Hà thủ ô ngâm rượu là bài thuốc có tác dụng bổ thận, làm đen tóc, đẹp da, bồi bổ gân cốt. Cùng tìm hiểu cách chế biến ngâm rượu hà thủ ô đỏ đạt được hiệu quả cao, tốt cho sức khỏe.

Đang xem: Hà Thủ Ô Đỏ: Những Lợi Ích Không Ngờ

*

Hà thủ ô được biết là vị thuốc quý trong Đông y có công dụng làm tóc hoá đen, chống lại sự lão hoá. Hiện nay ở nước ta có hai loại là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Cụ thể thì hà thủ ô ngâm rượu có tác dụng gì, cách dùng, liều dùng như thế nào?

Hà thủ ô là thảo dược gì?

Hà thủ ô đỏ có tên khoa học là Pleuropterus cordatus Turcz hay Polygonum multiflorum Thunb Fallopia multiflora thuộc họ rau răm. Ngoài ra nó còn có các tên gọi khác như dạ hợp, thủ ô, cây địa tính, mần ăng ón. Hà thủ ô đỏ là tên gọi của rễ củ khi đã được phơi khô.

Đặc điểm của hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô là loài thực vật có thân dây leo uốn xoắn lại với nhau, nó là loài sống rất lâu năm. Vỏ thân ngoài của cây có màu lục tím, có vân hoặc bề mặt thân trơn nhẵn, không có lông, nhiều đốt.

Lá của cây mọc đối xứng với nhau, hình trái tim, cuống lá dài, kích thước là nhỏ khoảng từ 5-7cm, đường kính 3 đến 5cm. Mũi lá nhọn, thân cưới lá có hình trái tim, mép nguyên lượn sóng hoặc đôi khi là hình trái tim. Lá mỏng có màu nâu.

Hoa của cây nhỏ có kích thước khoảng 1mm, cuống hoa ngắn từ 2-3mm, núm hoa hình mào gà, mọc cách rời nhau và rũ xuống. Thông thường, mùa hoa nở vào cuối tháng 10 và quả vào mùa tháng 11.

*

Phân bố, thu hái và chế biến củ hà thủ ô

Hà thủ ô là loài cây sống và thích nghi ở những vùng khí hậu nhiệt đới, đặc biệt ở các tỉnh miền núi. Một số tỉnh thảo dược phát triển nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên, Thanh Hoá, Nghệ An, Lào Cai, Lai Châu.

Ngoài ra, nó còn được phát hiện ở Trung Quốc tại các tỉnh như: Tứ xuyên, Phúc Kiến, Hồ Bắc, Quảng Đông. Cây có thể được trồng bằng dây hoặc bằng hạt. Sau khoảng từ 3-4 năm mới bắt đầu thu hoạch.

Là loài cây mọc hoang vào mùa thu hay mùa xuân. Mùa thu sẽ cho ra thảo dược tốt hơn, khi thu hoạch người dân sẽ đào lấy rễ đem về rửa sạch rồi thái nhỏ thành 3,4 lát tuỳ theo kích thước rồi đem đi phơi khô. Còn nếu muốn có hà thủ ô đỏ thành miếng thì lúc đào về phải tươi, thái nhỏ và đồ chín rồi phơi.

Nhiều nơi người ta đổ hà thủ ô cùng với đậu đen rồi phơi khô, xong lại đồ lại với đậu đen. Lặp lại như thế 10 lần sao cho thảo dược chuyển thành màu đen thì mới dùng. Loại này gọi là hà thủ ô chế.

Thành phần hoá học của hà thủ ô đỏ

Nhờ vào các phương pháp phân tích hiện đại mà các nhà khoa học đã tìm thấy trong thảo dược chứa 1,7 anthraglycosid. Trong đó chứa physcion, emodin, rhein, chrysophanol. Ngoài ra trong hà thủ ô đỏ còn chứa 45,2% tinh bột, 1,1 protid, 4,5% chất vô cơ. 3,2% Lipid, 26,47g các chất tan trong nước rhaponticin, lecithin,…. Lecithin là hoạt chất được sử dụng trong trường hợp thần kinh bị suy nhược, cơ thể bị thiếu dưỡng chất

Khi chưa được chế biến thì hà thủ ô đỏ chứa tới 7,67% tanin, 0,23% dẫn chất anthraquinon tự do, 0.8059% dẫn chất anthraquinon nguyên phần. Sau khi đã được qua chế biến thì chỉ còn 0,1127% dẫn chất anthraquinon tự do, 3,82% tannin, 0,2496% dẫn chất anthraquinon toàn phần. Bên cạnh đó chất anthraglucozit có vai trò làm kích thích co bóp ruột, cải thiện dinh dưỡng và tăng bài tiết dịch tràng.

*

Công dụng của hà thủ ô đỏ

Theo một số báo cáo từ Nhật Dược chí của giáo sư Mẫn Bính Kỳ đã đưa ra kết quả hà thủ ô đỏ như sau:

Người ta thực nghiệm trên thỏ, cho nó uống nước sắc củ hà thủ ô theo dõi lượng đường trong máu của chúng sau 40 phút đến 60 phút. Kết quả cho thấy lượng đường trong máu của thỏ tăng rất cao và có dấu hiệu giảm dần sau 5 tiếng. Cuối cùng đo lại lượng đường trong máu thấp hơn 0.04%.

Trong thảo dược có chứa Lexitin là hoạt chất tác dụng vào hệ thần kinh. Vì thế mà nó được sử dụng như là thuốc chữa suy nhược thần kinh hay các bệnh liên quan đến thần kinh. Khi pha loãng dung dịch Lextin từ 1/10000 đến 1/20000 thì có công dụng bảo vệ tim mạch. Trong trường hợp người bệnh tim yếu sẽ thấy rõ hơn.

Ngoài ra, hoạt chất còn chứa photpho giúp hấp thụ và hỗ trợ sự chuyển hoá được cải thiện, thành phần Anthraglucozit có vai trò kích thích sự co bóp của đường ruột, cải thiện dinh dưỡng, tiếu hoá,…

*

Hà thủ ô ngâm rượu có tác dụng gì?

Hà thủ ô đỏ được mệnh danh là thần dược trong các loại thuốc Nam. Đặc biệt đem lại hiệu quả nhanh khi ngâm rượu, uống rượu hà thủ ô giúp đen tóc, đẹp da, bổ trợ về thần kinh, khỏe gân cốt, ích huyết, suy nhược cơ thể và giúp sống thọ hơn. Ngoài ra, tác dụng của nó điều trị mất ngủ, xơ vữa động mạch, táo bón, xương yếu, tăng khả năng sinh sản, giảm đau. Đặc biệt có thể kháng khuẩn chống lại sốt rét và Mycobacteria.

Hà thủ ô đỏ nên dùng liều lượng khoảng từ 10-15g thảo mộc ở dạng bột, rượu hay là thuốc sắc. Khi dùng ngâm rượu, nó kết hợp tốt với kỷ tử, ngưu tất và tầm gửi. Liều dùng có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của bệnh nhân.

Một số bài thuốc sử dụng hà thủ ô đỏ trong dân gian:

Trị huyết áp cao, xơ cứng mạch máu hoặc nam giới tinh trùng yếu:

Ngâm rượu 20g hà thủ ô, 10g kỷ tử, 10g tầm gửi dâu và 20g ngưu tất. Sau 20 ngày thì lấy uống.

Xem thêm: Nháy Mắt Phải Báo Hiệu Điều Gì, Mắt Phải Giật Hay Nháy Điềm Gì

Trị cholesterol trong máu cao:

Sử dụng 800g hà thủ ô tươi đã được rang giòn. Mỗi lần pha cùng với nước ấm 16g, uống 2 lần/ngày. Liệu trình trong vòng 1 tháng.

Làm đen tóc, râu, khoẻ gân xương bền bỉ, sống lâu:

Dùng 500 hà thủ ô đỏ và 500g hà thủ ô trắng sau đó đem ngâm nước vo gạo trong khoảng 3 ngày.

Sau đó cạo bỏ lớp vỏ, cho vào nấu cùng với đậu đen. Sau khi chín, thì lấy thảo dược đi phơi khô và lặp lại như bước trên 10 lần.

Cuối cùng lấy hà thủ ô đỏ phơi khô và uống.

Chữa huyết áp cao:

Hà thủ ô 23g, kỷ tử 17g, ngưu tất 7g, tầm gửi dâu 15g đem đi sắc nước hoặc ngâm rượu uống.

*

Trị ho gà:

Hà thủ ô chế 32g, thục địa, hoàng kỳ, đương quy mỗi vị 30g. Ngâm cùng với 1 lít rượu trắng từ 20-30 ngày. Mỗi ngày uống từ 20-30 ml, uống đến khi nào khỏi bệnh.

Trị mất ngủ:

Lấy 15g hà thủ ô, 62g trân châu mẫu và 13g đan sâm, mỗi ngày uống 1 thang. Hoặc đem hà thủ ô sao vàng, ngâm rượu, mỗi tối trước khi ngủ uống một ly nhỏ khoảng 30ml.

Cách ngâm rượu hà thủ ô đỏ

Nguyên liệu chuẩn bị:

2 kg hà thủ ô đỏ khô 8 lít rượu trắng 0,6 kg đậu đen xanh lòng.

*

Thực hiện như sau:

Bước đầu tiên trước khi đem thảo dược ngâm rượu thì cần phải sơ chế trước. Hà thủ ô đỏ mới đào lên cần được rửa sạch, để ráo nước và gọt vỏ, thái thành 3-4 lát mỏng, bỏ đi phần gỗ cứng bên trong. Để loại bỏ vị chát, bạn ngâm hà thủ ô đã thái lát trong nước vo ngày tầm 3 ngày và thường xuyên thay nước vo gạo 1-2 lần trong ngày. Tránh trường để nước vo gạo lên men vào hỏng thuốc. Bạn đem đậu đen rang với lửa cho thơm, không nên bật lửa quá lớn làm mất chất dinh dưỡng của thảo dược. Sau đó cho hà thủ ô đã qua sơ chế và đậu đen xanh lòng vào rượu. Ngâm từ 4-6 tháng là có thể uống được.

Phân biệt hà thủ ô đỏ với hà thủ ô trắng và củ nâu

Thảo dược là vị thuốc trong y học cổ truyền giúp trẻ hoá. Chính tác dụng diệu kỳ này mà rất nhiều người biết đến nó và sử dụng để làm giảm quá trình lão hoá. Tuy nhiên tại Việt Nam, có hai loại là hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ. Bên cạnh đó, thảo dược còn rất dễ nhầm lẫn với củ nâu. Vì thế nếu không muốn tiền mất tật mang thì tốt nhất bạn nên cần biết thêm thông tin của các loại này

Hà thủ ô đỏ: Có hình dáng với củ khoai lang thường với vỏ ngoài có màu nâu đỏ, cứng nhắc, nhiều chỗ bị lõm, rất khó bẻ. Bên trong lớp vỏ có màu nâu sẫm, lớp bên trong có nhiều thịt, màu hồng ở giữa có lỗi gỗ cứng. Bột của nó màu nâu, vị đắng chát và không mùi.

Hà thủ ô trắng: Hay còn được gọi là nam thủ ô. Nó cũng là dạng dây leo, người ta thường thái nhỏ thảo dược dùng thay thế cho hà thủ ô đỏ. Thảo dược có vị đắng nhẹ, thơm, nhiều màu trắng nhựa ở trên thân vỏ và không có tác dụng dược tính như hà thủ ô đỏ.

Củ nâu: Củ thường có màu nâu tím hay màu nâu hồng, hình bầu dục hoặc hình tròn. Lớp ngoài vỏ hơi sần sùi, xơ gai nhỏ bị cắt ngang dọc, khó bẻ, cứng, sẽ lưỡi, chát. Trong Đông y, thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, hoạt huyết, cầm tiêu chảy. Mặt khác trong củ nâu chứa nhiều tanin dễ gây táo bón. Sử dụng lâu ngày có thể dẫn đến tích tụ độc tố trong cơ thể.

Lưu ý khi dùng hà thủ ô đỏ

Theo y học cổ truyền, khi dùng hà thủ ô đỏ cần lưu ý một số điều sau đây: Bạn cần kiêng tỏi, hành và củ cải trắng. Bên cạnh cần kiêng một số loại gia vị có tính nóng như ớt, hành tây, gừng, hồ tiêu. Uống rượu hà thủ ô rất tốt cho sức khoẻ nhưng bạn không nên quá lạm dụng nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của gan.

*

Hà thủ ô đỏ mua ở đâu tại TP. HCM?

Hà thủ ô đỏ bán ở đâu uy tín là câu hỏi mà nhiều người tiêu dùng đang băn khoăn, thảo dược rất hiếm và không dễ tìm. Bạn nên lựa chọn những nơi uy tín để mua hà thủ ô đỏ chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng. Tránh mua phải hàng “Treo đầu dê bán thịt chó” kém chất lượng tránh tiền mất tật mang.

Thảo dược An Quốc Thái là địa chỉ bán hà thủ ô đỏ chất lượng và uy tín hàng đầu tại TP HCM. Đây là nơi có nhiều năm kinh nghiệm chuyên phân phối các loại mặt hàng dược liệu. Được cấp giấy chứng nhận sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, sạch sẽ không lẫn tạp chất.

Bạn hãy nhanh chóng liên hệ để đặt mua hà thủ ô đỏ ngay bây giờ:

THÔNG TIN LIÊN HỆ

THẢO DƯỢC AN QUỐC THÁI

Giá bán hà thủ ô đỏ bao nhiêu 1kg?

Hiện nay trên thị trường bán hà thủ ô đỏ với nhiều giá thành khác nhau. Vì thế bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua. Thảo dược An Quốc Thái được nhiều người tiêu dùng đánh giá rất cao về chất lượng và hoàn toàn hài lòng về giá cả khi mua tại đây.

Xem thêm: Người Từng Đau Mắt Đỏ Có Bị Lại Không ? Hỏi Đáp: Đau Mắt Đỏ Bị Mấy Lần Trong Đời

Hà thủ ô đỏ Thảo dược An Quốc Thái giá chỉ: 300.000 đồng/kg

Bạn đọc vừa xem xong bài viết: “Hà thủ ô ngâm rượu có tác dụng gì? Cách ngâm rượu chuẩn”, cảm ơn đã dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *