Khoảng thời gian mang bầu khiến chị em đối mặt với rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Đây cũng là thời điểm mẹ bầu dễ bị viêm nhiễm phụ khoa do sự thay đổi lớn về nội tiết để phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Thông thường, khi bị viêm nhiễm phụ khoa bác sĩ sẽ kê đơn thuốc trong đó có cả thuốc đặt và thuốc uống để điều trị. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu việc dùng thuốc trong giai đoạn thai kỳ phải hết sức thận trọng. Chính vì thế, rất nhiều câu hỏi đặt ra đối với mẹ bầu là thuốc đặt uống âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cùng Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế tìm câu giải đáp trong bài viết sau.
Đang xem: đặt thuốc phụ khoa có ảnh hưởng đến thai nhi
Nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị viêm nhiễm phụ khoa
Là phụ nữ, nhất là những chị em đang trong độ tuổi sinh sản thì nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường rất cao. Đặc biệt là những chị em đang trong giai đoạn thai kỳ, tỷ lệ mẹ bầu mắc các bệnh phụ khoa lên đến 20% bởi các nguyên nhân như:
Khi mang thai, vùng kín của thai phụ thường tiết ra dịch âm đạo nhiều hơn bình thường chính vì thế khu vực nhạy cảm này luôn trong tình trạng ẩm ướt. Trong trường hợp mẹ bầu không vệ sinh đúng cách và không giữ cho môi trường âm đạo sạch sẽ, khô thoáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm và vi khuẩn phát triển gây nên tình trạng viêm nhiễm.Trong giai đoạn thai kỳ, sức đề kháng của thai phụ thường yếu hơn so với thông thường do đó khiến cho cơ thể yếu dễ mắc các bệnh phụ khoa hơn do không có khả năng chống lại vi khuẩn, nấm giảm sút.Việc vệ sinh vùng kín không đúng cách sẽ tạo cơ hội thuận lợi cũng như điều kiện thích hợp cho nấm, vi khuẩn phát triển và gây viêm phụ khoa.
Các loại bệnh viêm phụ khoa thường gặp
Theo thống kê có khoảng 70% nữ giới mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa và trong số đó thì những chị em mang thai có tỷ lệ mắc cao nhất. Bệnh viêm nhiễm phụ khoa tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó thường gây một số bất tiện trong sinh hoạt thường nhật, đôi khi nó còn gây nguy hiểm cho cả thai nhi.
Chính vì thế thai phụ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về các loại bệnh viêm nhiễm phụ khoa cơ bản cũng như dấu hiệu để biết cách phòng tránh, tự bảo vệ bản thân mình. Cụ thể nữ giới thường mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như:
Viêm nhiễm nấm Candida
Nấm Candida vẫn thường cư trú bên trong âm đạo thai phụ, các vi nấm này hoàn toàn vô hại khi môi trường giữ ở mức cân bằng. Tuy nhiên, trong giai đoạn thai kỳ, sự tăng giảm nội tiết tố đột ngột sẽ làm thay đổi độ pH bên trong âm đạo, đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi nấm sinh sôi, phát triển và gây bệnh. Việc điều trị viêm âm đạo khi mang thai do nấm Candida gây ra thường rất dễ dàng nhưng bệnh lại hay tái phát nhiều lần.
Trong trường hợp mẹ bầu không chữa trị dứt điểm thì nấm có thể dính vào niêm mạc miệng gây đen miệng hoặc viêm da do nấm cho trẻ sơ sinh. Nguy hiểm hơn, thai nhi còn có thể bị suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc tăng nguy cơ sinh non, sức đề kháng thai nhi yếu hoặc có thể bị viêm phổi do nấm. Do đó, ngay khi phát hiện bệnh mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế chữa trị để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Viêm phụ khoa do nhóm vi khuẩn Bacterial Vaginosis (BV)
Bệnh viêm phần phụ do vi khuẩn gây nên là một trong những bệnh thường gặp nhất đối với phụ nữ mang thai. Theo thống kê cứ 5 mẹ bầu thì có đến 1 mẹ bị nhiễm. Bệnh thường xảy ra khi các vi khuẩn tự nhiên sống trong âm đạo phát triển một cách quá mức trong thai kỳ, do ảnh hưởng sự thay đổi hormone. Những biểu hiện của bệnh mà mẹ bầu nên lưu ý là dịch âm đạo tiết nhiều thường có màu xám hoặc có mùi hôi tanh.
Nếu thai phụ không xử lý kịp thời bệnh có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như vỡ màng ối sớm, nhiễm trùng nước ối, nguy cơ sảy thai khi thai nhi đã lớn, tăng nguy cơ sinh non cao gấp 2 lần so với người không bị bệnh, con sinh ra bị nhẹ cân, viêm màng tử cung sau khi sinh qua âm đạo hoặc sau sinh.
Viêm âm đạo do Trichomoniasis
Trichomoniasis là bệnh lây qua đường tình dục (STD) rất phổ biến do bị nhiễm trùng roi gây ra. Khi bị viêm âm đạo do Trichomoniasis mẹ bầu thường cảm thấy ngứa, rát, tấy đỏ hoặc đau nhức ở vùng kín; cảm giác khó chịu khi tiểu tiện; đi tiểu nhiều lần hoặc đau khi quan hệ; dịch âm đạo thay đổi; tiết dịch nhiều,…
Viêm âm đạo lậu cầu khuẩn
Lợi cầu khuẩn cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm ngứa phụ khoa khi mang thai có mức độ nguy hiểm cao. Triệu chứng mẹ bầu thường thấy là tiểu gắt, nước tiểu đục kèm theo ra mủ, ra nhiều huyết trắng nặng mùi và đau vùng bụng dưới…
Viêm âm đạo do lậu cầu khuẩn gây nên nếu không được điều trị sớm rất có thể gây nên một số tác động xấu đến thai nhi như: nguy cơ sinh non tăng lên 8%, gây viêm màng ối, vỡ ối, trẻ sinh ra nhẹ cân do suy dinh dưỡng bào thai. Trong một số trường hợp, vi khuẩn từ chất tiết dịch ra ở đường sinh dục còn có thể xâm nhập vào mắt của trẻ sơ sinh gây nên tình trạng viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh.
Thuốc đặt âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Việc dùng thuốc ở phụ nữ mang thai luôn cần được lưu ý hết sức, đặc biệt là trong những tháng đầu tiên. Bởi theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hầu hết các loại thuốc dù là theo đường tiêm, đường uống, đường đặt (dưới lưỡi, viên đặt trong âm đạo, trong hậu môn) xịt họng hay nhỏ mũi… thậm chí là thuốc bôi ngoài da cũng có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.
Xem thêm: Sức Khỏe: Tin Sức Khỏe Và Đời Sống Mỗi Ngày, Bí Quyết Chăm Sóc Sức Khỏe
Cụ thể hơn, nếu chị em bị viêm nhiễm phụ khoa, tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ bắt buộc phải kê đơn thuốc dùng cho thai phụ. Loại thuốc đặt mà bác sĩ kê đơn thường là ba loại thuốc: Neomycin, Nystatin và Polymyxin B – đây đều là 3 loại thuốc kháng sinh và kháng nấm có tác dụng điều trị tại chỗ các bệnh nhiễm khuẩn ở âm đạo cổ tử cung do vi khuẩn hoặc tạp khuẩn. Với loại viêm đặt âm đạo này thai phụ có thể yên tâm sử dụng trong giai đoạn thai kỳ mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Tuy nhiên, không phải vì không gây ảnh hưởng đến thai kỳ mà mẹ bầu có thể tự ý ra hiệu thuốc mua về sử dụng mà cần phải sử dụng theo sự kê đơn của bác sĩ. Bởi mỗi mẹ bầu sẽ có những thể trạng và tình trạng bệnh khác nhau, không thể tùy tiện mua thuốc về sử dụng.
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc đặt phụ khoa được bán trên thị trường, tuy nhiên không phải loại nào mẹ bầu cũng có thể dùng được. Dưới đây là một số loại thuốc đặt phụ khoa mà mẹ bầu có thể sử dụng:
Thuốc đặt Canesten: thuốc có tác dụng điều trị các trường hợp viêm âm đạo do nấm, do Trichomonas. Ngoài ra thuốc có thể điều trị cả trong trường hợp người bệnh bị xuất tiết âm đạo do nhiễm trùng, điều trị các trường hợp bội nhiễm do các loại vi khuẩn nhạy cảm với thành phần Clotrimazole.Thuốc đặt Polygynax: thuốc có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn âm đạo, nhiễm khuẩn tại cổ tử cung do vi khuẩn hoặc tạp khuẩn rất hiệu quả. Là một loại thuốc đặt phụ khoa an toàn cho các bà bầu bởi thuốc chỉ có tác dụng tại chỗ sẽ không gây nguy hiểm đến thai nhi trong thời gian điều trị. Thuốc được bào chế dưới dạng nang trứng chính vì vậy khi đặt thuốc chị em không cần làm ướt thuốc và có thể dùng bao cao su cho nữ khi đặt thuốc.Thuốc đặt phụ khoa Mebines: thuốc có chứa những thành phần chính như Neomycin sulfate, Polymyxin B sulfate và Nystatin là những thành phần có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm hiệu quả. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp nhiễm trùng âm đạo do Candida, điều trị viêm âm hộ, điều trị hỗ trợ các trường hợp xuất tiết tại âm đạo. Chính vì vậy, mẹ bầu có thể yên tâm khi dùng thuốc trong thời kỳ mang thai nếu lỡ mắc viêm âm đạo.
Thai phụ nên làm gì khi bị viêm nhiễm phụ khoa
Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa, mẹ bầu nên đến ngay các cơ sở y tế để nhận được sự tư vấn và thăm khám từ các bác sĩ chuyên khoa. Thông thường sau khi khám xong bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để mẹ sử dụng.
Hiện nay, tại địa bàn Hà Nội có rất nhiều cơ sở khám và điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa, một trong những địa chỉ mẹ bầu có thể tin tưởng đến thăm khám đó là Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội.
Phòng khám được xây dựng theo mô hình “bệnh viện khách sạn” với hệ thống máy móc hiện đại nhập khẩu từ Mỹ, Nhật, châu Âu như hệ thống xét nghiệm sinh hóa, máy phân tích nước tiểu 10 thông số, hệ thống chẩn đoán hình ảnh siêu âm, X-quang,… Tất cả đều được vệ sinh sạch sẽ và vô trùng đạt chuẩn theo đúng quy định của Bộ Y tế nhằm đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất mỗi khi sử dụng với độ chính xác lên tới 99,9%.
Đặc biệt, đến với Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế chị em còn được vệ sinh vùng kín bằng công nghệ ánh sáng sinh học cùng với đó là biện pháp hỗ trợ miễn dịch bằng các bài thuốc y học cổ truyền do bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm – Nguyên trưởng khoa Y học cổ truyền với hơn 30 năm kinh nghiệm kê đơn và bốc thuốc. Biện pháp này giúp chị em sớm cân bằng nội tiết tố, cân bằng môi trường âm đạo, điều hòa kinh nguyệt, mau chóng hồi phục sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.
Xem thêm: Tỷ Lệ Tinh Trùng Sống Bao Nhiêu Là Bình Thường ? Các Chỉ Số Tinh Dịch Đồ Bình Thường Là Bao Nhiêu
Chị em có thể đặt lịch khám TẠI ĐÂY!
Bên cạnh đó mẹ bầu cũng có thể tự cải thiện tình trạng viêm nhiễm bằng một số cách dưới đây:
Sử dụng tỏi bởi tỏi có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn nên có thể phòng tránh và điều trị viêm âm đạo.Ăn sữa chua lên men tự nhiên mỗi ngày để cung cấp vi khuẩn có lợi, tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.Mẹ bầu có thể sử dụng men vi sinh nhưng cần hỏi ý của bác sĩ trước khi dùng.Khi bị viêm nhiễm phụ khoa, mẹ bầu nên kiêng quan hệ tình dục.Không nên sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH cao để thụt rửa âm đạo.Giữ vệ sinh vùng kín, mặc quần lót thoáng mát, chất liệu 100% cotton để thấm hút mồ hôi.Tuyệt đối không sử dụng mẹo dân gian để trị viêm phụ khoa.Không nên tắm bồn bởi có thể lây nhiễm thêm nguồn vi khuẩn khác.Không tự ý mua thuốc về sử dụng.Hạn chế đồ ăn ngọt vì chúng có thể làm tăng lượng bài tiết của âm đạo, khiến âm đạo luôn trong tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển làm bệnh thêm nặng.