Đi ngoài ra máu đen là một trong những dấu hiệu chứng tỏ bạn đang mắc phải một số bệnh nguy hiểm như: trĩ, viêm loét dạ dày, polyp đại trực tràng, nứt kẽ hậu môn… Đây là hiện tượng phổ biến, gặp ở bất kì đối tượng, mọi lứa tuổi. Để hiểu rõ về hiện tượng này cũng như xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây!
Đi ngoài ra máu đen là dấu hiệu của bệnh nào?
Đi ngoài ra máu đen là một phản ứng bất thường của cơ thể, chứng tỏ bạn đang bị mắc một bệnh nào đó như: xuất huyết đường tiêu hóa do viêm loét hay ung thư đường tiêu hóa… hoặc do cách ăn uống, sử dụng một số loại thuốc như ăn huyết, bổ sung sắt…Máu trong cơ thể của chúng ta thường có màu đỏ tươi nhưng khi tồn đọng quá lâu trong hệ thống tiêu hóa sẽ chuyển sang màu đen. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải một số bệnh sau:
Bệnh trĩ
Đi ngoài ra máu đen hay máu tươi người ta thường nghĩ tới bệnh trĩ đầu tiên. Đây là căn bệnh rất phổ biến, xảy ra do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch ở các mô xung quanh hậu môn. Căn bệnh này xuất hiện do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do cách ăn uống, sinh hoạt kém khoa học của chúng ta. Chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng phát hiện được biểu hiện ra máu khi đi đại tiện, để càng lâu thì máu sẽ càng chảy nhiều hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, cần phải đi khám kịp thời.
Đang xem: đi ngoài phân đen, có nên lo lắng?
Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là một căn bệnh gây cho bệnh nhân nhiều đau đớn, khó chịu, đi ngoài ra máu đen. Có thể hiểu đơn giản đây là những nếp gấp ở hậu môn bị nứt làm cho bệnh nhân bị đau rát, chảy máu khi đị đại tiện. Biểu hiện của chứng bệnh này đó là đi ngoài ra máu, máu nhỏ giọt hoặc chỉ thấy trên giấy vệ sinh. Trường hợp mới bị nứt kẽ, sau khi bạn đại tiện thì sẽ thấy đau dữ dội.
Polyp hậu môn
Đi ngoài ra máu đen cũng là triệu chứng của bệnh Polyp hậu môn, khi bị Polyp hậu môn bệnh nhân có triệu chứng duy nhất là đi ngoài ra máu tươi hoặc máu đen với số lượng nhiều, nhiều khi có tình trạng thiếu máu nặng do mất máu trong thời gian ngắn, máu có thể ra khi không đại tiện.
Bệnh này được xếp là một trong những bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng. Căn bệnh này xuất hiện do những khối u hình elip, hình tròn di chuyển trong đường ruột hoặc do sự tăng sinh quá mức của các niêm mạc hậu môn. Bệnh này khá nguy hiểm, nếu không kiểm soát sớm sẽ chuyển sang bệnh ung thư trực tràng.
Các bệnh về đường tiêu hóa
Khi hệ tiêu hóa của chúng ta gặp trục trặc, quá trình chuyển hóa thức ăn gặp trở ngại thì cũng có thể gây ra dấu hiệu bất thường, trong đó có hiện tượng đi ngoài ra máu đen hoặc đỏ thẫm, bộ phận bị chảy máu thường là đoạn trên đường tiêu hóa, còn chảy máu dưới đường tiêu hóa thì thường là máu đỏ tươi. Các bệnh về đường tiêu hóa mà chúng ta có thể gặp phải khi mắc bệnh này là: xuất huyết đường tiêu hóa dưới, bệnh lồng ruột… Bệnh này vô cùng nguy hiểm nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời.
Ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng ngoài dấu hiệu đi ngoài ra máu đen còn kèm theo táo bón, máu thường phủ lên phân và nhỏ giọt. Thời kì cuối còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên
Viêm kết tràng do loét, bệnh lỵ
Ngoài những bệnh nói trên thì đi ngoài ra máu đen cũng có thể bạn đang mắc bệnh viêm kết tràng do loét, bệnh lỵ, khi bị bệnh này phân thường kèm theo dịch nhầy hoặc mủ, kèm theo đau bụng dưới, sốt, đại tiện nhiều lần
Ung thư đại tràng có thể gây đi cầu ra máu
Một căn bệnh nguy hiểm khác mà chúng ta không thể không nhắc đến là bệnh ung thư đại tràng. Nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
Tác hại của bệnh đi ngoài ra máu đen
Đại tiện phân đen có nguy hiểm không? Bệnh nhẹ, bệnh nhân sẽ bị các hiện tượng như: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày. Bệnh nặng hơn thì sao? Để trả lời cho câu hỏi này, bác sĩ sẽ giải đáp thắc mắc trong các trường hợp dưới đây:
Phân màu đen do xung huyết dạ dày
Khi bị đi ngoài ra máu đen nhiều lần có thể gây mất máu. Bệnh xung huyết dạ dày gây ra tình trạng chảy máu ở dạ dày, khi máu ở trong dạ dày được tiêu hóa cùng thức ăn sẽ tạo thành phân đen. Tùy vào tình trạng bệnh mà màu sắc phân đen đậm hay nhạt, nếu như người bệnh bị chảy máu dạ dày nhiều thì phân màu đen đậm và nát. Có thể thấy người bệnh thường bị huyết áp tụt, mạch nhanh, nhỏ khó bắt, có thể bị ngất, rối loạn ý thức hoặc có sốc do chảy máu. Đi ngoài ra máu đen nhiều có thể thấy người da xanh xao, tim đập nhanh, tiểu ít, chân tay lạnh.
Xung huyết dạ dày
Phân đen do loét dạ dày
Những người bị loét dạ dày thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau kháng viêm không steroid chính các chất hóa học trong thành phần của những loại thuốc này gây ra hiện tượng phân có màu đen. Cộng thêm với việc dạ dày bị viêm loét cũng dẫn tới việc bị chảy máu ít nhiều lại càng khiến phân đen hơn.
Viêm hoặc rách thực quản
Thực quản là cơ quan tiêu hóa trên khi bị viêm hoặc rách thực quản mà không gây trào ngược thì máu sẽ được nuốt xuống dạ dày và gây ra chứng đi cầu ra phân đen.
Đi ngoài ra phân đen do các bệnh về tai mũi họng
Có rất nhiều người mắc các bệnh lý về tai mũi họng cũng xuất hiện tình trạng đi ngoài ra phân đen. Không nhiều bệnh nhân biết đến điều này nhưng trên thực tế khi mắc những căn bệnh về tai mũi họng thì thường sẽ gây ra hiện tượng chảy máu trong, khi nuốt máu xuống dạ dày và đường tiêu hóa thì đại tiện sẽ đi ngoài ra máu đen.
Do viêm ruột hoặc u ruột non
Tình trạng phân đen cũng thường xảy ra với các bệnh nhân bị viêm ruột hoặc u ruột non. Khi chức năng tiêu hóa ở ruột bị rối loạn, tình trạng viêm xuất hiện làm ảnh hưởng đến quá trình đại tiện có thể là chảy máu thành ruột dẫn đến phân màu đen.
Xem thêm: Bệnh Huyết Trắng Và Cách Xử Lý Hiệu Quả, Nhiá» M KhuẩN ÃM ÃÁº¡O
Phân màu đen do tế bào ung thư
Khoa học hiện đại đã chứng minh những người bị ung thư, đặc biệt là đang trong giai đoạn đầu rất hay bị đi ngoài ra phân đen. Mặc dù chưa có công trình nghiên cứu nào chứng mình vì sao khi bị ung thư phân lại màu đen nhưng triệu chứng thì đã được khẳng định rõ ràng. Chính vì vậy nếu thấy phân đen khi đại tiện cần tiến hành thăm khám ngay để biết xem mình có bị ung thư hay không.
Đi cầu phân đen do bị tiêu chảy
Một trong các triệu chứng bệnh lý gây ra phân đen khi đại tiện là do bệnh nhân bị tiêu chảy, Việc sử dụng quá hàm lượng thuốc cầm tiêu chảy cũng khiến cho việc tiêu hóa bị rối loạn gây ra hiện tượng phân có màu đen.
Cách khắc phục bệnh đi ngoài ra máu đen
Để khắc phục bệnh này, bạn nên nhớ một số điều sau:
Không uống rượu bia, các chất kích thích
Giảm nguy cơ táo bón, trĩ, túi thừa, và ung thư ruột kết bằng cách ăn rau và các loại thực phẩm giàu chất xơ tự nhiên và ít chất béo bão hòa.Tránh kéo dài, sử dụng quá nhiều thuốc kháng viêm như ibuprofen, naproxen, và aspirin. Không nên uống rượu, bia, chất kích thích. Số lượng lớn rượu có thể gây kích ứng niêm mạc của thực quản và dạ dày.Không hút thuốc, hút thuốc lá có liên quan đến viêm loét dạ dày tá tràng và ung thư đường tiêu hóa.Hạn chế công việc nặng, làm việc bưng bê, vác quá sứcTránh ngồi lâu, đứng nhiều trong một tư thế, nên thay đổi tư thế liên tụcKhông nên ăn các loại thức ăn dễ gây kích thích như ớt, hạt tiêu và những thức ăn dễ gây tiêu lỏng.Tránh bị táo bón bằng cách tập đi đại tiện đúng giờĂn những thức ăn làm phân mềm, nhuận tràng, bổ sung chế độ ăn nhiều rau xanhCung cấp đủ nước và ngoài ra nên uống nhiều nước ép trái cây tươiNgười bệnh cũng nên giữ tâm trạng luôn thoải mái, tránh cáu giận.Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ hậu môn để tránh viêm nhiễm và vi khuẩn xâm nhập gây bệnh
Cách chữa khi bị đi ngoài ra máu đen
Đi ngoài ra máu đen là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Máu ra nhiều sẽ gây thiếu máu và hàng loạt rối loạn trong cơ thể. Vì thế, bạn nên kết hợp các biện pháp điều trị mà chúng tôi đề cập dưới đây:
Đi khám bác sĩ
Dựa vào bệnh sử, tiền sử và khám lâm sàng để xem mức độ xuất huyết như thế nào (cấp cứu hay chưa), vị trí gợi ý xuất huyết từ đó hướng đến nguyên nhân. Chỉ khi xác định được nguyên nhân gây bệnh thì mới có thể có hướng đi trong việc điều trị bệnh. Bên cạnh đó cần có một số phương tiện cận lâm sàng để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị như:
Xét nghiệm CTM, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu…Xét nghiệm máu ẩn trong phân: với những trường hợp khó phân biệt liệu có máu trong phân hay không? Bác sĩ dùng test này để tìm dấu vết của máu trong phân (FOBT), nhằm phát hiện mất máu tiềm ẩn trong đường tiêu hóa.Siêu âm, chụp cản quang đại tràng và trực tràng, CT-Scan, chụp MRI, nội soi dạ dày tá tràng, nội soi hậu môn và trực tràng…
Các biện pháp dân gian không thể áp dụng khi chúng ta không chắc chắn được nguyên nhân gây bệnh. Bằng nghiệp vụ chuyên môn, cùng các trang thiết bị, bác sĩ sẽ thăm khám và tiến hành hàng loạt các biện pháp kiểm tra. Khi phát hiện được bệnh chúng ta sẽ vạch ra được hướng đi điều trị bệnh hiệu quả.
Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của chảy máu. Với từng trường hợp bác sĩ sẽ có hướng đi hiệu quả nhất để khắc phục được tình trạng bệnh của bệnh nhân. Người bệnh tuyệt đối phải tuân thủ theo những gì mà bác sĩ đã chỉ định, trong việc dùng thuốc, phẫu thuật, các cách chăm sóc tại nhà… Cần phải tuân thủ theo lịch hẹn để theo dõi hiệu quả điều trị. Đồng thời, trong quá trình điều trị nếu có bất kì phản ứng bất thường nào cũng phải liên hệ với bác sĩ để có phương án can thiệp kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Áp dụng chế độ ăn uống điều độ
Ngoài các biện pháp điều trị thì chế độ ăn uống cũng có vai trò rất quan trọng đối với việc điều trị bất cứ căn bệnh nào. Chúng ta cần phải xây dựng một chế độ ăn hợp lý thì mới hỗ trợ được việc điều trị triệu chứng đi ngoài ra máu đen.
Thực phẩm nhuận tràng
Trong bữa ăn hàng ngày nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, nhuận tràng hiệu quả. Đặc biệt nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung nhiều vitamin cũng như các khoáng chất cần thiết. Đồng thời nên hạn chế thức ăn cay nóng, đồ chiên xào, đồ uống có cồn không tốt cho hoạt động tiêu hóa.
Đặc biệt cần cung cấp đầy đủ nước cho hoạt động trao đổi chất, làm mềm phân, giúp nhuận tràng hạn chế táo bón, bệnh trĩ. Thỉnh thoảng có thể thay nước lọc bằng các loại sinh tố, nước ép để bổ sung dinh dưỡng.
Sinh hoạt khoa học
Nhiều thói quen không tốt của chúng ta có thể làm hại đến cơ thể, khiến cho những biểu hiện bệnh càng kéo dài. Chính vì vậy bạn nên xây dựng cho mình những thói quen sinh hoạt thật sự khoa học:
Hạn chế việc đứng nhiều ngồi lâu, trong trường hợp bắt buộc thì cứ 1-2 tiếng thì cần vận động để máu lưu thông tốt hơn. Đồng thời kết hợp thể thao hàng ngày để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng từ đó nâng cao hiệu quả của việc chữa bệnh.
Vệ sinh hậu môn thường xuyên để tránh sự tấn công của các vi khuẩn gây bệnh. Việc dùng nước thông thường có thể không có tác dụng, có thể dùng một số loại lá có tính sát khuẩn tốt như: lá chè xanh, lá trầu không…
Bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng khuyến cáo: Đi ngoài ra máu đen là biểu hiện chảy máu từ đường tiêu hóa, không nên chủ quan, cần đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân, điều trị kịp thời, dứt điểm, tránh biến chứng nguy hiểm! Mọi thắc mắc về hiện tượng trên, các bạn vui lòng liên hệ tới sdt: 0243.9656.999
Từ khóa gợi ý của google
đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau
đi ngoài ra máu nên ăn gì
đau bụng đi ngoài ra máu
đi ngoài ra máu tươi uống thuốc gì
đi ngoài ra máu tươi đau rát hậu môn
đi đại tiện ra máu ở nữ
cách chữa đi ngoài ra máu
đi ngoài phân đen
Nguồn tham khảo:
https://www.chuabenhtrinoitringoai.com/di-ngoai-ra-mau-den-dau-hieu-cua-nhieu-benh-nguy-hiem.html
https://baomoi.com/dai-tien-phan-den-co-nguy-hiem-khong/c/25583910.epi
Tác giả : Trịnh Tùng
Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng tham giam khám, điều trị, phẫu thuật các bệnh lý hậu môn – trực tràng tại một số bệnh viện đa khoa khu vực Hà Nội. Cố vấn chuyên môn (Phẫu thuật) của bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Phụ trách khoa ngoại của Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội.
Xem thêm: Cách Chế Biến Bột Ăn Dặm Cho Bé, Cách Làm Bột Ăn Dặm Cho Bé Ngon Và Nhiều Chất
Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng là bác sĩ có hơn 30 năm kinh nghiệm khám, điều trị và phẫu thuật các bệnh lý hậu môn – trực tràng như: Trĩ, rò hậu môn, polyb hậu môn,… . Với kinh nghiệm,, trình độ chuyên môn, kĩ thuật và phương pháp điều trị tốt, bác sĩ luôn được người bệnh tin tưởng và tín nhiệm.