Đau nửa đầu gần hốc mắt là tình trạng khá thường gặp thường do nhiều nguyên nhân, khi ảnh hưởng có thể khiến cơ mắt của người bệnh yếu đi, vùng đau mở rộng. Xác định được nguyên nhân sẽ giúp điều trị hiệu quả và triệt để. Vậy đau nửa đầu gần hốc mắt là bệnh gì, bác sĩ Nhãn khoa sẽ giải đáp chi tiết cho bạn?

1. Tìm hiểu về triệu chứng đau nửa đầu gần hốc mắt

Chứng này thường liên quan đến hệ thống dây thần kinh vùng mắt và đầu. Triệu chứng bệnh lý này hoàn toàn khác biệt với tình trạng đau nửa đầu thông thường, còn gọi là Migraine. Cơn đau vùng đầu thường khởi phát trước, sau đó mới lan tỏa ảnh hưởng đến cơ quanh mắt, khiến mắt yếu và mỏi hơn.

Đang xem: đau nửa đầu bên phải và nhức mắt

*

Đau nửa đầu gần hốc mắt thường ảnh hưởng đến thị lực

Chứng bệnh này liên quan đến dây thần kinh vận nhãn – dây thần kinh chỉ huy hoạt động cử động mắt và mí mắt. Một số trường hợp vấn đề xảy ra ở dây thần kinh sọ điều khiển mắt khác, nhưng đều gây triệu chứng ở mắt. Khác với đau nửa đầu thông thường, đau nửa đầu gần hốc mắt thường xảy ra ở độ tuổi trẻ em và thanh thiếu niên, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Triệu chứng đau nửa đầu kết hợp với cảm giác nhức mỏi mắt thường kéo dài từ vài tiếng rồi kết thúc, cũng có thể kéo dài hơn đến vài tuần lễ. Đa phần triệu chứng sẽ tự biến mất nhưng vẫn có nguy cơ người bệnh phải chịu đựng cơn đau kéo dài suốt đời.

Đặc điểm nhận biết và phân biệt đau nửa đầu gần hốc mắt chủ yếu là triệu chứng của mắt và thị lực, bao gồm:

Cơ xung quanh một hoặc cả hai mắt bị yếu, dẫn đến mỏi và cử động khó, thậm chí nghiêm trọng hơn có thể liệt hoàn toàn.

*

Hội chứng song thị là triệu chứng điển hình của đau nửa đầu gần hốc mắt

Hội chứng song thị khiến người bệnh nhìn một thành hai, hai hình ảnh chồng chéo nhau.

Cảm giác đau mỏi quanh nhãn cầu.

NHìn thấy hai tròng mắt bị lệch nhau, hai đồng tử một bên to một bên nhỏ không đều.

Tăng nhạy cảm với ánh sáng.

Tình trạng sụp mí.

Thông thường, triệu chứng đau nửa đầu xuất hiện trước khi cơ mắt yếu cùng các triệu chứng khác ở mắt khoảng vài ngày, có thể là vài tuần. Triệu chứng buồn nôn hoặc nôn mửa cũng xuất hiện khi đau dây thần kinh ảnh hưởng.

2. Đau nửa đầu gần hốc mắt là bệnh gì – bác sĩ giải đáp chi tiết

Đau nửa đầu gần hốc mắt đi kèm với triệu chứng nhức mắt có thể do nhiều bệnh lý về thần kinh, mắt hoặc mạch máu. Vậy cụ thể đau nửa đầu gần hốc mắt là bệnh gì? Đây rất có thể là triệu chứng của các bệnh lý sau:

2.1. Bệnh lý thần kinh

Đau nửa đầu dạng Migraine có thể ảnh hưởng đến thị giác nhưng vị trí đau khác với đau nửa đầu gần hốc mắt. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau được xác định là do lớp phủ bao quanh sợi trục của tế bào thần kinh bị tổn thương, sưng viêm.

Sau một thời gian ngắn khoảng vài ngày hoặc vài tuần, khi lớp phủ này tự phục hồi thì tình trạng đau sẽ giảm bớt và biến mất. Tuy nhiên nếu nguyên nhân gây bệnh không được loại bỏ, lớp phủ bao thần kinh này tiếp tục bị phá vỡ thì triệu chứng đau đầu xung quanh hốc mắt sẽ quay lại và có thể kéo dài hơn.

*

Đau nửa đầu gần hốc mắt có thể do tổn thương thần kinh

Cơn đau này vô cùng khó chịu, người bệnh thường sử dụng thuốc giảm đau nhưng đáp ứng kém hoặc không đáp ứng vì thuốc chỉ tác động giảm đau khi nguyên nhân thụ cảm thể.

Xem thêm: Cách Thoa Kem Dưỡng Da Đúng Cách, Sử Dụng Kem Dưỡng Da Đúng Cách

2.2. Bệnh lý về mắt

Các bệnh lý về mắt như hẹp động mạch tiểu não, hẹp động mạch cảnh,… ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lưu thông máu đến các cơ quan như mắt nên sẽ gây các triệu chứng như đau nửa đầu, đau hốc mắt.

Bệnh lý Glaucoma – tăng nhãn áp cũng có thể gây ra tình trạng đau nửa đầu vùng hốc mắt. Ngoài ra, cũng cần đặt biệt chú ý đến các bệnh lý như u hốc mắt, viêm củng mạc sâu,… bởi những bệnh lý này có thể lan viêm rộng ra các bộ phận xung quanh.

2.3. Bệnh lý mạch máu

Các bệnh lý mạch máu dễ gây ra triệu chứng đau nửa đầu đi kèm với nhức mắt là: hẹp động mạch cảnh, phình tách động mạch chủ, dị dạng mạch não, hẹp tĩnh mạch cảnh, thông động mạch cảnh,… Để chẩn đoán vị trí cũng như chính xác tình trạng bệnh lý, cần đến các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại.

Thực tế rất nhiều bệnh nhân đau nửa đầu hốc mắt xuất phát từ cơn tăng huyết áp cấp tính, gây áp lực làm tổn thương và sưng viêm mạch máu. Bên cạnh đó, tình trạng mạch máu võng mạc cũng có thể là bất thường kích hoạt tình trạng đau.

*

Đau nửa đầu có thể do cơn tăng huyết áp cấp tính

Ngoài do nguyên nhân bệnh lý, đôi khi tình trạng đau nửa đầu gần hốc mắt do các vấn đề sức khỏe như: Căng thẳng thần kinh khi tiếp xúc với máy tính quá nhiều, thiếu ngủ, tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài,… Nếu do các nguyên nhân này, sau khi nghỉ ngơi hoặc tránh xa tác nhân kích thích, tình trạng đau nhức sẽ thuyên giảm mà không để lại biến chứng gì nghiêm trọng.

3. Chẩn đoán nguyên nhân đau nửa đầu gần hốc mắt thế nào?

Chẩn đoán nguyên nhân đau nửa đầu gần hốc mắt chủ yếu bằng phương pháp loại trừ các rối loạn nguy cơ. Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được hỏi về triệu chứng và tiền sử bệnh án, sau đó kiểm tra sức khỏe mắt.

Nếu nghi ngờ đau nửa đầu gần hốc mắt có liên quan với tình trạng viêm màng não, ung thư hạch, máu vón cục, bệnh u hạt,… khiến cơ mắt yếu hoặc tê liệt, cần làm xét nghiệm chẩn đoán các bệnh nêu trên. Ngoài ra, các xét nghiệm khác cũng cung cấp thông tin chẩn đoán như:

Xét nghiệm máu: Kiểm tra nhiễm trùng và tình trạng cục máu đông.

Chọc dò tủy sống: Kiểm tra ung thư hạch, viêm màng não, rối loạn truyền nhiễm, bệnh bạch hầu.

Chụp X-quang mạch: Kiểm tra và phát hiện nếu có tình trạng hẹp động mạch, phình mạch máu,…

Chụp X-quang ngực kết hợp với kết quả xét nghiệm máu để kiểm tra u hạt.

Chụp cộng hưởng từ giúp chẩn đoán khối u ở dây thần kinh sọ hoặc tổn thương phần mềm liên quan.

Đo nhãn áp: là kỹ thuật đo áp suất bên trong mắt, giúp kiểm tra xem bệnh nhân có bị tăng nhãn áp hay không.

Xem thêm: Cách Trị Mắt Bị Sưng Sau Khi Ngủ Dậy Là Bị Sao Và Phải Làm Gì 2021

*

Chẩn đoán hình ảnh tìm nguyên nhân đau nửa đầu

Không phải tất cả bệnh nhân đau nửa đầu gần hốc mắt có thể chẩn đoán được bệnh lý nguyên nhân. Việc điều trị triệu chứng bằng thuốc giảm đau, thuốc huyết áp,… sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng cơn đau có thể quay trở lại nếu không điều trị từ nguyên nhân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *