Trong bài diễn văn tại Đại lễ La Vang, Đức Hồng Y Ivan Dias – Tổng trưởng Bộ Loan báo Tin Mừng cho các Dân tộc và là Đặc sứ của Đức Giáo Hoàng có nhắc đến quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội.
Đang xem: Người công giáo cộng sản, cuộc đời của một vị tướng
Ngài đã ví Nhà nước và Giáo hội “như bậc cha và mẹ của một gia đình. Khi họ sống thuận hòa, thì con cái của họ hạnh phúc hơn”.
Và qua đó Ngài cũng “ước gì Thiên Chúa làm như thế giữa Giáo Hội và Nhà Nước, ngay trên đất nước Việt Nam này”.
Như vậy phải chăng tại Việt Nam vẫn thiếu sự ‘thuận hòa’ giữa ‘cha’ và ‘mẹ’? Nếu vậy, điều gì đã dẫn đến mối bất hòa ấy? Liệu trong bối cảnh hiện tại ở Việt Nam Nhà nước và Giáo hội có thể có ‘hòa thuận’ như Đặc sứ của Đức Giáo Hoàng mong ước?
Trong số khách dự và nghe phát biểu của Đức Hồng y Dias có Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, đại diện cao nhất của Chính quyền đến chúc mừng và phát biểu tại Đại lễ ngày 5/1.
Ngày 11 tháng 12 năm 2009, Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết thăm Tòa Thánh Vatican và trước và sau chuyến thăm ấy đây đó có người hy vọng rằng quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội sẽ được cải thiện, và Việt Nam và Vatican có thể thiết lập quan hệ ngoại giao.
Nhưng nếu nhìn lại những gì diễn ra trong thời gian qua, đặc biệt trong Năm Thánh của Giáo hội Công giáo Việt Nam, ai cũng có thể thấy được rằng mối quan hệ này không phải lúc nào cũng tốt đẹp.
Chỉ một thời gian ngắn sau cuộc gặp tại Vatican giữa Chủ tịch Việt Nam và Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, biến cố Đồng Chiêm xảy ra. Trước đó, có các tranh chấp, xung đột tại Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa và Loan Lý.
Một vụ việc khác được dư luận trong và ngoài nước quan tâm nhiều trong năm qua và xem ra vẫn chưa giải quyết xong là tranh chấp về đất đai giữa Giáo xứ Cồn Dầu với chính quyền Đà Nẵng.
Vụ việc tại Cồn Dầu đã buộc Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa Bình – một Ủy ban mới được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thành lập – lên tiếng sau khi nhận được thư cầu cứu của giáo dân Cồn Dầu.
Trong Văn thư gửi cho chính quyền Đà Nẵng vào tháng 10 năm 2010, Đức Cha Nguyễn Thái Hợp đặt vấn đề “tại sao đẩy các giáo dân hiền hòa tại Cồn Dầu vào tình trạng bi thảm hiện nay: Một người chết, một số bị bắt, nhiều người đang lo sợ bị mất trắng cơ nghiệp và nhiều người phải bỏ trốn sang nước khác xin tị nạn, tạo nên những dấu hỏi lớn về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam?”
Chụp lại hình ảnh,
Đức Hồng y Ivan Dias đã gửi thông điệp qua đoạn phát biểu về quan hệ với Nhà nước Việt Nam
Và cũng qua Văn thư đó Đức Cha Nguyễn Thái Hợp yều cầu Ủy ban Nhân dân thành phố Đã Nẵng xem xét lại vụ việc.
Dù diễn ra tại những địa điểm khác nhau nhưng đa số những tranh chấp trên đều liên quan đất đai hay tài sản của Giáo hội. Và đây cũng là một trong những vấn đề được coi là gây khúc mắc trong quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội.
Có thể nói một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những căng thẳng và tranh chấp giữa chính quyền và các tôn giáo và người Công giáo nói riêng đó là sự đối kháng, xung đột về ý thức hệ.
Một bên cộng sản, vô thần, không coi trọng hay thậm chí tìm cách loại trừ các yếu tố tôn giáo, tâm linh ra khỏi đời sống chính trị, kinh tế, xã hội.
Còn một bên là hữu thần, luôn đặt đời sống tinh thần, tâm linh làm trung tâm điểm cho mọi suy nghĩ, hành động của mình.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho hãng thông tấn Fides trước chuyến thăm Vatican của Chủ tịch Việt Nam, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã cho biết sự thay đổi chính trị vào năm 1975 đã “lôi kéo theo nhiều mất mát và giới hạn cho Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam”.
Xem thêm: Cách Chữa Bong Gân Tay Nhanh Nhất, Bị Bông Gân Làm Sao Hết
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một trí thức Công giáo hiện sống tại Anh.
Chụp lại hình ảnh,
Hiện có những ý kiến lo rằng Giáo hội Công giáo Việt Nam dần đi vào con đường 'tôn giáo lễ hội'