Đau bụng buồn nôn ở trẻ em thường là biểu hiện của một số bệnh liên quan tới đường tiêu hóa. Để xác định được rõ con mắc bệnh gì mẹ cần xác định rõ vị trí vùng đau bụng để có những phương pháp xử lý kịp thời. Đau bụng buồn nôn ở trẻ em là dấu hiệu của những bệnh gì? Cách xử trí khi trẻ bị đau bụng buồn nôn như thế nào?

*

Tùy vào vị trí đau mà đau bụng buồn nôn là biểu hiện của một số căn bệnh khác nhau. Khi thấy trẻ bị đau bụng buồn nôn thì mẹ hãy hỏi xem con bị đau vùng nào của bụng để phân biệt bệnh cho đúng. Dưới đây là gợi ý cho mẹ một số bệnh mà bé dễ gặp phải khi có biểu hiện đau bụng buồn nôn.

Đang xem: đau bụng buồn nôn ở trẻ em

Nội dung chính

Đau bụng từng cơn, buồn nôn kèm theo tính chất phân bất thường

Đây là những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, nguyên nhân chính gồm có: nhiễm khuẩn, nhiễm virus (thường kèm theo sốt), rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh, dị ứng thức ăn, ngộ độc thức ăn. Hướng xử trí:

Đối với rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh: bổ sung thêm men vi sinh có chứa các lợi khuẩn, nấm để cân bằng lại hệ khuẩn chí đường ruột như chủng lactobacilus, bacillus clausii, saccharomyces boulardii…Trường hợp trẻ nôn, sốt: cần hạ sốt và bù nước, điện giải lượng nước mất đi trong quá trình nôn, đi ngoài của trẻ, có thể cần sử dụng kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn. Trường hợp này cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện để được chăm sóc.

Đau bụng quanh rốn rồi chuyển xuống vùng bụng dưới bên phải

Đây có thể là những biểu hiện ban đầu của bệnh viêm ruột thừa – một bệnh lý có thể nguy hiểm tới tính mạng nếu không được xử trí kịp thời. Vì vậy trong trường hợp này ba mẹ cần theo dõi bé chặt chẽ, đặc biệt khi có thêm các dấu hiệu gợi ý khác như: sốt, đau bụng ngay phía rốn sau đó lan rộng đến khu vực bụng dưới bên phải, biểu hiện đau nhiều sẽ xuất hiện khi dùng tay ấn vào, tiêu chảy, táo bón hoặc không thể đánh rắm được thì cần đưa bé đến viện để được bác sĩ điều trị, phẫu thuật kịp thời bởi nếu để quá lâu ruột thừa có thể bị vỡ làm cho vi khuẩn tràn ra các bộ phận khác và bệnh có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Riêng với những trẻ dưới 2 tuổi bị viêm ruột thừa sẽ khó nhận biết hơn một số biểu hiện như: đầy hơi, chướng bụng, nôn, trớ, quấy khóc, sờ vào bụng trẻ sẽ khóc thét lên, sốt nhẹ, mặt xanh xao…ba mẹ cũng cần hết sức chú ý.

Đau bụng vùng trên rốn hoặc quanh rốn kèm theo buồn nôn

Đau bụng vùng trên rốn có thể là biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày. Biểu hiện đau dạ dày ở trẻ em thường nhẹ hơn ở người lớn và trẻ chưa biết mô tả triệu chứng một cách chính xác nên rất hay nhầm lẫn với các loại đau bụng khác như đau bụng giun, hoặc nhiều trường hợp cha mẹ còn nghĩ rằng con “đau giả vờ”. Khi thấy con thường có triệu chứng đau bụng, cha mẹ nên hỏi và quan sát thêm các triệu chứng khác như cơn đau có xuất hiện lặp lại ở thời điểm cố định trong ngày (chiều tối hoặc sáng sớm), đau tăng lên khi đói hoặc sau ăn. Ngoài ra có thể còn xuất hiện một số triệu chứng khác như: đau bụng, buồn nôn, biếng ăn, đầy bụng khó tiêu, hay quấy khóc, hay bị ợ chua. Các triệu chứng như đi ngoài phân đen, nôn ra máu xuất hiện khi các tổn thương tại dạ dày đã ăn sâu vào mạch máu dẫn tới chảy máu dạ dày.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Gội Đầu Bằng Lá Ổi Có Tác Dụng Gì, Gội Đầu Bằng Lá Ổi

Đây là dấu hiệu của viêm loét dạ dày và cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa nhi để thăm khám sớm. Tại đây các bác sỹ có thể thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cần thiết bao gồm cả xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp để chuẩn đoán và xác định nguyên nhân gây bệnh. Theo thống kê của bệnh viện phụ sản nhi Đà Nẵng: trong số trẻ đến khám vì đau bụng tái diễn, thường kèm theo nôn có tới 66,6% nội soi phát hiện viêm dạ dày tá tràng trong số đó có tới 66,7% bị nhiễm khuẩn Hp.

Bệnh lý dạ dày do khuẩn Hp ở trẻ em cần được đặc biệt quan tâm điều trị sớm vì bệnh có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển thể chất cũng như làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày khi trưởng thành. Mặc dù vậy, rất ít trường hợp trẻ nhiễm khuẩn Hp được chỉ định dùng phác đồ kháng sinh để điều trị do nhiều nguyên nhân, trong đó là phải kể đến những quan ngại về tác dụng không mong muốn có thể gây ra cho trẻ, sự gia tăng đề kháng kháng sinh trong cộng đồng. Chính vì vậy gần đây, tại Nhật Bản, các nhà khoa học đang đặc biệt quan tâm tới loại kháng thể OvalgenHP chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà có khả năng bất hoạt men urease của vi khuẩn Hp. Loại kháng thể này có tác dụng trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori; giúp tăng sức đề kháng đối với H.pylori, giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày. Bên cạnh đó OvalgenHP dùng phối hợp với thuốc giúp tăng hiệu quả điều trị cho cho cả trẻ em và người lớn đang điều trị bệnh viêm loét dạ dày do H.pylori hoặc dương tính với H.pylori nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng.

Đau vùng bụng giữa phía trên

Đau vùng bụng giữa phía trên có thể là do mắc bệnh sỏi mật. Sỏi mật thường xuất hiện một số triệu chứng đặc trưng là đau bụng giữa và cơn đau chuyển dần qua bên phải, phía dưới khung xương sườn… Bệnh này thường gặp ở bé gái nhiều hơn.

Ngoài ra, đau bụng buồn nôn ở trẻ em còn là biểu hiện của một số bệnh như:

Đau bụng buồn nôn đi ngoài do lồng ruột ở trẻ em: Bệnh thường gặp ở những bé trai bụ bẫm dưới 2 tuổiĐau bụng nôn do thoát vị bị nghẽn: Ngoài biểu hiện đau bụng nôn trẻ còn gặp phải một số biểu hiện bí trung nếu không phát hiện kịp thời còn có thể dẫn đến hoại tử đoạn ruột nghẽn.

Xem thêm: Tiêu Chảy Khi Mang Thai Bị Đau Bụng Đi Ngoài : Không Nên Chủ Quan

Đau bụng và nôn là biểu hiện rất dễ gặp phải ở trẻ nhỏ, đây là những biểu hiện của một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Để giảm thiểu tình trạng này mẹ cần có chế độ ăn uống hợp lý và khoa học cho trẻ, vệ sinh cơ thể, nơi ở sạch sẽ, tạo thói quen rửa chân tay sạch sẽ trước khi ăn để tránh việc vi khuẩn xâm nhập nhiễm bệnh. Mẹ không nên thay đổi chế độ ăn uống đột ngột, cho trẻ ăn những loại thực phẩm không hợp cơ địa, bắt trẻ ăn quá no, quá nhiều… Chúc mẹ có những phương pháp chăm sóc trẻ an toàn, hợp lý, khoa học để trẻ phát triển toàn diện.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *