“Chào bác sĩ, em năm nay 32 tuổi và đã lập gia đình. Dạo gần đây e thấy việc đi đại tiện của mình gặp rất nhiều khó khăn, có cảm giác đau đớn. Đặc biệt là mỗi lần vệ sinh xong em đều thấy trên giấy có dính một ít máu tươi. Vậy bác sĩ cho em hỏi, đi ngoài ra máu là bị bệnh gì? Có nguy hiểm không và cách chữa như thế nào? Em đang rất lo lắng mong bác sĩ sớm trả lời ạ. Em xin cảm ơn”.

Đang xem: đau rát hậu môn đi ngoài ra máu

(T. Thủy – Đại Từ – Thái Nguyên)

Cảm ơn bạn Thủy đã tin tưởng và gửi thư về cho chúng tôi. Đi ngoài ra máu cũng là hiện tượng mà rất nhiều người đang mắc phải và có cùng thắc mắc giống bạn. Không để các bạn chờ lâu, các bác sĩ chuyên khoa sẽ giải mã hiện tượng này ngay sau đây.

ĐI NGOÀI RA MÁU LÀ BỆNH GÌ?

Đi ngoài ra máu là hiện tượng hậu môn bị chảy máu mỗi khi đi đại tiện, máu có thể dính lẫn với phân, trên giấy vệ sinh hoặc chảy thành giọt, thành tia. Máu chảy khi đại tiện thường đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, lượng máu, thời gian máu đọng sẽ tùy vào mức độ bệnh.

Tình trạng đi ngoài ra máu có thể kèm theo triệu chứng táo bón (đại tiện khó), đau bụng, khó thở, tiêu chảy, tim đập nhanh, giảm cân… nhưng đôi khi không kèm theo triệu chứng nào vì thế nhiều người tưởng rằng mình bị nóng trong. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà mức độ của đại tiện ra máu nghiêm trọng ít hay nhiều.

*

Vậy đi ngoài ra máu là bệnh gì? Khi phát hiện mình bị đại tiện ra máu tươi, bạn không nên chủ quan bởi đây thường là dấu hiệu điển hình của một số bệnh lý đường tiêu hóa, bệnh hậu môn trực tràng. Theo kinh nghiệm lâu năm của các bác sĩ chuyên khoa, hiện tượng đi ngoài (đi đại tiện, đi cầu, đi ỉa) ra máu thường bắt nguồn chủ yếu từ những nguyên nhân bệnh lý sau:

1. Đi ngoài ra máu là biểu hiện của bệnh trĩ

Đại tiện ra máu tươi, đi ngoài ra máu là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh trĩ. Với triệu chứng đi cầu ra máu tươi lẫn trong phân hoặc ra sau phân. Ban đầu máu ra ít khó phát hiện nhưng khi bị nặng thì máu có thể chảy thành giọt thậm chí thành tia.

Bệnh trĩ (bệnh lòi dom) là căn bệnh rất phổ biến ở Việt Nam, đứng đầu trong các bệnh lý về hậu môn trực tràng. Tuy không phải là bệnh lý hiểm nghèo nhưng nếu không được điều trị kịp thời nó không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt mà còn nguy hiểm tới sức khỏe.

2. Đi ỉa ra máu do bệnh nứt kẽ hậu môn

Bệnh nứt kẽ hậu môn thường do người bệnh rặn khi bị táo bón khiến ống hậu môn sưng phù, đỏ mọng gây nứt ống hậu môn. Người bệnh bị đại tiện ra máu đau rát hậu môn dữ dội khi do vùng niêm mạc bị tổn thương.

3. Viêm loét đại trực tràng gây đi cầu ra máu

Biểu hiện của viêm loét đại trực tràng đó là bệnh nhân đi ngoài ra máu tươi nhiều lần, tiêu chảy ra máu, có thể lẫn dịch nhầy, kèm theo sốt và đau bụng dưới. Bệnh có thể được chẩn đoán bằng soi trực tràng và đại tràng.

4. Polyp đại tràng, trực tràng khiến đại tiện ra máu

Đi vệ sinh nặng ra máu còn là biểu hiện của bệnh polyp trực tràng, đại tràng. Khi bị bệnh, người bệnh bị chảy máu mỗi lần đại tiện với số lượng nhiều, máu chảy thành giọt có thể gây thiếu máu nặng. Nếu polyp có cuống dài và gần ống hậu môn có thể bị sa ra ngoài, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh bằng cách soi trực tràng hoặc đại tràng.

5. Đi ngoài ra máu là dấu hiệu của bệnh ung thư

Ung thư trực tràng hoặc ung thư dạ dày thường gặp ở người già. Bệnh gây nên tình trạng đi ngoài ra máu đen hoặc máu đỏ thẫm kèm lẫn trong phân. Tiến hành thăm khám trực tràng hoặc dạ dày sẽ thấy khối u, ở thời kỳ cuối người bệnh bị sút cân nghiêm trọng, số lần đại tiện tăng lên, máu ra nhiều.

6. Nhồi máu ruột non do tắc mạc treo

Đi cầu ra máu tươi còn gặp phải ở người bệnh nhồi máu ruột non do tắc mạch mạc treo kèm theo đó là hiện tượng đau bụng dữ dội.

7. Xuất huyết đường tiêu hóa

Bệnh xuất huyết dạ dày, tá tràng cũng gây nên tình trạng đi đại tiện ra máu tươi, phân thường đen và có mùi đặc trưng.

Như vậy, đi ngoài ra máu là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Vì vậy nếu bạn Thủy muốn biết mình bị bệnh gì thì hãy tìm đến để các bác sĩ thăm khám cụ thể nhé.

⇒ Có thể bạn quan tâm:

ĐI NGOÀI RA MÁU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Các bác sĩ tại Phòng khám Đa Khoa Thủ Đô cho biết: đi đại tiện, đi ỉa, đi cầu ra máu nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể là:

Gây thiếu máu

Nếu tình trạng đi ngoài ra máu diễn ra thường xuyên, kéo dài sẽ dẫn đến mất máu, thiếu máu. Khi đó, người bệnh sẽ bị tụt huyết áp, mạch đập nhanh, khó thở, sốc phản vệ, rối loạn ý thức rất nguy hiểm… Trường hợp nhẹ cũng có thể gây ra hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, chân tay lạnh, da xanh xao, giảm trí nhớ,… ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Nguy cơ dẫn tới ung thư

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của đại tiện ra máu, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Máu chảy nhiều khi đi đại tiện sẽ làm tăng nguy cơ bị ngứa, viêm loét, kích ứng các tế bào ung thư phát triển, có thể gây ra bệnh u nang hậu môn trực tràng ác tính.

*

Viêm nhiễm hậu môn

Đi ngoài ra máu khiến hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, đây là điều kiện thích hợp khiến vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm nhiễm hậu môn, nặng nhất có thể khiến người bệnh bị nhiễm trùng máu.

Chất lượng cuộc sống bị suy giảm

Tình chảy máu khi đi đại tiện, đi cầu, đi ỉa, đi ngoài khiến cho người bệnh luôn trong tình trạng hồi hộp, lo lắng. Do đó mà họ không thể tập trung được vào trong công việc, dẫn đến kết quả, năng suất bị giảm sút. Bên cạnh đó, hiện tượng này còn khiến người bệnh ngại giao tiếp với những người xung quanh hoặc trong quan hệ “chăn gối” vợ chồng.

ĐI NGOÀI RA MÁU PHẢI LÀM SAO?

Đi đại tiện ra máu có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu như người bệnh chậm trễ không có biện pháp xử lý kịp thời. Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, khi thấy xuất hiện triệu chứng đi ngoài ra máu thì người bệnh nên chủ động tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám. Qua kiểm tra, xét nghiệm các bác sĩ sẽ tìm được ra nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm: Uống Thuốc Phá Thai Bằng Thuốc Đau Bụng Bao Lâu Thì Ra Máu Và Có Đau Không

1. Điều trị nội khoa

Với bệnh nhân bị thể nhẹ, chưa phát triển bệnh phức tạp các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đưa ra bệnh lý chính xác nhất từ đó có phương pháp điều trị cụ thể. Chủ yếu là sử dụng các loại thuốc dạng uống, bôi, xông để giảm đau, chống viêm, giảm thiểu triệu chứng bệnh.

2. Điều trị ngoại khoa

Với trường hợp bệnh nặng, đi ngoài ra máu có thể gây ảnh hưởng tới khu vực xung quanh, áp dụng phương pháp nội khoa không đạt hiệu quả. Bác sĩ sẽ thực hiện điều trị bằng phương pháp ngoại khoa như: phẫu thuật cắt trĩ, cắt polyp… bằng việc sử dụng trang thiết bị y tế hiện đại.

Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định áp dụng một số bài thuốc dân gian để điều trị đại tiện ra máu tươi như dùng các thảo dược cầm máu, thanh nhiệt như: rau diếp cá, nhọ nồi, ngải cứu… Tuy nhiên, cách này chỉ có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị mà không thực sự thay thế được biện pháp điều trị chính.

*

Hiện nay, kỹ thuật HCPT là phương pháp chữa đi cầu ra máu được các chuyên gia đánh giá là hiệu quả nhất. Phương pháp này có hiệu quả điều trị đa dạng với các bệnh lý như: bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn….

Kỹ thuật HCPT mang lại hiệu quả điều trị cao với những ưu điểm như:

– Xâm lấn tối thiểu, không gây đau đớn, không gây chảy máu.

– An toàn, không làm tổn thương đến bất kỳ cơ quan nào trong và ngoài hậu môn.

– Thời gian điều trị ngắn, phẫu thuật chỉ trong khoảng 20 – 30 phút.

– Điều trị tận gốc triệu chứng đi ngoài ra máu, không lo tái phát.

– Khả năng hồi phục nhanh, không cần phải nằm viện.

ĐI NGOÀI RA MÁU ĐI KHÁM Ở ĐÂU TỐT?

Nếu người bệnh còn đang băn khoăn chưa biết tới địa chỉ nào để khám đi ngoài ra máu thì Phòng Khám Đa Khoa Thủ Đô sẽ là một gợi ý vô cùng sáng giá. Phòng khám nằm ngay trung tâm thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc, nơi có vị trí giao thông đi lại thuận tiện. Bên cạnh đó là những ưu điểm mà không phải địa chỉ y nào cũng có được như:

– Đội ngũ y bác sĩ giỏi, chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm trong khám chữa các bệnh về hậu môn – trực tràng.

– Cơ sở vật chất khang trang, máy móc, thiết bị y tế vô cùng tân tiến, hiện đại và đạt chuẩn về y tế.

– Áp dụng phương pháp tiên tiến vào điều trị các bệnh về hậu môn trực tràng như: súng COOK, HCPT, PPH…. Mang lại hiệu quả cao, không gây đau đớn, không tái phát….

– Thời gian làm việc linh hoạt, khám chữa bệnh vào buổi tối, ngày lễ, ngày Cn.

– Thông tin bệnh nhân được lưu giữ và bảo mật một cách tuyệt đối.

– Chi phí khám chữa bệnh hợp lý, được niêm yết công khai, rõ ràng theo quy định của nhà nước.

Với những ưu điểm như trên thì đây xứng đáng là một địa chỉ uy tín để người bệnh “chọn mặt gửi vàng”.

Xem thêm: Ăn Trứng Cút Lộn Có Tốt Không, Ăn Trứng Cút Lộn Có Tăng Cân Không

Trên đây, các bác sĩ chuyên khoa của Phòng Khám Thủ Đô đã vừa giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “đi ngoài ra máu là bệnh gì”. Hy vọng, các bạn đã có được quyết định sáng suốt trong việc đi khám chữa bệnh. Nếu còn những thắc mắc, người bệnh hãy nhấn vào ô KHUNG CHAT để được trò chuyện trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *