Thông thường, nếu 35 ngày tính từ ngày hành kinh mà vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại thì gọi là chậm kinh. Chậm kinh kèm theo đau bụng dưới rất có thể đã có thai ngoài tử cung, cần được thăm khám kịp thời.
Đang xem: đau bụng dưới nhưng không có kinh
Chậm kinh (trễ kinh) là biểu hiện thất thường của chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Là hiện tượng đã đến kỳ hành kinh nhưng vẫn chưa có sự xuất hiện của kinh nguyệt. Khi quá 35 ngày kể từ ngày hành kinh của chu kỳ trước mà bạn vẫn chưa có kinh nguyệt thì được coi là chậm kinh. Nếu không có kinh nguyệt trong 3 kỳ liên tiếp được gọi là vô kinh.
Nhiều người vẫn có suy nghĩ rằng chậm kinh là dấu hiệu của việc mang thai. Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả. Chậm kinh do nhiều nguyên nhân gây ra:
Chậm kinh do mang thai
Đây là nguyên nhân phổ biến và dễ đoán nhất báo hiệu rằng bạn đã có em bé nếu bạn đã có quan hệ tình dục.
Theo chu kỳ kinh nguyệt bình thường, lớp niêm mạc ở tử cung sẽ được tạo ra hàng tháng để chuẩn bị cho trứng đã thụ tinh vào làm tổ. Nếu không được thụ tinh thì lớp niêm mạc sẽ được loại bỏ gây ra hiện tượng kinh nguyệt
Ngược lại nếu được thụ thai thì tất nhiên lớp niêm mạc này sẽ tiếp tục nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ. Do vậy nếu bị chậm kinh thì rất có thể đã mang thai, hãy dùng que thử để biết chính xác nhất.
Trường hợp chậm kinh kèm theo đau bụng dưới rất có thể đã có thai ngoài tử cung, đây là hiện tượng nguy hiểm cần được thăm khám kịp thời.
Chậm kinh đau bụng dưới mà không phải có thai có thể do nguyên nhân khác nhau:Các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, u nang buồng trứng, suy buồng trứng, viêm buồng trứng. Nếu máu kinh vón cục, có mùi khó chịu hay màu sắc bất thường, vùng kín có mùi hôi khó chịu kèm theo đau bụng dưới âm ỉ, thậm chí là đau dữ dội thì rất có thể bạn đã mắc các bệnh trên.
Do rối loạn nội tiết: nếu nội tiết cân bằng thì chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ đều đặn. Khi bất thường xảy ra khiến cho vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng hoạt động sai lệch. Từ đó hệ nội tiết tố sẽ mất cân bằng, gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.Tăng giảm cân đột ngột: việc tăng giảm cân sẽ ảnh hưởng đến lượng estrogen cần thiết mà cơ thể sản xuất ra để tạo lên lớp niêm mạc tử cung. Sản xuất quá nhiều hoặc thiếu estrogen sẽ làm cho niêm mạc tử cung không ổn định gây ra hiện tượng chậm kinh.
Xem thêm: Làm Gì Ngay Sau Khi Bị Ngộ Độc Thực Phẩm Là Gì? Nhận Biết Và Điều Trị Hiệu Quả
Căng thẳng, chế độ sinh hoạt không khoa học như làm việc quá nhiều, thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, ăn ngủ thất thường sẽ gây rối loạn kinh nguyệt.Do tác dụng phụ của thuốc: nếu được chỉ định uống một thuốc mới hoặc thay đổi loại thuốc vẫn đang dùng thì kinh nguyệt sẽ bị ảnh hưởng. Một số thuốc dễ gây chậm kinh như: thuốc chống trầm cảm, thuốc nội tiết, thuốc an thần, thuốc tránh thai, thuốc dùng khi hóa trị…Ngoài ra chậm kinh còn có thể do sử dụng nhiều chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,..), phụ nữ mãn kinh sớm cũng là nguyên nhân gây trễ kinh,…
Khu vực bụng dưới chứa nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể như: đại tràng, ruột thừa, niệu quản dưới, tiểu khung, tử cung (phụ nữ), tiền liệt tuyến (nam giới). Chính vì vậy, bất kỳ cơ quan nào thuộc khu vực bụng dưới đều thể hiện bằng triệu chứng đau bụng dưới.
Đau ở hố chậu phải và trái là dấu hiệu của các bệnh như viêm đại tràng, polyp trực tràng, polyp đại tràng, đau sỏi niệu quản phải, sỏi bàng quang. Với phụ nữ đau ở hố chậu phải có thể biểu hiện của viêm phần phụ, các bệnh u nang buồng trứng xoắn, thai ngoài tử cung, hoặc do đau bụng kinh…
Các loại bệnh này đều gây đau bụng dưới, kèm theo các triệu chứng khác như sốt, tiểu rắt, buốt, tiểu nhiều, nước tiểu đục khi mắc bệnh nhiễm trùng bàng quang. Tiểu rắt, khó, tiểu đau buốt trong bệnh tăng sinh tiền liệt tuyến ở nam giới.
Trong các bệnh gây đau bụng dưới cần hết sức lưu ý các bệnh mang tính chất cấp cứu như ruột thừa, u nang buồng trứng xoắn, chửa ngoài dạ con… Những bệnh này nếu không được cứu chữa kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thậm chí có thể gây tử vong.
Xem thêm: Bánh Trung Thu Yến Sào Khánh Hòa 2015, Bánh Trung Thu Yến Sào Khánh Hòa
Phát hiện sớm các loại bệnh nói chung và bệnh phụ khoa nói riêng sẽ giúp quá trình điều trị trở nên thuận lợi và có kết quả tốt hơn.