Còi xương là bệnh lý thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, có thể gây biến dạng xương hay thậm chí dẫn đến tử vong. Việc nhận biết sớm dấu hiệu còi xương ở trẻ và can thiệp kịp thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Đang xem: Dấu hiệu còi xương ở trẻ sơ sinh
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.CKII Đinh Thị Kim Liên, Nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai; Bác sĩ Dinh dưỡng, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động namlimquangnam.net.
70% trẻ sẽ tránh được còi xương từ giai đoạn sơ sinh nếu bố mẹ chăm sóc đúng cách
Những trẻ có nguy cơ mắc bệnh còi xương
Nguyên nhân gây còi xương ở trẻ chủ yếu là do thiếu vitamin D. Thiếu vitamin D sẽ làm giảm hấp thu cũng như chuyển hóa canxi và photpho – 2 dưỡng chất quan trọng giúp xương phát triển vững chắc. Ngoài ra, nếu trẻ rơi vào 1 trong các trường hợp dưới đây, bố mẹ cần đề phòng nguy cơ trẻ bị còi xương:
Trẻ sinh non, sinh đôi: rất dễ thiếu hụt vitamin D, nếu không bổ sung đúng cách và kịp thời rất dễ khiến trẻ bị còi xương. Trẻ bụ bẫm, thừa cân: sẽ có nhu cầu về canxi, photpho, vitamin D cao hơn so với trẻ bình thường, do đó bố mẹ cần chú trọng bổ sung hàm lượng các chất này cho trẻ. Việc bổ sung không đầy đủ canxi, photpho, vitamin D cộng thêm “áp lực” từ cân nặng sẽ tạo nên những gánh nặng rất lớn cho hệ xương non nớt của trẻ. Trẻ ít ra ngoài vận động: nhiều bố mẹ thường lo lắng con dễ sinh bệnh khi tiếp xúc môi trường bên ngoài nên muốn giữ con trong nhà. Điều này, làm giảm sự hấp thụ ánh sáng mặt trời và cản trở quá trình tổng hợp vitamin D.
Theo BS.CKII Đinh Thị Kim Liên, trong những năm đầu đời, 70% trẻ em có thể tránh được bệnh lý còi xương nếu bố mẹ chăm sóc đúng cách. Trong đó, quan trọng nhất là phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ còi xương và có biện pháp can thiệp kịp thời tránh tình trạng trở nên tồi tệ khiến việc điều trị khó khăn hơn.
Dấu hiệu trẻ bị còi xương qua các giai đoạn
Nhận biết dấu hiệu trẻ bị còi xương sớm và điều trị kịp thời sẽ mang đến cho trẻ cơ hội phát triển khỏe mạnh bình thường. Triệu chứng bệnh còi xương ở trẻ có thể xuất hiện ở giai đoạn sớm (khoảng 6 tháng đầu đời) cho đến khi nặng hơn là giai đoạn còi xương cấp.
Xem thêm: Có Thai Mấy Tuần Thì Nên Khám Thai Lần Đầu Khi Nào, Có Thai Mấy Tuần Thì Nên Đi Siêu Âm Thai
Giai đoạn còi xương sớm (Khởi phát trong khoảng 6 tháng đầu đời)
Trẻ thường xuyên khó ngủ, quấy khóc, đổ mồ hôi dù thời tiết mát mẻ, đặc biệt có dấu hiệu rụng tóc theo hình vành khăn phía sau đầu, da xanh xao, viêm phổi tái phát nhiều lần… là những tín hiệu khởi phát của bệnh còi xương.
