Khi thời tiết thay đổi, bạn sẽ thấy có rất nhiều vết mẩn đỏ nổi lên ở mặt và gây ngứa ngáy khó chịu. Đây là một biểu hiện của hiện tượng dị ứng da. Hơn nữa, các tác nhân khách quan và chủ quan khác cũng có thể gây ra bệnh. Để hiểu rõ và biết cách phòng ngừa bệnh lý này, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Đang xem: Top 10+ cách trị ngứa da mặt tại nhà hiệu quả, an toàn, dễ áp dụng
Các biểu hiện của dị ứng da mặt
Da nổi mẩn, ửng đỏ, ngứa ngáy là một trong các biểu hiện của dị ứng da mặt. Ngoài ra, bạn có thể bị nổi mụn, nổi hạt nước nhỏ li ti khắp mặt nếu rơi vào tình trạng này.
Dị ứng da xảy ra khi các bộ phận trên cơ thể như mặt, cổ, tay,… tiếp xúc với các tác nhân khiến hệ miễn dịch da phản ứng quá mức. Thông thường, nguyên do gây bệnh là các yếu tố môi trường. Một số trường hợp bị dị ứng khi chức năng gan suy giảm, không thể đào thải hết độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể và gây nên các bệnh về da.
Dị ứng da có thể xuất hiện khắp cơ thể không chỉ riêng da mặt
6 nguyên nhân gây dị ứng da mặt phổ biến nhất
Có nhiều nguyên nhân gây ra dị ứng da từ bên trong và cả bên ngoài cơ thể. Dưới đây là thông tin chi tiết nhất cho bạn về các nguyên nhân gây dị ứng da mặt thường gặp.
1. Môi trường ô nhiễm
Khói bụi tồn tại trong không khí chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại. Người thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân này sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe. Các thành phần này làm suy giảm hệ miễn dịch cơ thể, tác động mạnh lên da từ đó hình thành bệnh lý. Ngoài ra, việc sống trong môi trường ô nhiễm cũng khiến bạn bị mụn, viêm lỗ chân lông, hình thành nếp nhăn.
Phấn hoa và nhựa cây cỏ có trong môi trường xung quanh cũng khiến một số người bị dị ứng da. Các thành phần hóa học có trong chúng có thể không phù hợp với cấu tạo da của bạn. Do đó, cần cẩn trọng và tránh các tác nhân phổ biến này để bảo vệ bản thân.
2. Do mỹ phẩm không thích hợp
Khi bạn thoa một loại mỹ phẩm có thành phần không thích hợp với da, bạn sẽ thấy triệu chứng dị ứng xuất hiện chỉ sau vài phút. Một số chị em thường lựa chọn sản phẩm chăm sóc da giá rẻ sẽ dễ gặp hiện tượng này, hoặc các loại mỹ phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chứa nhiều hóa chất và ảnh hưởng đến sức khỏe làn da. Hơn nữa, nếu sử dụng lâu dài, da sẽ bị lão hóa nhanh chóng.
Sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc có thể là nguyên nhân gây dị ứng da mặt
3. Thực phẩm
Một số người có cơ địa không tốt có thể bị dị ứng da mặt nếu ăn hải sản, trứng, đậu, sữa,… Sau khi nạp các loại thức ăn này, người bệnh sẽ xuất hiện các vùng da mẩn đỏ, sưng mặt và có thể cảm thấy buồn nôn, nôn, hoa mắt,… Bạn nên ăn thử một ít những loại thực phẩm này trước khi vào bữa để kiểm tra khả năng hấp thụ của mình.
Tùy vào cơ địa mà thực phẩm cũng có thể là nguyên nhân gậy dị ứng da
4. Thời tiết thay đổi
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây dị ứng da mặt đó là thời tiết. Khi có sự chuyển biến đột ngột về mặt nhiệt độ, cơ thể có thể thích ứng không kịp. Điều này khiến da nổi mẩn và ngứa ngáy.
5. Chăm sóc da không đúng cách
Việc lơ là trong vệ sinh da mặt cũng là nguyên nhân dẫn đến dị ứng. Các loại bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ lâu ngày trên da khiến lỗ chân lông bị tắc. Sợi bã nhờn không được làm sạch tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại phát triển. Da bị suy giảm khả năng tái tạo và phục hồi, hàng rào bảo vệ da trở nên lỏng lẻo, dẫn đến dễ bị dị ứng da mặt khi gặp các yếu tố thuận lợi.
6. Tác dụng phụ của thuốc
Một số trường hợp bị dị ứng da mặt vì sử dụng thuốc dài ngày. Các thành phần có trong thuốc có thể khiến da mất cân bằng, trở nên nhạy cảm. Da dễ dàng bị đỏ, nổi hạt, ngứa ngáy khó chịu. Nếu xảy ra vấn đề này, bạn nên đến cơ sở y tế để điều trị.
Xem thêm: Các Biện Pháp Xử Trí Khi Bị Ngộ Độc Thức Ăn Nên Uống Gì Sau Ngộ Độc Thực Phẩm?
Phân biệt dị ứng da và kích ứng da
Nhiều người bị nhầm lẫn giữa dị ứng da và kích ứng da vì chúng có nhiều biểu hiện giống nhau. Triệu chứng thường thấy nhất ở cả hai hiện tượng này là nổi mẩn đỏ, ngứa, da mặt có cảm giác nóng rát và khó chịu.
Tuy nhiên, đây là hai triệuc chứng khác nhau, bạn có thể phân biệt bằng một số điểm khác biệt dưới đây:
Kích ứng da
Kích ứng da là hiện tượng diễn ra trong vài ngày và có thể tự khỏi. Người bị kích ứng chỉ bộc phát triệu chứng ngứa ngáy tại vùng da bị tác động, không bị lan ra các vùng da khác.
Dị ứng da:
Đây là hiện tượng nặng hơn so với kích ứng da.Da xuất hiện mẩn đỏ và có cảm giác đau rát.Thời gian tự khỏi lâu hơn.Có thể để lại sẹo, thâm sau khi lành.
Cách chữa dị ứng da mặt
Trước hết, dị ứng da không phải bệnh lý nguy hiểm. Bạn hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu làm kịp thời và đúng cách.
Điều trị dị ứng da tại nhà
Để quá trình phục hồi dị ứng diễn ra thuận lợi, bạn nên rửa mặt thường xuyên bằng các loại sữa rửa mặt nhẹ dịu vào mỗi sáng và tối. Massage nhẹ nhàng theo chiều xoắn ốc. Bạn cũng có thể kết hợp xông hơi bằng tinh dầu thiên nhiên để da được thông thoáng, sạch sẽ. Những lúc quá ngứa hãy chườm lạnh nhẹ nhàng.
Mỗi khi đi ra ngoài, bạn hãy che chắn kỹ càng và nhất định phải đeo khẩu trang. Nếu da bạn bị dị ứng nhẹ, hãy sử dụng thêm kem hoặc sữa chống nắng. Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Bạn nên ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống nhiều nước và ngủ đúng giờ, đủ giấc.
Sử dụng thuốc chữa trị dị ứng da
Với các trường hợp dị ứng nặng hơn, bạn sẽ cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Các loại thuốc được kê toa gồm thuốc mỡ, thuốc ức chế calcineurin, kem bôi chứa corticoid, thuốc kháng histamin. Chúng có tác dụng giảm viêm, giảm ngứa, hạn chế sưng tấy và ức chế vi khuẩn gây hại.
Bạn nên đến gặp bác sĩ để được chỉ định loại thuốc điều trị dị ứng da phù hợp
Lưu ý, bạn không nên tự mua thuốc uống hay bôi ngoài da. Muốn điều trị bằng thuốc hiệu quả bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được kê đơn chuẩn xác nhất.
Biện pháp phòng ngừa dị ứng da mặt
Bệnh dị ứng da có thể được ngăn chặn và phòng ngừa đúng cách. Việc này có tác động không nhỏ đến lớp bảo vệ da và hệ miễn dịch. Bạn hãy luôn giữ một cơ thể khỏe mạnh để ứng phó với các tác nhân gây hại. Để phòng chống dị ứng da, bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây.
Hạn chế tác động lên da
Hạn chế chà xát, tác động nhiều lên da
Việc tác động mạnh như gãi hay chà xát liên tục có thể khiến da bị dị ứng và nổi mẩn đỏ. Nguyên nhân vì lớp biểu bì của da bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển. Nếu bạn đang có vết thương hở, hãy che chắn kỹ càng và hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, nước bẩn. Bạn nên sử dụng các loại kem thoa, thuốc uống ngay khi có thể để chữa lành vết thương nhanh chóng.
Bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời
Nếu là người quan tâm đến việc chăm sóc da, bạn chắc chắn đã nghe rất nhiều về tác hại của tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Loại tia này sẽ phá hủy lớp biểu bì, tế bào có lợi và dưỡng chất trong mô liên kết. Vùng da dị ứng thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng sẽ bị đỏ và thâm sạm, chai, ngứa ngáy. Điều này không hề có lợi trong việc phục hồi và tái tạo da hàng ngày.
Xem thêm: Uống 49 Hạt Đậu Đen Xanh Lòng Chữa Bách Bệnh, Bác Sĩ Nói Gì Về Bài Thuốc Nuốt 49 Hạt Đậu
Để bảo vệ da, bạn nên hạn chế ra đường trong khung giờ từ 12h trưa đến 16h. Thời điểm nắng gắt sẽ có cường độ tia UV cao nhất, hãy che chắn cẩn thận trước khi ra ngoài và thoa kem chống nắng lên mặt, cổ, tay và chân. Bạn bên mặc nhiều lớp quần áo dày để hạn chế sự xâm nhập của tác nhân gây hại. Khi về nhà, bạn hãy rửa mặt và tay chân sạch sẽ với nước, sữa rửa mặt, sữa tắm.