh vực dịch vụ y tế, kể cả dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, chúng ta phải áp dụng GATS, TBT để: “Thực hiện các biện pháp được tổ chức (công hay tư) nhằm phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe và tuổi thọ của toàn thể nhân dân” . Mặt khác, Việt Nam đã ký Hiệp định khung về thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về người hành nghề điều dưỡng giữa các nước ASEAN vào tháng 8 năm 2006 và cam kết thực hiện vào tháng 7 năm 2009. Việt Nam cũng đang chuẩn bị ký 2 Hiệp định khung về thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về người hành nghề y và nha khoa giữa các nước ASEAN. Trang 3 NỘI DUNG CHÍNH I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Khái niệm Y tế là các hoạt động phòng, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ con người như: các hoạt động khám và điều trị các bệnh; các hoạt động phòng bệnh, điều dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và thẩm mỹ của con người. Mục tiêu của ngành y tế được xác định là tập trung vào bảo vệ sức khoẻ người dân thông qua các hoạt động phòng chống và kiểm soát hữu hiệu các bệnh không truyền nhiễm cũng như các bệnh truyền nhiễm đồng thời đảm bảo sự công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao (đặc biệt là đối với các nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em, người nghèo). Đối tượng chăm sóc của y tế la con người trung tâm của quá trình phát triển ở mỗi quốc gia. Vì vậy y tế có tác động to lớn tới sự phát triển kinh tế xă hội của đất nước. 2. Vai trò của y tế 2.1. Vai trò của y tế với sự phát triển kinh tế Thứ nhất, con người sử dụng công cụ lao động tác động tới đối tượng lao động nhằm tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu của mình. Để đạt được năng suất lao động cao, bản thân người lao động phải luôn học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm nâng cao tri thức, kỹ năng kỹ ảo ở mọi lĩnh vực. Muốn thực hiện được điều đó, trước tiên con người phải có sức khoẻ cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Hệ thống y tế với hai Trang 4dịch vụ chủ yếu là phòng và chữa bệnh cho con người giữ vai trò quyết định tới chất lượng sức khoẻ của mọi thành viên và xă hội. Một hệ thống y tế tốt sẽ đảm bảo cho người dân có sức khoẻ tốt, trí tuệ minh mẫnvà qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Bởi chính con người tạo ra của cải vật chất làm phát triển nền kinh tế của đất nước. Một khi con người có sức khoẻ, có trí tuệ thì sẽ tạo ra nhiều của cải cho xã hội hơn, làm cho nền kinh tế ngày càng phát triển hơn. Do đó y tế với mục tiêu chính là chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của mọi người dân giữ vai trò quan trọng gián tiếp đến sự phát triển kinh tế của quốc gia. Thứ hai, y tế có vai trò rất quan trọng trong việc phòng và chống bệnh dịch, làm giảm sự thiệt hại cho nền kinh tế. Phòng bệnh là một trong hai hoạt động chính của sự nhgiệp y tế. Nhờ thực hiện tốt công tác phòng bệnh mà nhiều quốc gia đã tiêt kiệm được một chi phí lớn do ngăn chặn được nhiều dịch bệnh bùng nổ. Như ta đã biết gần đây trên thế giới và cả ở Việt nam liên tục xảy ra những bệnh dịch nguy hiểm, gây thiệt hai lớn cho nền kinh tế như dịch bệnh Sars, bệnh cúm. Những căn bệnh này khi đă mắc phải thường đi h ̣ ỏi chi phí chữa trị rất tốn kém , thậm chí gây ra tử vong dẫn đến thiệt hại lớn về người và của. Nhưng sau đó ngành y tế của các quốc gia đã tiến hành nghiên cứu, tích cực thực hiên “phòng bệnh hơn chữa bệnh” đã làm giảm đán kể những thiệt hại về kinh tế và con người, để tập trung nguồn lực dành cho phát triển kinh tế. Rõ ràng, nhờ sử dụng tối đa nguồn nhânlực con người và nguồn lực tài chính để thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển, gần đây, ở Việt nam tuy phải đương đầu với hai đại dịch lớn là Sars và cúm gà nhưng ngành y tế cũng như toàn dân đã hết nỗ lực trong công tác phòng dịch nên thiệt hại về kinh tế và con người mà ta phải gánh chịu đã được hạn chế tối đa. 2.2. Vai trò của y tế với xă hội Trong thời đại ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế đời sống con người ngày càng được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng trong khi phát triển kinh tế con người đã tác động tới môi trường tự nhiên làm thay đổi môi trường sống của chính chúng ta, kết quả là ngày càng nhiều bệnh dịch mới và nguy hiểm xuất hiện không chỉ ở phạm vi khu vực quốc gia mà còn trên toàn thế giới. Y tế có vai trò toàn cầu trong Trang 5phồng chống các bệnh dịch này, nên các cơ quan y tế của các quốc gia cần phải có sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong việc chữa bệnh, phòng bệnh. Tổ chức y tế thế giới (WTO) giữ vị trí quan trọng trong công tác này. Như vậy, ở một góc độ nào đó thì y tế cũng góp phần tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa các quốc gia trên thế giới Với việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em tốt, Y tế tạo ra nguồn lực cơ bản cho phát triển xă hội trong tương lai. Trẻ em hôm nay và thế giớ ngày mai. Với những chính sách y tế cung cấp nên tuổi thọ con người ngày càng được nâng cao, con người có điều kiện để phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. Ngày nay khi xem tới sự phát triển nói chung của một quốc gia, người ta không chỉ xem xét tới sự phát triển kinh tế như tổng sản phẩm quốc nội… mà còn quan tâm nhiều tới các chi tiêu phát triển con người như chỉ tiêu HDI, chỉ số Gini. Điều này là hoàn toàn đúng đắn bởi với một quốc gia chỉ phát triển kinh tế mà không chú ý đến con người xă hội thì sự phát triển của quốc gia đó không thể coi là sự phát triển bền vững. Đến một lúc nào đó, quốc gia đó sẽ phải đối mặt với những khủng hoảng xã hội nghiêm trọng. Hiện nay tuổi thọ trung bình của người dân các quốc gia ngày càng được cải thiện. đạt dược kết quả đó công đầu tiên phải kể đến là ngành y tế thông qua hoạt động phòng bệnh và chữa bệnh. Cùng với một số lĩnh vực khác như: giáo dục và văn hoá y tế luôn là sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã hội nói chung sẽ được đảm bảo. Nhờ đó người dẫn sẽ có được cuộc sống lành mạnh, có cảm giác an toàn và tin tưởng vào chế độ xã hội 3. Đặc điểm 3.1. Tính công cộng Dịch vụ y tế là một loại hình dịch vụ khá đặc biệt, về bản chất dịch vụ y tế bao gồm các hoạt động được thực hiện bởi nhân viên y tế như: khám, chữa bệnh, phục vụ bệnh nhân và gia đình. Thực tế, người bệnh ít khi đánh giá chính xác chất lượng dịch vụ y tế mặc dù họ có thể cảm nhận qua tiếp xúc với nhân viên y tế, trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất. Một người bệnh được phẫu thuật khó lòng biết được chất lượng của ca mổ như thế nào? Trang 6 Chất lượng dịch vụ y tế bao gồm 2 thành phần: chất lượng kỹ thuât, chất lượng chức năng. Chất lượng kỹ thuật là sự chính xác trong kỹ thuật chuẩn đoán và điều trị bệnh. Chất lượng chức năng bao gồm các đặc tính như: cơ sở vật chất bệnh viện, giao tiếp với nhân viên y tế, cách thức tổ chức quy trình khám chữa bệnh mà người bệnh phải thực hiện, cách thức bệnh viện chăm sóc người bệnh… Với đặc điểm như vậy, trong khi nhu cầu của người bệnh và xã hội ngày càng phát triển nhưng nếu không có dịch vụ y tế thì việc tính mạng của con người bị đe dọa và bị cướp đi bởi bệnh tất là điều sớm hay muộn mà thôi. Trước tình hình đó, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho con người được đặt lên hàng đầu. Chăm sóc sức khỏe là một ngành dịch vụ.Trong đó, người cung ứng và người sử dụng quan hệ với nhau thông qua giá của dịch vụ. Tuy nhiên, không giống các loại hình dịch vụ khác, chăm sóc sức khỏe có một số đặc điểm riêng. Mỗi người đều có nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở các mức độ khác nhau. Chính vì không dự đoán được thời điểm mắc bệnh nên người ta thường gặp khó khăn trong chi trả các chi phí không lường trước được. Dịch vụ y tế là loại hàng hóa mà người sử dụng (người bệnh) thường không thể hoàn toàn tự mình lựa chọn loại hình dịch vụ theo ý muốn mà bị phụ thuộc rất nhiều vào bên cung ứng. Cụ thể: khi người bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh việc điều trị bằng phương pháp nào, thời gian bao lâu, hoàn toàn do thầy thuốc quyết định, như vậy, người bệnh chỉ có thể lựa chọn nơi điều trị. Mặt khác do dịch vụ y tế là loại hàng hóa gắn liền với tính mạng con người nên mặc dầu không có tiền nhưng vẫn phải khám chữa bệnh. Đặc điểm đặc biệt này không giống với các loại hàng hóa khác, với các loại hàng hóa khác người mua có rất nhiều phương pháp để lựa chọn thậm chí có thể không mua nếu chưa có khả năng tài chính. Trong cơ chế thị trường để có lợi nhuận tối đa, nhà sản xuất sẽ căn cứ vào nhu cầu và giá cả thị trường để quyết định sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? Thông qua cơ chế thị trường, các nguồn lực của nền kinh tế tự động phân bổ một cách tối ưu. Tuy nhiên, để cơ chế thị trường thực hiện tốt được chức năng của Trang 7mình, thị trường phải có môi trường cạnh tranh hoàn hảo, thông tin đầy đủ, và không bị ảnh hưởng bởi các tác động ngoại lai. Thị trường y tế không phải là thị trường tự do, trong thị trường tự do giá của một mặt hàng được xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa người mua và người bán. Trong thị trường dịch vụ y tế không có sự thỏa thuận này, giá của dịch vụ y tế do người bán quyết định. Dịch vụ y tế là một ngành dịch vụ có điều kiện, tức là có sự hạn chế nhất định đối với sự gia nhập thị trường của các nhà cung ứng dịch vụ y tế. Cụ thể, muốn cung ứng dịch vụ y tế cần được cấp giấy phép hành nghề và cần đảm bảo những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất. Nói một cách khác, trong thị trường y tế không có sự cạnh tranh hoàn hảo.Bất đối xứng thông tin giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ. như trên đã trình bày. Trên thực tế, bệnh nhân hiểu biết rất ít về bệnh tật, và các chỉ định điều trị, do vậy hầu như người bệnh hoàn toàn phải dựa vào các quyết định của thầy thuốc trong việc lựa chọn các dịch vụ y tế (cầu do cung quyết định), nếu vấn đề này không dược kiểm soát tốt sẽ dẫn đến tình trạng làm dụng dịch vụ từ phiá cung ứng, đẩy chi phí y tế lên cao… Đặc điểm của dịch vụ y tế là “hàng hóa công cộng”, vì nó mang tính không cạnh tranh, mọi người ai cũng có thể đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh không phân biệt bất kỳ ai. Nó cũng không mang tính loại trừ vì tất cả mọi người đều được hưởng dịch vụ mà không phải mất tiền (như dịch vụ tiêm phòng). Ví dụ các dịch vụ y tế dự phòng, giáo dục sức khỏe, có lợi cho mọi người dân trong khi họ không phải trả tiền để mua các loại dịch vụ này. Chính điều này không tạo ra được động co lợi nhuận cho nhà sản xuất không khuyến khích được việc cung ứng các dịch vụ này. Do vậy, để đảm bảo đủ cung, đáp ứng đủ cho cầu cần có sự can thiệp của nhà nước trong cung ứng các dịch vụ y tế mang tính công cộng. 3.2. Tính nhân đạo Ngành y tế sử dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật để can thiệp vào việc bảo vệ, cứu chữa con người. ở các nước có nền kinh tế phát triển thì sự can thiệp Trang 8bằng các phương tiện kỹ thuât vào con người ngày càng nhiều hơn. Nếu ngành y tế không mang tính nhân đạo, không có tinh thần trách nhiệm cao thì dễ gây tử vong cho con người. Hồ Chủ Tịch dă nhắc nhở cán bộ ngành y tế nước ta là “lương y như từ mẫu” đối với người bệnh. Đây không chỉ là trách nhiệm của ngành y tế đối với người bệnh mà còn là truyền thống, nhân cách của người thầy thuốc Việt Nam. 3.3. Tính công bằng và hiệu quả Công bằng trong chăm sóc sức khoẻ không có nghĩa là ngang bằng công bằng có nghĩa là ai cũng có nhu cầu nhiều hớn, còn ngang bằng có nghĩa là mọi người có nhu cầu ít hay nhiều hơn, có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhiều hơn nhưng lại ít khả năng chi trả. Như vậy, nói đến công bằng trong y tế tức là phải có sự ưu tiên cho vùng nghèo, người nghèo, người có công với cách mạng, cho các đối tượng thiệt thòi. Quan điểm công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nói lên quyền của người nghèo, người có công với nước phải được chăm sóc, không phải là lòng thương hại, không phải là sự ban ơn. Công bằng thường đi đôi với đạo đức trong y tế, đòi hỏi trách nhiệm cao của cán bộ y tế đối với người bệnh, ứng xử với người nghèo cũng như với người giàu. Thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khoẻ, người dân được tạo điều kiện để tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế cơ bản ngay tại cơ sở và coi đó là quyền của người dân về chăm sóc sức khoẻ. Ngành y tế và các cơ quan chức năng đa nghiên cứu và xây dựng các chỉ tiêu trong chắm sóc sức khoẻ cần đạt được trên các mặt khám chữa bênh, vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em… và phấn đấu thực hiện nhằm đảm bảo sự công bằng và hiệu quả trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ y tế. Công tác y tế là công tác nhân đạo, việc đảm bảo sức khỏe cho tất cả mọi người là trách nhiệm của ngành y và quyền lợi cả mỗi công dân, là quyền được Hiến pháp Nhà nước ta công nhận, mọi công dân đều được hưởng dịch vụ y tế khi có nhu cầu. Công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân là một dạng công bằng xã hội nhưng nó khác ở chỗ sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người là bất kể ai cũng có nhu cầu được chăm sóc một cách tốt nhất. Trang 9 Thuốc và dịch vụ y tê là một loại hàng hóa đặc biệt. Có nhiều loại dịch vụ y tế là hàng hóa dịch vụ công cộng cộng. Do đó sẽ không có một tổ chức y tế cá nhân nào có thể đứng ra cung cấp một cách thường xuyên cho cộng đồng vì khả năng thu hồi vốn chậm và không có lợi nhuận. Vì vậy chỉ có nhà nước đại diện cho lợi ích chung cả cả cộng đồng mới có thể đảm bảo sự công bằng trong việc cung cấp các dịch vụ này cho cộng đồng. Đảm bảo công bằng còn góp phần giữ được bản chất nhân đạo của y tế nước ta, định hướng xây dựng nền y tế xã hội chủ nghĩa. Công bằng trong việc cung cấp các dịch vụ không phải là cào bằng cho tất cả mọi người, mà công bằng có nghĩa là phải căn cứ vào tình trạng bệnh lý của từng người bệnh mà có mức độ chăm sóc thích hợp, đồng thời tạo cơ hội cho mọi người có khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế. Do có những đặc điểm của dịch vụ y tế khác với hàng hóa dịch vụ thông thường khác , vì vậy Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả của các dịch vụ y tế do các cơ sở y tế cung cấp cho cộng đồng. Hiệu quả của dịch vụ y tế ở đây là nhìn từ góc độ kinh tế, nghĩa là các dịch vụ y tế phải đảm bảo sao cho chi phí của người dân bỏ ra là tối thiểu mà hiệu quả là tối đa. 4. Khu vực cung cấp dịch vụ y tế 4.1. Khu vực công cộng Khu vực công cộng cung cấp dịch vụ y tế chính là nhà nước. Nhà nươc cung cấp các dịch vụ y tế mà thị trường không thể đáp ứng được hoặc nếu có thì cũng rất ít. Các dịch vụ được khu vực này cung cấp bằng cách: Xây dựng các bệnh viện phục vụ người dân. Mọi người đều có thể đến đó khám, chữa bệnh và được tư vấn miễn phí về các dịch vụ cần thiết. Tiêm phòng vacxin miễn phí. Cấp phát thuốc miễn phí. Tổ chức, vận động cán bộ, bác sĩ đến những vùng sâu, vùng xa để khám chữa bệnh. Trang 10 Thường xuyên mở những lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho cá bác sĩ. Mở những cuộc trao đổi giữa các y, bác sĩ. 4.2. Khu vực tư nhân Khu vực này cung cấp dịch vụ y tế bằng cách tự mình mở các phòng khám để phục vụ cho mọi người. Tất cả mọi người đếm đây đều được thỏa mãn nhu cầu của mình. Do đặc điểm của khu vực này là vì mục tiêu lợi nhuận nên giá cả của những hàng hóa này cũng mắc hơn so với khu vực công. Nhưng dịch vụ ở đây được cung ứng một cách nhanh gọn. Người đến đây khám chữa bệnh đều có ấn tượng khá tốt. Về mặt nhận thức không nên phân biệt về công hay tư trong hệ thống y tế. Công hay tư chỉ là phương tiện để thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước về nâng cao sức khỏe nhân dân. Trong bối cảnh hiện nay, đa sở hữu trong hệ thống khám chữa bệnh nói chung, hệ thống bệnh viện nói riêng là một tất yếu khách quan nhằm đáp ứng phân tầng xã hội và thực hiện các cam kết quốc tế với tư cách là một thành viên của WTO. II. THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1. Tích cực * Về hệ thống bệnh viện: Hệ thống bệnh viện Việt Nam gồm chủ yếu là các bệnh viện công (chiếm 93,3%). Các bệnh viện tư bao gồm cả bệnh viện bán công và bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài mới chỉ chiếm 3,7% bệnh viện và 2,2% giường bệnh trong cả nước. Ngoài ra còn có 22 bệnh viện đã được cấp phép đang tiến hành xây dựng. Số lượng các cơ sở y tế ngoài công lập nhiều nhưng quy mô còn nhỏ. Tỷ lệ bệnh viện tư và giường bệnh tư của Việt Nam là rất thấp so với các nước trong khu vực như Thái Lan (30% và 22,5%), Indonesia (42% và 32%), Malaysia (62,4% và 164,4%), Philippin (67% và 50%).
Xem thêm: Top 10 Bài Hát Về Môi Trường Xanh Sạch Đẹp, Nhạc Sĩ Trẻ Cất Tiếng Bảo Vệ Môi Trường
Xem thêm: Bị Zona Thần Kinh Nên Bôi Thuốc Gì, Thuốc Trị Zona Thần Kinh (Giời Leo) Tốt Nhất
Song song với bệnh viện thuộc Bộ Y tế, còn có bệnh viện do các bộ, ngành khác quản lý như Quân đội, Công an, Bưu điện, Giao thông, Gang thép, May mặc… Các bệnh viện này thường là bệnh viện đa khoa và điều dưỡng phục hồi chức năng, chủ Trang 11yếu phục vụ cho cán bộ công nhân viên của bộ, ngành đó. Quy mô của bệnh viện thường ở mức trung bình và nhỏ. * Về y tế dự phòng: Đã chốt giữ thành công, qua nhiều năm không để phát sinh những dịch bệnh lớn. Một số, vụ việc đã xảy ra, nhìn chung đã bao vây, dập tắt kịp thời. Kể cả những loại dịch bệnh hiểm nghèo như cúm A/H5N1, và cúm A/H1N1… Các chương trình phòng chống bệnh xã hội (sốt rét, phong, lao, uốn ván, bại liệt…). Có tiến bộ. Các HIV/AIDS, các chỉ tiêu nhiễm mới, chuyển bệnh AIDS. Tử vong so với các năm trước đều đã giảm. * Về khám chữa bệnh: Hệ thống Y tế đã đáp ứng phục vụ hơn 200 triệu lượt người khám chữa bệnh hàng năm, (bình quân 2,5 lượt/1 người dân/ năm); hơn 70 triệu người điều trị nội trú, (bình quân 8 ngày/ 1 bệnh nhân). Đã chú trọng phát triển nhiều công nghệ kỹ thuật cao, ngang tầm khu vực và quốc tế như: chẩn đoán hình ảnh hiện đại, chẩn đoán phát hiện bệnh sớm, điều trị can thiệp tim mạch, sọ não, cấy ghép tạng, mổ nội soi, cột sống, thụ tinh ống nghiệm… Gần đây, tại Hà Nội cũng như TPHCM, nhiều bệnh viện như Việt Đức, Nhi trung ương, Bạch Mai, Chợ Rẫy, ĐH Y dược, Từ Dũ… còn giảng dạy cho nhiều khóa các bác sĩ nước ngoài trong lĩnh vực phẫu thuật nội soi, hiếm muộn… Kết hợp Y Dược cổ truyền trên diện rộng, từ trung ương đến địa phương. Đồng thời ngành Y tế cũng triển khai những chính sách như tổ chức các đợt khám chữa bệnh miến phí cho nhân dân vùng khó khăn, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách, hộ đói nghèo… Ví dụ như các chương trình cấp phát thuốc miến phí, chương trình “hiến máu nhân đạo” nhằm giúp đỡ những bệnh nhân khó khăn, chương trình “trái tim cho em” nhằm giúp đỡ những trẻ em nghèo bị tim bẩm sinh mà chưa có điều kiện chưa trị… * Về xây dựng mạng lưới: Trang 12 Trong những năm gần đây, mặc dù chưa tương xứng với nhu cầu thực tế nhưng hệ thống bệnh viện đã được nâng cấp và đầu tư tương đối đồng đều ở tất cả các tuyến, về cơ sở hạ tầng và thiết bị kỹ thuật. Nhiều bệnh viện được cải tạo và xây dựng mới bằng cả nguồn trong nước và nguồn từ nước ngoài vào khoảng 1.472 tỷ đồng/năm, cho cả tuyến trung ương và địa phương . Hệ thống sấy, hấp tiệt trùng, giặt là được củng cố. Hệ thống xử lý nước thải, chất thải bệnh viện đã được chú ý đầu tư. Nhiều bệnh viện đã phục hồi hệ thống cấp thoát nước và xây dựng các lò đốt chất thải rắn, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường và chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân, nhiều loại thiết bị kỹ thuật chuyên ngành hiện đại như: Máy chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp điện toán (CT Scanner), chụp mạch máu, máy tán sỏi ngoài cơ thể, siêu âm, các thiết bị hồi sức, phẫu thuật, xạ trị mổ nội soi… đã được đầu tư, tạo điều kiện để các bệnh viện đảm bảo hoạt động và phát triển kỹ thuật . Chúng ta đã sớm hình thành và duy trì khá tốt mạng lưới y tế rộng khắp cả nước. Xã có trạm y tế, mỗi thôn, bản có 12 nhân viên y tế. Bổ khuyết cho một số vùng liên xã diện tích rộng, dân đông, có phòng khám Đa khoa khu vực, (hiện có gần 800 phòng, trung bình mỗi huyện có thêm 12 phòng). Tất cả các huyện đều có bệnh viện Đa khoa, các tỉnh, thành phố bên cạnh bệnh viện Đa khoa, một số nơi đã có thêm nhiều ít các bệnh viện chuyên khoa, trước hết là Bệnh viện Y học cổ truyền, Sản – Nhi, Ung bướu… Cùng với y tế công lập, những năm gần đây đã phát triểm thêm nhiều cơ sở Y tế ngoài công lập (hiện có 90 bệnh viện tư/ 5600 giường, hàng ngàn phòng khám kết hợp chữa bệnh, cá hoạt động y tế phi lợi nhuận, thiện nguyện trong và ngoại nước). Nhằm hạn chế chênh lệch số lượng và trình độ thầy thuốc giữa các vùng miền, đẫ thực hiện đào tạo ưu tiên vùng khó khăn (theo địa chỉ, cử tuyển), đồng thời luân chuyển đội ngũ chuyên môn cao về cơ sở (đã và đang thực hiện đề án 1816, sắp tới sẽ xây dựng thành chế đọ trách nhiệm đầy đủ hơn). Trang 13 Biểu hiện chung nhất của thành tựu ngành y tế chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân là: +Tuổi thọ trung bình của dân số đạt 72,8 tuổi. +Tỉ lệ chết sơ sinh dưới 1 tuổi (IRM) 15 phần nghìn (so sánh khu vực, ví dụ Philippine có mức GDP đầu người gấp 4 lần nước ta, song tuổi thọ đạt thấp hơn: 71 tuổi nữ và 65 tuổi nam, IRM cao hơn: 25 phần nghìn. * Công tác dược và trang thiết bị y tế: Coi trọng nhập khẩu những mặt hàng chất lượng cao, đồng thời tích cực phát triển sản xuất trong nước. Về Dược, đến nay sản xuất trong nước đã đáp ứng được 50%. Một só loại thuốc, vaccine có thương hiệu xuất khẩu. Về trang thiết bị, sản xuất trong nước đã có nhiều cố gắng, đến nay đã tạo lập được hơn 600 loại thương phẩm lưu hành… 2. Hạn chế * Hệ thống bệnh viện: Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên, hệ thống bệnh viện, cơ sở vật chất y tế ở nước ta đã ở trong tình trạng quá tải từ hơn một thập niên qua. Thật ra phải nói là “khủng hoảng” thì mới đúng, vì ở bất cứ tỉnh, thành hay địa phương nào, công suất giường bệnh tại các bệnh viện đều trên 100%. Tình trạng hai hay ba bệnh nhân cùng nằm một giường, hay phải nằm dưới sàn, ghế bố, phổ biến đến nỗi các bác sĩ xem đó là chuyện bình thường! Trên bình diện vĩ mô, nguyên nhân chính của tình trạng này là do cơ sở vật chất của ngành y tế không tăng trong một thập niên qua. Thật vậy, theo thống kê của Bộ Y tế, năm 1997 cả nước có khoảng 198.000 giường bệnh, nhưng đến năm 2005, con số này giảm xuống còn 197.000. Trong khi đó, dân số tiếp tục gia tăng, và hệ quả là số giường bệnh tính trên 10.000 dân giảm từ 26,6 năm 1997 xuống còn 23,7 năm 2005. Tình trạng quá tải bệnh nhân sẽ làm chất lượng khám chữa, chăm sóc người bệnh tại bệnh viện bị ảnh hưởng. Ngoài ra môi trường bệnh viện cũng dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Đáng lưu ý, tình trạng quá tải cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều Trang 14tiêu cực trong ngành y như: vòi vĩnh, hạch sách người bệnh và nguy cơ mất an ninh trong bệnh viện… Theo khảo sát thì chất lượng y tế ở nước ta hầu hết không đáp ứng nhu cầu của người dân. Nhưng nói đến chất lượng ở đây là nói đến khía cạnh gì? Trong y tế, cụm từ “chất lượng” đề cập đến các khía cạnh chăm sóc sức khỏe liên quan đến: thực phẩm cho bệnh nhân; môi trường bệnh viện (bàn ghế, tủ, giường, độ sạch sẽ, ánh sáng); dịch vụ chuyên môn (y khoa, điều dưỡng, thiết bị); tiện nghi phòng (riêng tư, giờ thăm bệnh, tiện nghi); phục vụ cá nhân (riêng biệt, thông tin, chú ý đến nhu cầu cá nhân); và sự đáp ứng của hệ thống cấp cứu khi có sự cố. Các khía cạnh này có thể phát triển thành những “chỉ tiêu” cụ thể để đo lường chất lượng bệnh viện. Ngoài những chỉ tiêu định tính, còn có một chỉ tiêu quan trọng nhất: đó là tỷ lệ tử vong trong vòng hay sau khi xuất viện 30 ngày… Chính vì lý do trên mà nhiều bệnh nhân đã chấp nhân chịu mức chi phí cao để ra nước ngoài hay dịch vụ khám chữa bệnh tư để điều trị. Về điều này, tiến sĩ Dương Đức Hùng, Viện tim mạch quốc gia (Hà Nội) cho rằng, với điều kiện hiện nay, dù biết mười mươi mất một khoản tiền lớn nhưng các bệnh viện trong nước cũng không thể lôi kéo được những người muốn chạy ra nước ngoài, khi mà 3 bệnh nhân một giường, 100 bệnh nhân chung nhau một toilet… * Hoạt động chuyên môn: Bên cạnh đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề thì cũng có không ít các y, bác sĩ trình độ chuyên môn còn hạn chế. Hàng năm, ở nước ta vẫn tồn tại những trường hợp bác sĩ để quên dụng cụ mổ như: gạc, dao, kẹp, forcep…trong người bệnh nhân và cũng không ít trường hợp bác sĩ kê nhầm đơn thuốc cho bệnh nhân để lại những hậu quả khó lường. Và gần đây nhất là các vụ việc liên quan đến phòng khám Maria. Xung quanh vụ việc này có rất nhiều mâu thuẫn mà thực sự chưa được giải quyết một cách triệt để gây ra tâm lý hoang mang cho người dân. Các y, bác sĩ làm việc trong khi chưa có chứng nhận hành nghề và được cấp phép hoạt động và chúng ta đã vô tình giao mạng sống của mình cho những họ, những người ngoại quốc và không ai có thể khẳng định Trang 15được trình độ chuyên môn của họ là như thế nào? Hay như trong thời gian vừa rồi, khoảng nửa đầu năm 2012, chúng ta đã bắt gặp rất nhiều các ca sản phụ tử vong mà vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính đáng nhằm củng cố niềm tin của nhân dân. Ngoài ra, còn rất nhiều các trường hợp liên quan đến khả năng, trình độ chuyên môn của y, bác sĩ. “sai một ly, đi một dặm”, nhiều khi tính mạng của bệnh nhân phụ thuộc rất nhiều tay nghề và khả năng của đội ngũ của y, bác sĩ. * Thái độ phục vụ nhân dân: Hầu hết những ai đã từng đến bệnh viện đầy có thể cảm nhân được thái độ phục vụ của đội ngũ các y, bác sĩ đối với bệnh nhân như thế nào? Một bệnh nhân đến bệnh viện và đã chia sẻ: “Tháng 2 vừa qua tôi có đi nuôi mẹ ở bệnh viện Thống Nhất trước là bệnh viện Thánh Tâm, quốc lộ 1. Vô đó thấy rất bức xúc. Thái độ của y bác sĩ tại đây rất thờ ơ trước sinh mạng của con người. Họ không có lương tâm. Khi đưa người cần cấp cứu vì tai nạn giao thông vào, mặt mày bệnh nhân máu me mà những người trong phòng trực cấp cứu vẫn ngồi ngoài bàn thờ ơ như không có chuyện gì, vì họ chờ tiền. Không có tiền đóng là họ không cấp cứu, nằm đó chờ chết thôi. Người ta bị tai nạn đáng lý không chết, nhưng vô bệnh viện gặp bác sĩ không có lương tâm thì phải chết thôi. Không ai hướng dẫn cho mình biết phải đem nạn nhân đang cần cấp cứu đó vào phòng nào”. Qua đây chúng ta có thể hiểu thái độ của y, bác sĩ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý chung của bệnh nhân dẫu biết rằng các bác sĩ cũng phải chịu đựng áp lực công việc vô cùng lớn. Một bác sĩ mà một buổi sáng phải khám 100 bệnh nhân thì không thể nào đảm bảo được chất lượng về giao tiếp cũng như tâm lý tiếp xúc. Mỗi bệnh nhân chỉ được khám từ 2 tới 5 phút thôi. Trong điều kiện như vậy rất khó để thỏa mãn tâm lý tiếp xúc với người bệnh. Thật ra một người bệnh cần ít nhất nửa tiếng để thể hiện hết các nỗi lo của mình. Với thực tế tại Việt Nam hiện nay, chắc chắn ai cũng có bức xúc. Chính sự bức xúc tạo ra những sự mâu thuẫn, nhưng bác sĩ không có cách nào làm khác hơn. Tâm lý tiếp xúc không được thoải mái sẽ ảnh hưởng tới bệnh. Có bệnh mà phải bị ngồi chờ sẽ cảm thấy mệt mỏi, gây ra bệnh nặng hơn. Trang 16 Do vậy, với những người có điều kiện họ đa chọn cho mình giải pháp tốt hơn là đến các dịch vụ khám chữa bệnh tư, hoặc ra nước ngoài nơi mà có điều kiện cung cấp dịch vụ một cách tốt hơn. Ta có thể nhận thấy thái độ và y đức của nhân viên y tế ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý khám, chữa bệnh của người dân. Nhiều người cho rằng do phải trả chi phí khám chữa bệnh cao hơn nên lâu nay “cách đối xử” với người bệnh của đội ngũ y bác sĩ ở các bệnh viện tư nhân, bệnh viện nướ ngoài tốt hơn bệnh viện công lập, bệnh viện trong nước. Cũng vì lý do này, gần đây nhiều người “bỏ” bệnh viện công lậpở trong nước sang khám chữa bệnh ở bệnh viện nước ngoài mặc dù chi phí điều trị rất tốn kém. Chuyện thái độ phục vụ “công” kém hơn “tư” thực ra đã phổ biển ở nhiều ngành nghề, nhưng với tâm lý của người ốm đau, việc lựa chọn “tư” để được chăm sóc, động viên cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nhiều người lại đặt câu hỏi, nguyên do của sự “chênh lệch” này ngoài chuyện tiền bạc thì còn vấn đề gì khác? Phải chăng đội ngũ y bác sĩ ở bệnh viện công trong nước chịu nhiều áp lực từ công việc, hay do cách quản lý ở cơ sở “công” kém hiệu quả? Trong khi đó, đội ngũ y bác sĩ ở các bệnh viện công đua nhau mở phòng mạch riêng. Điều đáng nói là khi bệnh nhân khám, điều trị ở phòng mạch thì được bác sĩ chăm sóc ân cần, còn khi đến cơ sở công thì ngược lại. * Đội ngũ các y, bác sĩ phân hóa không đồng đều giữa các vùng miền: Như chúng ta đã biết thì Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai đô thi trung tâm của cả nước. Điều kiện kinh tế xã hội ở đây cũng khá phát triển. Tại đây có rất nhiều các hệ thống bệnh viện quốc gia, đội ngũ y, bác sĩ có tay nghề cao, trang thiết bị hiện đai nên rất nhiều bệnh nhân bệnh năng muốn điều trị bệnh phải xuống các thành phố này dẫn đến tình trạng quá tải bệnh viện, bệnh nhân phải xếp hàng, chờ đợi đến lượt khám, giường bệnh thì 2, 3 người nằm chung… Trong khi ở các địa phương cơ sở thì lại thiếu y, bác sĩ lành nghề trầm trọng, cơ sở vật chất đơn sơ… Vấn đề quá tải diễn ra ở hầu hết các bệnh viện trung ương vì sự tập trung không đồng đều. Tất cả người dân đều tập trung hết lên các bệnh viện tuyến thành phố trong khi bệnh viện ở tuyến tỉnh và huyện lại rất trống. Ai từng đến các bệnh viện đều thấy chuyện bệnh nhân nằm ở hành lang chật đến nỗi bác sĩ không có đường Trang 17đi. Nếu họ không nằm hành lang phải chấp nhận nằm 2, 3 bệnh nhân một giường thì bệnh có thể truyền nhiễm từ người này sang người kia. Có những trường hợp lây nhiễm chéo đã xảy ra. Ví dụ như các huyện vùng cao phía tây tỉnh Nghệ An như Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu, Tân Kỳ, Con Cuông kinh tế chậm phát triển, đời sống người dân còn hết sức khó khăn. Mạng lưới y tế khu vực này còn không ít khó khăn, bất cập. Bác sĩ thiếu về số lượng và yếu về năng lực, cho nên chất lượng khám, chữa bệnh tại một số trạm y tế và cả bệnh viện đa khoa huyện còn nhiều hạn chế. Như vấn đề chuyển giao các kỹ thuật mới và khó từ tuyến trên về tuyến dưới còn chậm và lúng túng; việc giải thích, tư vấn cho người bệnh và người nhà chưa thấu đáo khi phải chuyển tuyến, thái độ y đức kém của một bộ phận cán bộ nhân viên chưa được khắc phục. Nghệ An hiện có 479 xã, trong khi số bác sĩ là người địa phương chỉ có 290 người. Ðáng chú ý, phần lớn các huyện miền núi vùng cao, số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đến nay mới chiếm 25 đến 30%. Ðây cũng là yếu tố giải thích vì sao ở các huyện Con Cuông, Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong… tỷ lệ trẻ trong độ tuổi bị suy dinh dưỡng còn ở mức 24 đến 28% (cả nước là 18%). Trong nhiều biện pháp để khỏa lấp sự chênh lệch giữa đồng bằng và miền núi, thì việc tiếp tục tăng cường đưa bác sĩ từ tuyến trên về công tác tại tuyến dưới; đồng thời có cơ chế định kỳ luân chuyển bác sĩ công tác ở xã về huyện để có điều kiện cập nhật kiến thức, phục vụ tốt hơn công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân là việc làm cần thiết để duy trì, phát huy và thực hiện một cách hiệu quả hơn. * Tham nhũng “phủ sóng” toàn ngành y tế: Theo báo cáo của Thanh tra Bộ Y tế, những biểu hiện tham nhũng trong ngành Y tế Việt Nam khá đa dạng “phủ sóng” trên cả 3 lĩnh vực: Quản lý nhà nước, dịch vụ tại cơ sở khám chữa bệnh và Quản lý bảo hiểm y tế. Cụ thể còn là các cơ sở khám chữa bệnh chưa thực hiện đúng các chế độ thanh toán chi phí điều trị Bảo hiểm y tế, còn các hiện tượng lợi dụng chính sách miễn, giảm viện phí cho người ngheo, trẻ em dưới 6 tuổi… để chi sai chế độ. Thậm chí còn có hiện tượng cán bộ, nhân viên lấy thuốc, vật tư của nhà nước đem ra thị trường bán rồi chia nhau tiền. Trang 18 Trước tình trạng quá tải đối với các cơ sở khám chữa bệnh, một số nhân viên y tế đã có biểu hiện vòi vĩnh, nhũng nhiễu để nhân phong bì người bệnh… nguyên nhân là do cán bộ y tế thiếu tinh thần thái độ phục vụ bệnh nhân đã gây nên bức xúc và có đơn thư khiếu kiện. Những biểu hiện tham nhũng trong ngành y tế ở nước ta là: hoa hồng từ giá thuốc, trục lợi từ Quỹ bảo hiểm Y tế, tham nhũng trong thực hiện “xã hội hóa” các dịch vụ y tế tại các bênh viện công, vòi vĩnh bệnh nhân, tham nhũng trong quá trinh cấp phép, quản lý không hiêu quả tài sản của các bệnh viện công hoặc các nguồn viện trợ, cán bộ y tế lạm dụng chức quyền, tham nhũng trong quản lý nhân sự… Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tham nhũng nặng nề, phổ biến trong ngành Y tế Việt nam như: tình trạng quá tải, thiếu năng lực quản lý, thiếu hành lang pháp lý, y đức không tốt, thanh tra kém hiệu quả, chế độ đãi ngộ chính thức thấp. Trong đó, nguyên nhân cốt lõi là thiếu hành lang pháp lý còn nhiều sơ hở, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về y tế. Ông Jairo Alfaro đến từ chương trình phát triển Liên hợp quốc đã phát biểu: “Nếu xem tham nhũng là một căn bệnh thì ngành Y tế Việt Nam hiện đang bị ốm”. III. NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ Ở NƯỚC TA 1. Nguyên nhân khách quan * Điều kiện phát triển kinh tế: Nước ta vẫn còn là nước nghèo. Tăng trưởng chưa bền vững. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu chưa có điểm dừng, tác động đến Việt nam cũng chưa thể định lượng hết. Chấp nhần mô hình phát triển kinh tế thị trường, song chúng ta luôn nhấn mạnh “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Biểu hiện đặc trưng là: nhu cầu chăm sóc sức khỏe (cả Y tế dự phòng và khám chữa bệnh) đòi hỏi cao, song nguồn lực rất hạn hẹp. Phân tầng xã hội, chênh lệch giàu nghèo roãng rộng (theo vùng miền, nhóm dân cư) song đòi hỏi dịch vụ y tế công bằng, ưu tiên các đối tượng chính sách, dân tộc thiểu số, người nghèo. Trang 19 Hiểm họa tự nhiên: đất nước chúng ta nằm trong vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Thiên tai, bão lũ xảy đến thường xuyên, mỗi năm tần xuất thêm dày hơn, tai họa lớn hơn. Thập niên gần đây, thêm phát sinh biến đổi khí hậu, đã và đang trở thành một nguy cơ cực lớn của toàn cầu. Những yếu tố đó đã tác động trược tiếp đến nhiều mặt đời sống kinh tế xã hội, kể cả là nguyên nhân phát sinh nhiều loại dịch bệnh cũ và mới, gây tai nạn thương tích trên diện rộng. * Sự chuyển đổi mô hình bệnh tật: Nước ta đang trong giai đoạn phấn đấu thoát nghèo, chúng ta phải đối mặt vừa mô hình bệnh tật của nước nghèo (dịch lây nhiễm chiếm tỷ trọng lớn), vừa mô hình bệnh tật của nướ giàu – phát triển (bệnh không lây nhiễm chiếm tỷ trọng lớn). Phạm vi cả nước, tính số mắc bệnh, nếu năm 1976 tỷ lệ bệnh lây nhiễm chiếm 55,5%, bệnh không lây nhiễm chiếm 44,7% thì đến năm 2007 đã chuyển đổi bệnh lây chỉ 25,7%, bệnh không lây tăng đến 60,7%, gấp hơn 3 lần. Cùng lúc, nhóm tai nạn, ngộ độc, chấn thương từ 1,8% tăng vọt lên 13,6%, gấp hơn 7 lần. Theo đó, quan sát chia nhỏ các vùng miền, nhóm dân cư, thấy rõ những diễn biến đan xen nhiều vẻ, phức tạp. Ngay năm 2009, chúng ta đã phải đối mặt với 3 dịch lớn, trong đó: dịch tả, sốt xuất huyết là những bệnh lây, thuộc mô hình nước nghèo, đại dịch cúm A(H1N1) lại là một trong những loại bệnh mới nổi, khởi phát từ những nước giàu… * Toàn cầu hóa và bệnh tật: Toàn cầu hóa không chỉ mang nội dung hoạt động kinh tế, mà đã gây ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống xã hội, kể cả lĩnh vực y tế. Giao lưu hàng hóa, thương phẩm tăng lên, trong đó có những lô hàng không đạt tiêu chuẩn an toàn, thực tế đã là tác nhân truyền lan nguồn bệnh. Vụ nhiếm độc sữa Meelamin phát sinh từ Trung Quốc như một ví dụ điển hình, bệnh tật nguy cơ tiềm ẩn ngay cả đối với những trẻ em mới lớn. Tiếp theo, thế giới còn liên tiếp phát hiện thêm nhiều vụ hàng hóa chứa độc tố, từ thực phẩm đến quần áo, giày dép, đồ chơi con trẻ… Trang 20