Giai đoạn còi xương cấp
Tình trạng trên được xem là dấu hiệu trẻ bị còi xương cấp ở trẻ cũng đồng nghĩa với việc bệnh đang có xu hướng nặng dần. Ngoài ra, trẻ có thể có những biểu hiện như nôn hay nấc khi đang ăn, thở rít thanh quản, cơ thể co giật do hạ calci máu, thiếu máu…
Giai đoạn còi xương nặng
Trong trường hợp trẻ có những dấu hiệu trên nhưng bố mẹ không có biện pháp can thiệp kịp thời, sau một thời gian ngắn (khoảng vài tuần) sẽ dẫn đến tình trạng còi xương nặng hơn ở trẻ. Cụ thể:
Đối với trẻ dưới 12 tháng: mọc răng chậm hoặc rất chậm và không trật tự, xương sọ mềm hơn trẻ bình thường, đầu dễ bị biến dạng và méo mó do tư thế nằm, chậm biết ngồi, bò, đứng, đi… Đối với trẻ lớn hơn: Xương lồng ngực bị biến dạng nhô ra phía trước, các xương chi xuất hiện vòng cổ tay và cổ chân, chân vòng kiềng, khung chậu hẹp…
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh còi xương ở trẻ
BS.CKII Đinh Thị Kim Liên cho biết, để phòng ngừa bệnh còi xương ở trẻ, ngay từ khi mang thai mẹ bầu nên tăng cường bổ sung nguồn thực phẩm giàu vitamin D (từ gan cá, trứng, sữa, bơ, uống viên bổ sung vitamin D…). Bên cạnh đó, thai phụ cũng nên tắm nắng thường xuyên để cơ thể tiếp nhận nguồn vitamin D tự nhiên từ ánh nắng mặt trời.
Trẻ em có thể thoát khỏi các dấu hiệu của trẻ bị còi xương nếu được chăm sóc đúng cách như sau:
Trẻ bú mẹ ngay sau sinh và bú mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng đầu đời. Sau sinh, mẹ và bé không nên nằm trong phòng quá tối và quá kín. Phòng ở cần đầy đủ ánh sáng và thoáng mát. Mỗi ngày nên cho trẻ tắm nắng 3 – 10 phút/ngày tùy cường độ nắng, thời gian tắm nắng thích hợp là từ 9h – 15h đối với trẻ từ 6 tháng tuổi. Với những trẻ ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (sinh vào mùa đông) nên uống vitamin D bổ sung theo chỉ định của bác sĩ. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, cần cho trẻ ăn đầy đủ và cân đối 4 nhóm chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong đó, cần chú ý bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi như tôm, cua, cá, trứng, sữa, rau xanh, dầu mỡ. Chế độ ăn nếu thiếu dầu mỡ sẽ khiến trẻ không hấp thu được vitamin D nên có thể bị còi xương. Cho trẻ uống bổ sung thêm canxi, tuy nhiên liều lượng và thời gian dùng thuốc cần có sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ. Bởi nếu uống canxi quá liều có thể làm tăng canxi máu, vôi hóa mạch máu dẫn tới sỏi thận.
Cuối cùng, nếu vẫn lo lắng về các dấu hiệu còi xương ở trẻ bố mẹ nên đưa con đến khám tại các cơ sở uy tín để được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kịp thời.
Hiện tại, các cơ sở trong Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động namlimquangnam.net đã có dịch vụ thăm khám, tầm soát và tư vấn, điều trị còi xương cho trẻ mọi lứa tuổi. namlimquangnam.net sở hữu hệ thống máy móc hiện đại nhất Việt Nam hiện nay như máy xét nghiệm vi chất dinh dưỡng sắc ký lỏng hiệu năng cao UPLC-MS/MS với độ nhạy và độ đặc hiệu cao giúp định lượng nồng độ vi chất ở mức thấp nhất (nanogram/ml) và các khoáng chất thiết yếu mà trẻ cần.
namlimquangnam.net luôn nỗ lực trong việc mang đến các dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho mọi người
Từ kết quả xét nghiệm cận lâm sàng, các chuyên gia tại namlimquangnam.net sẽ chỉ định phác đồ điều trị rõ ràng, kết hợp chế độ ăn uống cá thể hóa theo ngày, tuần, tháng với từng trẻ nhằm đảm bảo việc điều trị còi xương cho trẻ hiệu quả, loại bỏ nhanh các dấu hiệu còi xương ở trẻ.