Dân gian từ lâu đã lưu truyền nhiều bài thuốc dùng củ tam thất để cầm máu, bổ khí huyết. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng vị thuốc này còn nhiều công dụng hơn thế. Hãy cùng tìm hiểu tường tận hơn trong bài viết sau!
Củ tam thất có tác dụng gì?
Tam thất có tên khoa học là Panax pseudo-ginseng (Burk), nằm trong họ Ngũ gia bì – Araliaceae.
Đang xem: Củ tam thất có tác dụng gì
Trong Đông y, củ tam thất được mô tả là có vị ngọt đắng, tính ôn, khi vào cơ thể thì quy vào 5 kinh là Can – Vị – Tâm – Phế – Đại Tràng.
Tác dụng của củ tam thất trong điều trị bệnh
Có tác dụng cầm máu, hóa ứ, tư bổ, tiêu thũng, bổ khí huyết, giảm đau… nên được chủ trị chứng xuất huyết, sưng đau bầm tím do ngã/va đập, đau tức ngực, huyết ứ, u bướu, thống kinh, bế kinh, chữa mụn nhọt sưng đau.
Phân tích thành phần hóa học của củ tam thất, người ta đã tìm ra nhiều thành phần quý như: Saponin triterpen (Saponin A, B, C, D), Acid oleanolic, 16 acid amin (điển hình là phenylalanin, leucin, isoleucin, valin, prolin, histidin, lysin, cystein, các chất vô cơ ví dụ Fe, Ca… Nhờ đó, vị thuốc này đã và đang được ứng dụng trong các trường hợp như:
Chống xơ vữa động mạch, bảo vệ tim, chống choáng nếu bị mất máu: Tác dụng này có được là nhờ chất noto ginsenosid giúp làm giãn mạch và ức chế quá trình thẩm thấu của mao mạch. Củ tam thất còn có tác dụng cầm máu, tiêu viêm sưng, tiêu máu ứ trong các trường hợp chảy máu do chấn thương, phẫu thuật, bầm tím do va đập phần mềm. Giảm đau: Dịch chiết từ rễ và củ là Flavonoid có tác dụng giảm đau, tăng cường lưu thông máu, giảm cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch, ức chế sự gây hại của vi khuẩn và siêu vi.
Chú ý: Không dùng củ tam thất cho phụ nữ mang thai.
Trong công dụng chống cao huyết áp, Kỷ Tử là một vị thuốc tiêu biểu. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về vị thuốc đặc biệt này trong bài viết: Kỷ tử có tác dụng gì, có tốt không, mua ở đâu và giá bao nhiêu tiền?
Phân loại củ tam thất
Dựa trên nhiều đặc điểm về hình dáng của cây, củ, phân bố, giá trị, trạng thái sử dụng mà người ta có phân chia tam thất thành nhiều loại để dễ phân biệt như sau:
Phân loại tam thất
Củ tam thất bắc
Tam thất bắc có nhiều tên gọi khác như nhân sâm tam thất, sâm tam thất, điền thất, kim bất hoán (ý là rất quý, có vàng chưa chắc mua được).
Để phân biệt củ tam thất bắc ta dựa vào đặc điểm về hình dáng như sau: Hình thoi, vỏ ngoài sần sùi, nhiều mấu cứng xám hoặc đen.
Tam thất bắc là cây thuộc họ nhân sâm, thân cây nhỏ cao khoảng 30-60cm, sống lâu năm, mọc đứng, vỏ cây không lông với rãnh dọc, lá kép kiểu bàn tay xòe, mọc vòng. Cây cần có tuổi đời từ 3-7 năm thì mới cho thu hoạch củ.
Củ tam thất nam
Tam thất nam hay còn được gọi là tam thất gừng, thổ tam thất, khương tam thất. Củ có hình hơi tròn, bề mặt củ nhẵn. Lá cây tam thất nam khá dày, to, không có răng cưa và thường mọc xếp thành từng tàu trồng lên nhau.
Cây tam thất nam thường mọc hoang ở những nơi đất ẩm và mát như ở bờ suối, ven sông. Nếu so sánh, cả củ và hoa của cây tam thất nam đều ít giá trị hơn so với tam thất bắc.
Củ tam thất rừng
Tam thất rừng hay tam thất hoang, trúc tiết nhân sâm, tam thất hoang, tam thất lá xẻ, sâm hai lần chẻ, vũ điệp tam thất, hoàng liên thất.
Củ tam thất rừng thường thuôn một bên hoặc hình trứng, vỏ có màu trắng vàng, thịt màu trắng ngà, vị hơi cay như gừng. Cây tam thất rừng ưa ẩm ướt nên thường mọc hoang ở nơi ven núi, hốc khe hoặc ven bờ suối. Trong tam thất rừng có 5 loại, phân loại dựa trên màu sắc của lõi củ là: Màu tím khoai môn, vàng, đỏ tía, xanh và trắng.
Có một loại “đặc sản”, vị thuốc quý sinh ra từ rừng già nữa rất được ưa chuộng đó là chuối hột rừng. Bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết hơn về loại vị thuốc này trong bài viết: Chuối hột rừng có tác dụng gì? Giá tiền, nơi mua và cách sử dụng.
Củ tam thất tươi
Củ dạng tươi là dạng củ mới thu hoạch, chưa qua quá trình sơ chế để bảo quản. Tam thất tươi được đánh giá là rất tốt vì nó giữ nguyên được giá trị dược tính. Tuy nhiên, việc dùng tam thất tươi cũng có bất tiện là nếu không biết cách bảo quản thì củ dễ bị hỏng, không sử dụng được.
Xem thêm: Tác Hại Của Việc Lắc Vòng Giảm Mỡ Bụng Có Hại Không ? Lắc Vòng Có Tác Dụng Gì
Cách sử dụng củ tam thất mang lại hiệu quả tốt nhất
Củ tam thất dùng sống:
Để dùng tam thất sống, thường thì ta cần tán củ thành bột mịn rồi trộn với mật ong để ăn trực tiếp. Ngoài ra, nhiều người cũng cắt củ tươi thành các lát nhỏ mỏng, hay mài ra pha với nước ấm nóng để uống. Ưu điểm của cách dùng này là tận dụng được tối đa dược tính trong củ. Tuy nhiên, vì tam thất có vị đắng nên nhiều người rất ngại dùng cách này.
Củ tam thất dùng chín:
Tam thất có thể kết hợp được với nhiều nguyên liệu khác như thịt gà, thịt lợn, chim bồ câu, ngải cứu, nấm linh chi, nhân sâm… để chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon và bổ dưỡng. Với những người ngại dùng tam thất sống thì có thể tham khảo món “tam thất tươi hầm gà ác/chân giò/chim câu”
Nguyên liệu: Củ tam thất tươi (50g) thái thành từng lát vừa ăn, chim câu/chân giò/gà ác (500-700g) làm sạch, riêng chân giò cần chặt miếng vừa ăn. Tất cả cho vào nồi, thêm gia vị rồi đổ thêm nước, hầm trong vòng 2 tiếng cho chín mềm. Cách chế biến này dùng rất tốt cho các trường hợp: Suy nhược cơ thể, phụ nữ sau sinh, người vừa ốm dậy.
Củ tam thất ngâm rượu có tốt không?
Củ ngâm rượu rất tốt vì nó giúp giữ gìn và phát huy tối đa công hiệu. Một số tác dụng của loại rượu này đó là:
Tăng cường sức khỏe, giúp lại sức với những người lao động nặng nhọc. Giúp hỗ trợ ổn định áp huyết, tốt cho người cao huyết áp khi sử dụng liều lượng thích hợp. Giúp bổ máu, tăng cường tuần hoàn máu. Củ tam thất ngâm rượu có tác dụng giúp giảm căng thẳng, ngủ ngon giấc. Giúp kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng. Phòng ngừa chứng đau xương khớp.
Cách ngâm rượu tam thất:
Ngâm rượu tam thất tươi: 1kg tam thất tươi đã rửa sạch đất, cắt bỏ rễ, để ráo nước (có thể thái mỏng hoặc để nguyên củ), ngâm với 3 lít rượu 45 độ trong 3 tháng. Ngâm rượu với củ tam thất khô: 1kg tam thất khô cạo sạch vỏ, rửa sạch, tráng với rượu cho sạch rồi thái mỏng hoặc để nguyên củ, ngâm với 5 lít rượu 40 độ trong 3 tháng.
Rượu tam thất có vị đắng và ngọt hậu nơi cuống họng. Vì rất giàu dưỡng chất nên mỗi lần chỉ nên uống 1-2 chén nhỏ. Không nên uống quá nhiều vì cơ thể sẽ không thể hấp thu hết.
Củ tam thất giá bao nhiêu tiền 1 kg?
Giá của các loại tam thất được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí như chủng loại, chất lượng, nguồn gốc, kích thước, năm tuổi. Một số giá bán tham khảo:
– Tam thất nam: Giá giao động từ 270.000 – 360.000 VNĐ/1 kg. Giá bán tùy vào chất lượng, độ đồng đều của củ và đơn vị bán.
– Củ tam thất bắc: Giá giao động từ 500.000 VNĐ – 2 triệu đồng/1kg. Trong đó, có thể lấy tiêu chí phân loại theo kích thước (phổ biến nhất) như sau:
Tam thất bắc tươi: Từ 550.000 VNĐ/ 1kg. Tam thất bắc loại 90 củ/1kg giá khoảng 1,2 triệu đồng/1kg. Tam thất bắc loại 60 củ/1kg giá khoảng 1,4 triệu đồng/1kg. Củ tam thất bắc loại 50 củ/1kg giá khoảng 1,5 triệu đồng/1kg. Tam thất bắc loại 40 củ/1kg giá khoảng 1,9 triệu đồng/1kg.
– Tam thất rừng: Giá của loại tam thất này rất đắt vì nếu tam thất mọc hoang đủ tuổi thường hiếm. Giá cho mỗi 1kg không dưới 5 triệu đồng.
Lưu ý: Giá tam thất mỗi địa chỉ bán sẽ có sự chênh lệch đôi chút và tùy vào thời điểm.
Mua củ tam thất ở đâu?
Có rất nhiều địa điểm bày bán loại củ này. Người bán có thể tìm mua mặt hàng này tại các hiệu thuốc YHCT, phòng chẩn trị YHCT, các đơn vị chuyên phân phối nông sản, đặc sản, hoặc cửa hàng chuyên bán tam thất trên toàn quốc.
Vì củ tam thất là mặt hàng có giá trị cao nên người mua chú ý lựa chọn địa chỉ uy tín, có giấy phép chứng minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cho sản phẩm.
Xem thêm: Bài Tập Tăng Kích Thước Dương Vật Ngay Tại Nhà Chỉ Với, 7 Cách Làm To Dương Vật Ngay Tại Nhà Chỉ Với
Theo những người có kinh nghiệm, khi chọn mua thì nên lựa chọn những củ có hình dạng giống như con ốc đá xám xanh hơi đen hoặc chọn loại nâu với vỏ bóng sáng. Ruột củ nếu có màu xám xanh nhìn mịn chắc mà không bị nứt hay xốp là loại tốt.
Trên đây là những thông tin về củ tam thất, công dụng, giá bán, nơi bán. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích!