Cắt móng tay là một trong những hình thức giữ gìn vệ sinh thân thể. Trung bình người trưởng thành cắt móng tay theo tần suất 1 tuần/lần. Tuy nhiên, có nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh không? Và tần suất 1 tuần/lần này có áp dụng phù hợp với trẻ sơ sinh?

Vệ sinh móng tay đúng là bảo vệ trẻ

Có nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh?

Móng tay người lớn khá cứng và nhọn. Móng tay của trẻ sơ sinh không cứng và nhọn nhưng lại khá sắc so với làn da mỏng manh của bé. Do đó, để bảo vệ da mặt và những vùng da xung quanh tốt nhất, bố mẹ nên cắt móng tay cho bé nhé.

Đang xem: Có nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh

Khi nào nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh?

Ngay khi chào đời, bé đã có móng tay. Tuy nhiên, bố mẹ đừng vội cắt móng tay bé ngay lúc này. Cắt móng tay trong vài ngày đầu sau sinh có thể vô tình khiến móng dài nhanh hơn. Thậm chí, nếu bố mẹ không cắt cẩn thận, bé có thể bị chảy máu.

Bố mẹ nên dùng bao tay hoặc giữ cho tay bé không sờ, gãi, cào lên mặt để tránh tổn thương da bé. Khi các móng tay đã cứng cáp hơn (tầm một tuần sau đó), mẹ có thể cắt móng tay cho bé nhưng phải cực kì cẩn thận.

*

Hướng dẫn cách cắt móng tay cho trẻ sơ sinh

Dụng cụ bấm móng tay cho trẻ sơ sinh

Nếu như lo lắng dụng cụ cắt móng tay có thể làm tổn thương bé, mẹ hãy chọn dụng cụ hỗ trợ khác đơn giản hơn. Tấm nhám (loại dùng để giũa móng tay) là một gợi ý được nhiều mẹ chọn. Những lần đầu, mẹ có thể dùng tấm nhám để giũa cho móng tay ngắn lại. Khi mẹ cũng quen dần với việc chăm sóc móng cho bé, mẹ có thể dùng bấm móng tay chuyên dụng cho trẻ em.

Phương pháp cắt móng tay đúng đắn

Việc cắt móng tay cho bé yêu cầu mẹ phải cẩn thận và nhẹ nhàng nhất có thể. Đầu tiên, mẹ nên đặt bé nằm ngửa trên hai đùi. Một tay mẹ cầm dụng cụ cắt móng, tay còn lại mẹ giữ bé chặt cho dễ cắt. Mẹ có thể kéo hai chân bé vào ngực mẹ để hạn chế cựa quậy.

Sau khi bé đã ngoan ngoãn nằm im cho mẹ “tác nghiệp”, mẹ có thể bấm móng tay cho trẻ sơ sinh được rồi. Khi cắt, mẹ nên cắt móng tay tránh xa mặt bé, hạn chế trường hợp móng bắn vào mặt hay mắt bé. Động tác phải dứt khoát để lấy móng tay ra khỏi ngón tay và giữ chắc chắn bàn tay trên tay khi cắt.

Cắt móng tay cho trẻ sơ sinh thế nào là vừa vặn?

Móng tay của bé khá mềm, không cứng nhọn như móng tay người lớn nên mẹ chỉ cần cắt vừa phải. Mẹ chỉ cần cắt xung quanh đường cong của ngón tay, nhưng quá ngắn là được. Nếu mẹ cắt quá kỹ hay quá sâu, đầu ngón tay của bé sẽ bị đau, chảy máu. Thậm chí, nếu mẹ cắt sâu vào hai bên, khóe móng tay móng chân có thể bị nhiễm trùng.

Xem thêm: Thực Phẩm Chức Năng Cho Phụ Nữ Tiền Mãn Kinh, Tiền Mãn Kinh Có Nên Dùng Thực Phẩm Chức Năng

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị đứt tay do cắt móng tay?

Nếu mẹ vô tình khiến bé bị đứt móng tay, theo phản xạ tự nhiên, bị đau, bé sẽ khóc lớn. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng theo phản xạ tự nhiên mà cuống lên nhé. Để đề phòng và giải quyết tốt nhất trường hợp này, mẹ nên chuẩn bị sẵn dụng cụ y tế, các sản phẩm cầm máu sẵn trong nhà.

Mẹ đừng băng bó vì trẻ sơ sinh sẽ thấy rất khó chịu. Thậm chí, nếu bé vô tình ngậm phải sẽ nguy hiểm rất nhiều. Đây chỉ là vết thương nhỏ thôi. Chỉ cần đắp gạc vô trùng lên ngón tay có vết thương đến khi máu ngừng chảy. Sau đó, mẹ bôi thêm kem mỡ kháng sinh để chóng lành.

Những lưu ý khi cắt móng tay cho trẻ sơ sinh

Không cắt móng tay khi con đang khóc

Bản tính trẻ sơ sinh thích hoạt động, không thích ngồi im quá lâu. Vừa ngồi im vừa ngoan để cho bố mẹ cắt móng tay, bé càng không thích, sẽ dễ khóc thét lên. Nếu bé cứ quẫy đạp liên tục, mẹ sẽ dễ cắt vào móng tay bé. Hoặc mẹ ráng gượng bấm tiếp cho xong, có thể móng tay sẽ rơi vào mặt, vào mắt bé.

Lúc này, mẹ không nên tiếp tục cắt móng tay cho bé nữa. Mẹ nên tìm cách dỗ dành, khi bé ngoan ngoãn, mẹ có thể cắt móng tiếp tục.

*

Không cắt móng tay, móng chân sau 18h

Móng là bộ phận gần các dây thần kinh đầu ngón tay. Sau một ngày dài điều tiết mạch máu và điều hòa thân cơ thể, các dây thần kinh của trẻ trở nên cực kỳ mệt mỏi. Do đó, mẹ hạn chế đụng chạm hay tiếp xúc đến “khu vực nhạy cảm” này nhé!

Bên cạnh đó, những dụng cụ cắt móng tay đều rất sắc nhọn. Khi cắt vào ban đêm, mẹ dễ cắt phải da bé, vô tình gây ra những vết thương không đáng có.

Xem thêm: Sau Khi Mổ Mắt Nên Kiêng Gì ? Cách Chăm Sóc Mắt Sau Phẫu Thuật Lasik

Mùng 1 nên tránh cắt móng tay

Người xưa hay kiêng kỵ cắt móng tay vào mùng 1. Sợi tóc, móng tay, móng chân, .. đều là bộ phận của cơ thể người. Để tránh xui xẻo, chúng ta không nên cắt bỏ bất cứ gì trên cơ thể, nhất là trẻ con. Cơ thể trẻ con, nhất là trẻ sơ sinh, rất nhạy cảm, dễ sinh bệnh. Thôi thì “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, mẹ nhé!

Không dùng miệng cắn móng tay bé

Mẹ nhớ tuyệt đối không nên dùng miệng để cắn móng tay bé. Hành động này sẽ khiến vi khuẩn từ miệng mẹ vào vết cắn trên ngón tay và gây nhiễm trùng đấy! Mẹ đừng chủ quan vì tưởng hành động này vô hại nhé.

—-Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng namlimquangnam.net trên IOS hay Android ngay!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *