Bạn đang ở: Home Cây thuốc Việt Nam Hà thủ ô trắng (Radix Streptocauli Juventatis)
Hà thủ ô trắng (Radix Streptocauli Juventatis)
HÀ THỦ Ô TRẮNG
Radix Streptocauli Juventatis
1. Tên khoa học: Streptocaulon juventas Merr.
Đang xem: Công dụng của hà thủ ô trắng
2. Họ:Thiên lý (Asclepiadaceae).
3. Tên khác: Hà thủ ô nam, củ vú bò, dây sữa bò, dây mốc, cây sừng bò, cây đa lông, mã liên an, khau cần cà (Tày), chừa ma sìn (Thái), dây mốc, xạ ú pẹ (Dao).
4. Mô tả:
Dây leo bằng thân quấn dài 2-5m. Vỏ thân màu nâu đỏ, có nhiều lông mịn. Lá mọc đối, phiến lá nguyên, hình bầu dục, chóp lá nhọn, gốc lá tròn, dài 4-14cm, rộng 2-9cm. Hoa nhỏ, màu lục vàng nhạt, mọc thành xim ở nách lá. Quả gồm 2 đại xếp ngang ra hai bên trông như đôi sừng bò. Hạt dẹt mang một mào lông mịn. Toàn cây có nhựa mủ màu trắng như sữa.
5. Phân bố:
Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta.
6. Trồng trọt:
Hà thủ ô trắng có khả năng thích nghi với nhiều loại đát và chịu hạn giỏi. Có được đặc điểm trên, có thể một phần do cây có nhiều lông nên chịu được điều kiện khô hạn và tránh bốc hơi, phần khác do cây có bộ rễ dạng củ ăn sâu dưới đất. Trong trường hợp cây bị đốt hoặc chặt phá, phần còn sót lại trong đất khi gặp mưa ẩm đều có khả năng tái sinh. Nguồn Hà thủ ô trắng ở nước ta rất phong phú, việc khai thác sử dụng làm thuốc còn rất hạn chế.
Khả năng phát triển vùng chuyên canh: Có khả năng phát triển trồng ở các vùng chuyên canh
7. Bộ phận dùng:
Thân rễ phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas Merr.).8. Thu hái, chế biến:
Thu hái rễ củ quanh năm. Rễ đào về, rửa sạch, thái lát dày khoảng 3cm, phơi hay sấy khô. Có thể ngâm nước vo gạo một đêm trước khi phơi hay sấy khô.
9.
Xem thêm: Cách Chữa Rạn Da Sau Khi Sinh, 4 Cách Chữa Rạn Da Sau Sinh Cực Hay Và Đơn Giản
Thành phần hóa học:
Thân rễ có tinh bột, nhựa đắng, tanin pyrogalic.
10. Công năng:
Bổ huyết; bổ can và thận.
11. Công dụng:
Thường dùng chữa thiếu máu, thận gan yếu, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, sốt rét kinh niên, phong thấp tê bại, đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều, bạch đới, ỉa ra máu, trừ nọc rắn cắn, bạc tóc sớm, bệnh ngoài da mẩn ngứa. Có nơi còn dùng củ và thân lá của cây để chữa cảm sốt, cảm nắng, sốt rét. Có người còn dùng dây sắc lấy nước cho phụ nữ sinh đẻ thiếu sữa uống cho có thêm sữa. Cây lá cũng được dùng đun nước tắm và rửa để chữa lở ngứa. Người ta còn dùng củ chữa cơn đau dạ dày.
12. Cách dùng, liều lượng:
Thường dùng mỗi ngày 12-20g dạng thuốc sắc. Có thể nấu cao hay ngâm rượu uống. Cành lá dùng với liều lượng nhiều hơn. Người ta cũng thường chế Hà thủ ô trắng cũng như Hà thủ ô đỏ.
Xem thêm: Các Loại Thuốc Trị Viêm Họng Sổ Mũi Uống Thuốc Gì, Hắt Hơi Sổ Mũi Uống Thuốc Gì
13. Bài thuốc:
13.1. Bồi dưỡng cơ thể, tăng cường sức lực, chữa đau lưng mỏi gối; giúp ăn ngủ được: Đậu đen 50g, Đậu đỏ 10g, Đỗ trọng dây 50g, Ráng bay 15g, Củ sen 50g, Bố chính sâm 15g, Hà thủ ô trắng (sao muối) 50g, Phục linh 15g. Các vị hiệp chung, tán làm viên hoàn, mỗi lần uống 3g, ngày uống 3 lần. (Kinh nghiệm ở An Giang).
13.2. Bổ khí huyết, mạnh gân cốt: Hà thủ ô trắng và Hà thủ ô đỏ với lượng bằng nhau, ngâm nước vo gạo 3 đêm, sao khô tán nhỏ, luyện với mật làm viên to bằng hạt đậu xanh. Uống mỗi ngày 50 viên với rượu vào lúc đói.
Kiêng kỵ:Không dùng Hà thủ ô trắng đối với người hư yếu, tạng lạnh, đồng thời kiêng ăn tiết canh lợn, cá, lươn, rau cải, hành tỏi.