Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thị Phương Loan – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net Phú Quốc.
Đang xem: đang cho con bú mà có thai
Mặc dù nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ là một biện pháp kiểm soát sinh đẻ tạm thời khá tốt, tuy nhiên, bạn vẫn có khả năng mang thai khi mới sinh con và đang cho con bú.
Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn là một hình thức kiểm soát sinh sản tạm thời khá tốt. Trên thực tế, hình thức ngừa thai này có tên riêng: Phương pháp tránh thai vô kinh cho bú (LAM – lactational amenorrhea method).
Theo các chuyên gia, trong số 100 phụ nữ sử dụng LAM đúng cách trong 6 tháng đầu sau khi sinh con, chỉ 1 đến 2 người trong số họ có thể mang thai.
Nếu bạn đang sử dụng LAM và muốn trở thành đa số phụ nữ không mang thai khi đang cho con bú, thì dưới đây là những gì bạn nên làm:
Bú theo nhu cầu. Theo dõi nhu cầu bú sữa mẹ của con bạn và để chúng bú khi chúng muốn, ít nhất 4 giờ một lần trong ngày và 6 giờ một lần vào ban đêm. Cho trẻ bú sữa mẹ bằng bình không phải là phương pháp sự thay thế thích hợp khi sử dụng LAM.
Oxytocin có thể giúp ngăn ngừa rụng trứng
Hãy nhớ rằng để LAM có hiệu quả thì kinh nguyệt của bạn (bao gồm cả hiện tượng ra máu) sẽ không quay trở lại và con bạn phải dưới 6 tháng tuổi.
Khi bạn cho con bú, cơ thể sẽ sản xuất ra hormone oxytocin. Hormone đa chức năng này không chỉ khiến bạn cảm thấy thư giãn và nói chung là hạnh phúc, mà nó cũng chịu trách nhiệm về phản xạ tiết sữa của bạn (cảm giác căng sữa xuất hiện ngay trước khi sữa của bạn xuống).
Oxytocin cũng giúp ngăn ngừa rụng trứng bằng cách gửi tín hiệu đến não để ngăn chặn hormone chính kích thích rụng trứng. Không rụng trứng thì đồng nghĩa với việc không có thai.
Khi con bạn bú sữa mẹ, thì hành động con bú đầu vú cũng đang kích thích các dây thần kinh trong và xung quanh núm vú để gửi thông điệp đó đến não của bạn. Tuy nhiên hành động hút sữa bằng máy hút không gây ra tác dụng tương tự.
Bên cạnh oxytocin, việc sản xuất hormone prolactin trong cơ thể bạn tăng lên do núm vú bị kích thích khi cho con bú. Mức prolactin cao hơn có nghĩa là giảm khả năng sinh sản của bạn. Hormone này cũng ngăn cản quá trình rụng trứng và ngăn không cho kinh nguyệt diễn ra. Mức prolactin ở mức cao nhất vào ban đêm và ngay sau khi bạn thức dậy.
Lượng prolactin trong cơ thể phụ nữ sẽ khác nhau tùy thuộc vào việc cô ấy có mang thai hay không, cũng như thời kỳ sau sinh và liệu cô ấy có cho con bú hay không. Dưới đây là một bảng mẫu để cung cấp cho bạn biết về hàm lượng prolactin thay đổi theo từng hoàn cảnh:
Nếu bạn đang cho con bú và hy vọng rằng bạn sẽ nằm trong số 98% phụ nữ sử dụng LAM thành công như một phương pháp ngừa thai, thì dưới đây là những điều bạn cần biết:
Khi em bé của bạn được 6 tháng và bắt đầu ăn thức ăn đặc, cơ hội rụng trứng của bạn sẽ tăng lên. Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ đã đi làm trở lại và đang thực hiện cả LAM và vắt sữa để nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thì có nhiều khả năng mang thai hơn những bà mẹ không đi làm nhưng có thực hiện LAM.
