Chữa cảm cúm cho bà bầu là một thử thách tương đối khó của nền y học vì các phương pháp điều trị không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn tác động lên cả thai nhi.
Cảm cúm là loại bệnh truyền nhiễm có thể phát sinh ở tất cả mọi người. Trong đó, đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ mang thai.
Vì sao phụ nữ mang thai lại dễ bị cảm cúm? Làm thế nào để chữa cảm cúm cho bà bầu an toàn? Hãy cùng tìm namlimquangnam.net lời giải đáp cho những câu hỏi trên qua bài viết dưới đây nhé.
Đang xem: Có bầu bị cảm nên làm gì
1. Mẹ bầu bị cảm cúm: không nên xem thường!
Khi bạn mang thai, mọi vấn đề phát sinh không chỉ ảnh hưởng đến bạn mà còn liên lụy đến cả thai nhi. Điều này có thể làm cho việc đối phó với các tình trạng sức khỏe trở nên phức tạp hơn.
Trước đây, nếu bị cảm cúm hoặc những vấn đề tương tự, bạn có thể dùng thuốc không kê đơn để mau chóng “thoát” khỏi tình huống này. Tuy nhiên, hiện tại, bạn sẽ cân nhắc liệu sử dụng thuốc có an toàn cho thai nhi không.
Mặc dù thuốc không kê đơn sẽ nhanh chóng đẩy lui các triệu chứng cảm cúm, nhưng chắc chắn bạn sẽ không muốn bất kỳ tác dụng phụ nào từ thuốc tác động đến em bé trong bụng mình.
Thực tế, các bác sĩ có nhiều loại thuốc dành riêng cho phụ nữ mang thai trong trường hợp này. Do đó, việc chữa cảm cúm cho bà bầu không phải là thách thức quá khó.
2. Làm gì để chữa cảm cúm cho bà bầu hiệu quả?
Điều trị bằng thuốc
Theo thống kê từ nhiều nhà nghiên cứu, mẹ bầu nên tránh dùng tất cả loại thuốc điều trị trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Đây là khoảng thời gian quan trọng cho sự phát triển của các cơ quan quan trọng ở bé. Thêm vào đó, bạn vẫn sẽ cần thận trọng trong 16 tuần kế tiếp. Do đó, các chuyên gia luôn khuyến nghị bạn tham vấn cùng họ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào trong giai đoạn mang thai, bao gồm cả thuốc cảm cúm.
Các mẹ bầu nên cẩn thận khi tự ý sử dụng các loại thuốc trên thị trường
Để giải cảm cho bà bầu an toàn, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng:
Tinh dầu bạc hà: xoa lên ngực, thái dương và dưới mũi Miếng dán thông mũi: giải thoát tình trạng nghẹt mũi, khó thởViêm ngậm chống ho hoặc siro hoThuốc trị ho vào ban đêmThuốc long đờm dùng trong ngàyCanxi carbonate hoặc các loại thuốc tương tự: giải quyết chứng ợ nóng, buồn nôn hoặc đau dạ dày nếu phát sinhDextromethorphan và dextromethorphan-guaifenesin: thuốc trị ho không có đờm
Mặt khác, các đơn thuốc kết hợp dùng để điều trị nhiều triệu chứng cùng lúc không phải là biện pháp chữa cảm cúm cho bà bầu an toàn. Vì vậy, bạn nên chọn từng loại thuốc đặc trị riêng cho những dấu hiệu phát sinh. Đồng thời, một số loại thuốc dưới đây có nguy cơ dẫn đến vấn đề nghiêm trọng hơn, bao gồm:
Nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid như aspirin, ibuprofen, naproxen…CodeineBactrim (kháng sinh)
Do đó, trừ khi có chỉ định từ bác sĩ, bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng những loại thuốc trên.
Các biện pháp điều trị tại nhà
Ngoài việc dùng thuốc, bạn còn có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà để trị cảm cúm cho bà bầu, chẳng hạn như:
Nghỉ ngơi nhiềuUống nhiều nướcSúc miệng bằng nước muối ấm nếu bị đau họng hoặc ho
Nếu các triệu chứng cảm cúm trở nên tệ hơn, bạn có thể muốn thử:
Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý (dung dịch NaCl 0,9%)Thuốc trị nghẹt mũi dạng xịtĐiều chỉnh nhiệt độ môi trường xung quanh ấm ápXông hơiTắm hoặc lau người với nước ấmĂn súp gàDùng hỗn hợp chanh mật ong để giảm đau họngSử dụng túi chườm nhiệt nóng hoặc lạnh để giảm cơn nhức đầu
Xem thêm: Bạn Nên Đi Khám Thai Lần Đầu Khi Nào Đi Siêu Âm Thai Lần Đầu ?
3. Làm gì để hạn chế nguy cơ rủi ro cho mẹ bầu và thai nhi?
Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ có những thay đổi lớn. Một trong số đó là sự suy yếu của hệ miễn dịch. Điều này sẽ ngăn chặn tình huống cơ thể đào thải thai nhi. Tuy nhiên, ngược lại, cũng chính nó sẽ khiến mẹ bầu dễ mắc những bệnh truyền nhiễm hơn, cụ thể là cảm cúm.
Mặt khác, cũng chính vì hệ miễn dịch kém, biến chứng của cảm cúm dễ phát sinh ở mẹ bầu hơn những phụ nữ không mang thai, bao gồm:
Viêm phổi hay thậm chí là viêm phế quảnNhiễm trùng xoang
Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cảm cúm cũng như phát sinh biến chứng, bác sĩ khuyến nghị mẹ bầu nên tiêm chủng đầy đủ.
Xem thêm: Captcha – Nâng Ngực Sau Bao Lâu Thì Quan Hệ
Khám thai định kỳ giúp mẹ và bé khỏe mạnh trong suốt quá trình mang thai
Ngoài ra, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), vắc xin cúm còn có công dụng bảo vệ cả mẹ và bé tối đa 6 tháng kể từ lúc sinh. Vì vậy, các mẹ bầu nên cập nhật liên tục về lịch tiêm chủng của mình.
Thêm vào đó, để hỗ trợ phòng ngừa cảm cúm, bạn còn nên tập thói quen:
Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạchNgủ đủ giấcÁp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa họcTránh tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễmTập luyện thể chất thường xuyênHạn chế căng thẳng
4. Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?
Cảm lạnh có thể không gây ra vấn đề cho thai nhi, nhưng cảm cúm thì có. Thêm vào đó, cảm cúm kéo dài có thể sinh ra biến chứng, gây tăng nguy cơ sinh non cũng như dị tật bẩm sinh ở trẻ. Bạn sẽ cần phải nhập viện ngay lập tức nếu bắt gặp những dấu hiệu dưới đây:
Chóng mặtKhó thởĐau hoặc tức ngựcChảy máu âm đạoLú lẫnNôn mửa dữ dộiSốt cao và dùng paracetamol để hạ sốt không hiệu quảChuyển động của thai nhi giảm
Nguồn tham khảo:
How to Treat a Cold or Flu When You’re Pregnant. https://www.healthline.com/health/cold-flu/treating-during-pregnancy.
Recognizing Flu Symptoms. https://www.healthline.com/health/flu-symptoms.
Flu Season: Importance of Getting a Flu Shot. https://www.healthline.com/health/flu/importance-of-flu-shot