Bạn cần chú ý rằng, khi kinh nguyệt trở lại, bạn có khả năng mang thai cao hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng một số phụ nữ rụng trứng ngay cả trước khi họ có kỳ kinh đầu tiên sau sinh. Những người khác bắt đầu hành kinh trước khi họ bắt đầu rụng trứng. Do đó, không có quy tắc nào dành cho tất cả phụ nữ.
2.Các dấu hiệu có thai khi cho con bú
Mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến của thai kỳ khi đang cho con bú
Nếu bạn có thai khi đang cho con bú, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng sau:
Khát quá mức
Bạn có thể bắt đầu cảm thấy khát thường xuyên và điều này thường xảy ra khi cho con bú vì em bé của bạn sẽ tiêu thụ một phần lớn chất lỏng mà bạn nạp vào. Nhưng nếu bạn đang mang thai trong khi cho con bú, thì có thể sẽ làm tăng cơn khát của bạn vì thai nhi cũng sẽ cần chất lỏng và sẽ hút chất này ra khỏi cơ thể bạn.
Mệt mỏi
Mệt mỏi là một trong những triệu chứng phổ biến của thai kỳ khi đang cho con bú. Bạn có thể cảm thấy kiệt sức dù chỉ là những việc làm nhỏ nhất. Chỉ đơn giản là giặt giũ hoặc rửa bát đĩa có thể là quá sức với bạn. Mặc dù mệt mỏi thường bắt đầu vào thời điểm cuối của 3 tháng đầu tiên, nhưng với các bà mẹ đang cho con bú, triệu chứng này có thể xảy ra sớm hơn.
Vú đau và mềm
Đây là một trong những triệu chứng mà bạn có thể đang cho con bú. Tuy nhiên, nếu bạn đột nhiên cảm thấy núm vú tăng nhạy cảm hoặc thấy núm vú của bạn đau và nhức nhiều hơn sau khi cho con bú, thì đó có thể là dấu hiệu của mang thai.
Giảm sản xuất sữa
Nếu bạn nhận thấy lượng sữa của mình giảm đáng kể và bé vẫn đói ngay cả sau khi bú bình thường, thì đó có thể là do bạn đang mang thai. Điều này thường xảy ra sau khoảng hai tháng mang thai nhưng cũng không thể loại trừ hoàn toàn trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Ngoài ra, mùi vị của sữa mẹ có thể thay đổi nếu bạn đang mang thai và điều này có thể trở nên rõ ràng khi con bạn không chịu bú hoặc có vẻ do dự khi bú.
Chuột rút có thể là một dấu hiệu về khả năng mang thai
Chuột rút
Chuột rút xảy ra nếu bạn đang mang thai có thể khá nghiêm trọng. Bạn có thể cảm thấy giống như kỳ kinh của bạn sắp bắt đầu và chỉ có những cơn đau quặn kéo dài. Đây có thể là một dấu hiệu chính xác về khả năng mang thai, đặc biệt nếu nó đi kèm với hiện tượng ra máu khi cho con bú.
Xem thêm: Ca Sĩ Tuấn Hưng: Tuấn Hưng Bức Xúc, Nghi Có Chuyện Mờ Ám Khi Nhận Được Cuộc Gọi Đến Từ Số Lạ
Buồn nôn hoặc ốm nghén
Nếu bạn đang mang thai khi đang cho con bú, có thể thời gian này cảm giác buồn nôn và ốm nghén sẽ nhiều hơn. Do đó, điều quan trọng là bạn phải đảm bảo buồn nôn hay ốm nghén không ngăn cản bạn ăn ngon miệng vì bạn sẽ cần cung cấp chất dinh dưỡng cho hai em bé, đồng thời duy trì năng lượng và sức khỏe của chính mình.
Tăng mức độ đói
Là một bà mẹ đang cho con bú, cơn đói của bạn chắc chắn sẽ tăng lên đáng kể. Nhưng nếu mức độ đói đột ngột của bạn tăng đột biến kèm theo một số triệu chứng khác của thai kỳ thì rất có thể bạn đã thụ thai một lần nữa.
Khối u trong vú của bạn
Mang thai kèm theo nhiều thay đổi nội tiết tố xảy ra sau khi sinh, có thể dẫn đến sự hình thành các loại cục u khác nhau trong vú của bạn. Chúng có thể bao gồm từ các túi sữa bị tắc được gọi là u nang chứa sữa (galactoceles ) đến các u nang chứa đầy chất lỏng và mô sợi còn được gọi là u xơ tuyến (fibroadenoma).
3.Bạn có thể tiếp tục cho con bú khi đang mang thai không?
Trường hợp bạn đã từng sảy thai hãy chia sẻ vấn đề này với bác sĩ sản phụ khoa
Có thể. Nhưng hãy đảm bảo cung cấp đủ calo để nuôi bản thân, em bé và thai nhi đang phát triển. Hãy đặt mục tiêu bổ sung 500 calo mỗi ngày nếu con bạn đang ăn thức ăn khác ngoài sữa của bạn và thêm 650 calo nếu con dưới 6 tháng tuổi.
Ngoài ra, bạn sẽ cần phải tăng thêm 350 calo trong 3 tháng giữa và thêm 450 calo trong ba tháng cuối. Nghe có vẻ phức tạp? Giúp bản thân dễ dàng hơn bằng cách lắng nghe cơ thể và lựa chọn thực phẩm lành mạnh.
Nếu bạn đã từng sảy thai hoặc thường sinh sớm, hãy để ý đến các cơn co thắt tử cung. Bạn có thể cảm thấy chuột rút khi trẻ bú. Điều này là do cơ thể bạn tiết ra một lượng nhỏ oxytocin và hormone này gây ra các cơn co thắt. Nếu bạn lo lắng về nguy cơ sinh non, hãy thảo luận vấn đề này với bác sĩ sản phụ khoa hoặc nữ hộ sinh.
Đừng ngạc nhiên nếu sau vài tháng đầu tiên của thai kỳ, con bạn bắt đầu từ chối sữa mẹ. Nguồn sữa của bạn có thể sẽ giảm đi và mùi vị của sữa mẹ cũng có thể thay đổi. Một trong những thay đổi này có thể khiến con bạn từ chối sữa mẹ và cuối cùng là tự cai sữa.
Mặt khác, một số cha mẹ cho con bú thành công trong suốt thai kỳ và có thể tiếp tục nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ lớn hơn của họ. Trong những trường hợp này, nhu cầu bú sữa mẹ của trẻ sơ sinh phải luôn được ưu tiên cao nhất.
Mặc dù việc cho con bú khi mang thai là an toàn, nhưng có một số trường hợp nên cai sữa cho bé:
Nếu bạn mang thai có nguy cơ cao hoặc có nguy cơ sinh nonNếu bạn đang mang song thaiNếu bạn đang bị chảy máu hoặc đau tử cung
Nếu bạn gặp phải những triệu chứng này, hãy nói chuyện với bác sĩ để xác định xem cai sữa có phải là lựa chọn tốt nhất cho bạn, con bạn và thai nhi của bạn hay không.
Các bà mẹ khi cần tránh thai trong giai đoạn cho con bú thì nên tránh các biện pháp ngừa thai có chứa hormone. Tuy nhiên vẫn có các phương pháp ngừa thai có hormone (progestin đơn thuần) không làm ảnh hưởng tới sữa mẹ có thể lựa chọn. Các bà mẹ cũng cần cân nhắc giữa nhu cầu tránh thai và nhu cầu cho con bú là hoàn toàn hay không hoàn toàn, thời gian sớm hay muộn để áp dụng các biện pháp phù hợp cho mình. Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.
Bác sĩ Trần Thị Phương Loan nguyên là Trưởng khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang; Bác sĩ điều trị tại bệnh viện Đại học Y dược Hoàng Anh Gia Lai trước khi là bác sĩ Sản phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net Phú Quốc như hiện nay.
Xem thêm: Cách Uống Vitamin E Đúng Cách Để Có Làn Da Láng Mịn, Uống Vitamin E Vào Lúc Nào Là Tốt Nhất
Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện namlimquangnam.net thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY. Ngoài ra, Quý khách có thể Đăng ký tư vấn từ xa TẠI ĐÂY