Hiện nay, bên cạnh các phương thuốc Tây y hiện đại thì các bài thuốc dân gian vẫn rất được ưa chuộng vì tiết kiệm chi phí mà tính an toàn lại cao.

Đang xem: điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả bằng những phương pháp dân gian

Chị Phương Anh (28 tuổi, nhân viên công sở) hiện trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết “Cứ khi trở trời là mũi mình lại ngứa ngáy khó chịu, nước mũi chảy không ngớt khiến mình cảm thấy rất khó chịu. Nhiều đêm mình còn mất ngủ vì nghẹt mũi không thở nổi. Mình liền lên mạng tìm kiếm thì đọc được các mẹo hướng dẫn chữa bệnh viêm mũi bằng các bài thuốc dân gian. Rất đơn giản mà lại dễ làm. Sẵn trong nhà có nguyên liệu, mình pha một tách trà gừng với mật ong uống thử thì thấy dễ chịu hẳn, mũi thông dễ thở. Sau đó thì mình ngủ một mạch tới sáng luôn.”

Thấy cách làm đơn giản lại hiệu quả, chị Phương Anh tiếp tục sử dụng phương pháp trị viêm mũi dị ứng bằng trà gừng, đều đặn ngày uống 2-3 tách trà. Chị cho biết bệnh tình thuyên giảm hẳn.

Bên cạnh gừng, còn rất nhiều nguyên liệu dân gian khác được sử dụng để chữa bệnh. Dưới đây là các cách chữa viêm mũi dị ứng theo dân gian được các bác sĩ khuyên người bệnh nên áp dụng để trị bệnh hiệu quả.

Nội dung chính

3. Chữa viêm mũi dị ứng theo dân gian bằng củ quả4. 5 loại lá giúp chữa viêm mũi dị ứng theo dân gian5. Mẹo chữa viêm mũi dị ứng theo dân gian bằng các loại cây

1. Cách chữa trị viêm mũi dị ứng bằng mật ong

Một trong các cách chữa viêm mũi dị ứng theo dân gian hiệu quả đó là sử dụng mật ong. Trong mật ong có các thành phần có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của virus, vi khuẩn. Người bị viêm mũi dị ứng sử dụng mật ong sẽ giúp thuyên giảm các triệu chứng bệnh một cách đáng kể.

Chuẩn bị: 3 thìa mật ong, 2 nhánh tỏi tươi, bông ngoáy tai y tế

Thực hiện:

Bước 1: Bóc vỏ và đập dập 2 nhánh tỏi. Sau đó chắt lấy nước cốt.Bước 2: Trộn nước ép tỏi với 3 thìa mật ong.Bước 3: Lấy bông ngoáy tai y tế thấm dung dịch rồi cho vào mũi. Mỗi bên giữ từ 2 – 5 phút để dung dịch thấm vào lớp niêm mạc mũi.

Lưu ý: Nên thực hiện đều đặn 3 lần/ngày để sớm thấy hiệu quả.

2. Cách chữa viêm mũi dị ứng dân gian bằng xông hơi

Người bệnh có thể lựa chọn một trong các loại tinh dầu có tính kháng viêm để tiến hành xông hơi hơi như tinh dầu tràm, tinh dầu bạc hà, tinh dầu đinh hương,…

Tinh dầu dược liệu có tác dụng làm loãng chất tiết dịch trong mũi, cung cấp độ ẩm cho niêm mạc mũi bị khô, giảm đau, chống virus và vi khuẩn,… Bên cạnh đó, hương tinh dầu dễ chịu còn giúp cơ thể thư giãn, thoải mái, tâm trạng ổn định, tinh thần thư thái. Điều này góp phần hỗ trợ việc chữa bệnh cho người bệnh rất tốt.

*

Xông hơi bằng tinh dầu giúp lưu thông mạch máu, trị nghẹt mũi hiệu quả.

Chuẩn bị: tinh dầu nguyên chất, 1 tô nước nóng

Cách thực hiện:

Nhỏ 3 – 5 giọt tinh dầu nguyên chất vào tô nước nóng đã chuẩn bị.Đặt tô nước cách mặt từ 20 – 30cm (khoảng cách tùy chỉnh) để hơi tinh dầu bốc lên đủ để đi vào mũi dễ dàng, hiệu quả.Có thể trùm khăn qua đầu và tô nước để tăng năng suất hít tinh dầu.Tiến hành xông hơi từng 10 – 15 phút mỗi lần. Tùy theo mức độ bệnh mà thực hiện từ 2-3 lần/ ngày.

Bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết – Tất tần tật thông tin cần biết

3. Chữa viêm mũi dị ứng theo dân gian bằng củ quả

Dưới đây là 4 loại củ quả có công dụng chữa viêm mũi dị ứng được nhiều người áp dụng

3.1. Chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng tỏi

Tỏi chứa hoạt chất allicin có khả năng tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, chất glycogen trong tỏi giúp kháng viêm, giảm phù nề sưng huyết rất tốt. Bởi vậy ngày nay, sử dụng tỏi đang là phương pháp chữa viêm mũi dị ứng theo dân gian được nhiều người áp dụng.

Chuẩn bị: 1 thìa nước cốt tỏi, 1 thìa dầu vừng, bông gòn y tế

Thực hiện:

Bước 1: Trộn 1 thìa nước cốt tỏi với 1 thìa dầu vừng.Bước 2: Dùng bông gòn y tế thấm dung dịch rồi nhét vào 2 bên mũi. Giữ nguyên 10-15 phút.Bước 3: Sau đó, tiến hành rửa mũi thật sạch bằng nước muối sinh lý.

Lưu ý: Nên thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần từ 10-15 phút.

*

Tỏi có tác dụng kháng viêm, diệt virus, vi khuẩn gây viêm mũi dị ứng.

3.2. Chữa viêm mũi dị ứng bằng gấc

Hạt gấc có tác dụng giảm nghẹt mũi, đau nhức nhờ các thành phần như vitamin E, vitamin A,… giữ ẩm, làm dịu kích ứng bên trong mũi.

Chuẩn bị: 20-25 hạt gấc, Rượu trắng 40 độ, tăm bông y tế

Thực hiện:

Bước 1: Nướng hạt gấc trên bếp than đến khi vỏ gấc hơi cháy.Bước 2: Giã nát rồi bỏ vào bình thủy tinh, đổ rượu trắng ngập toàn bộ hạt gấc.Bước 3: Sau 2 – 5 ngày, thấm tăm bông vào dung dịch rồi bôi lên sống mũi.Bước 4: Chờ khoảng vài phút thấy dịch mũi loãng ra, lúc này hãy xì nhẹ để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn bên trong.

3.3. Cách trị viêm mũi dị ứng bằng gừng

Gừng là nguyên liệu tự nhiên lành tính, dễ kiếm lại chứa nhiều chất như sắt, kẽm, vitamin, … có công dụng chống viêm nhiễm rất tốt. Bởi vậy, uống trà gừng sẽ rất tốt trong việc chữa trị bệnh viêm mũi dị ứng.

Chuẩn bị: 2-3 lát gừng tươi, Nước sôi

Thực hiện:

Cho gừng vào ấm nước sôi, đợi khoảng 15 phút rồi uống.Có thể cho thêm mật ong để dễ uống hơn và đạt hiệu quả hơn.Mỗi ngày uống 2 – 3 tách trà nước gừng giúp triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng giảm nhanh chóng.

*

Cách trị viêm mũi dị ứng bằng gừng rất đơn giản nhưng cải thiện bệnh đáng kể.

3.4. Cách chữa viêm mũi dị ứng dân gian bằng củ nghệ

Củ nghệ chứa nhiều chất chống oxy hóa curcumin có công dụng. Sử dụng củ nghệ là một cách chữa viêm mũi dị ứng theo dân gian vừa đơn giản, tiết kiệm chi phí mà hiệu quả đem lại khá tốt.

Chuẩn bị: ½ thìa bột nghệ, ½ thìa mật ong

Thực hiện:

Bước 1: Trộn 1/2 thìa bột nghệ với 1/2 thìa mật ong.Bước 2: Ngậm và nuốt từ từ trong 15 phút.Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày.

4. 5 loại lá giúp chữa viêm mũi dị ứng theo dân gian

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây là cách làm dân gian đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng bệnh. Phương pháp này đem lại hiệu quả khá tốt, cách làm lại đơn giản nên được nhiều người áp dụng.

4.1. Điều trị viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu

Hơ huyệt đạo bằng ngải cứu là một trong những cách chữa trị viêm mũi dị ứng theo dân gian hiệu quả mà không phải ai cũng biết. Lá ngải cứu giúp diệt khuẩn, kháng viêm, giảm đau.

Chuẩn bị: Lá hoặc phần ngọn non của ngải cứu, giấy cuộn

Thực hiện:

Phơi ngải cứu trong bóng râm đến khi hơi héo thì lấy giấy cuộn lại như điếu thuốc.Sau đó đốt lên, hơ vào huyệt đạo đỉnh đầu từ số 1 đến số 5.

Lưu ý: phương pháp này đòi hỏi người có chuyên môn thực hiện. Bệnh nhân nên tìm đến các thầy thuốc có kinh nghiệm để được giúp đỡ điều trị cũng như tránh những rủi ro nguy hiểm.

4.2. Cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng lá lốt

Lá lốt chứa nhiều kháng sinh tự nhiên giúp diệt khuẩn, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ chữa viêm mũi dị ứng.

Chuẩn bị: Lá lốt

Thực hiện:

Bước 1: Giã nát lá lốt rồi nhét vào 2 bên mũi.Bước 2: Giữ nguyên 5 phút.Bước 3: Xì nhẹ để loại bỏ chất bẩn trong mũi.Bước 4: Rửa mũi lại bằng nước sạch.

Xem thêm: Nhạy Cảm 1: Phụ Nữ Thích Sờ Chỗ Nào Nhất Của Đàn Ông? Phụ Nữ Thích Hôn Chỗ Nào Nhất

*

Dùng lá lốt là phương pháp chữa viêm mũi dị ứng theo dân gian ngay tại nhà.

4.3. Trị viêm mũi dị ứng bằng lá hoa xuyến chi

Lá hoa xuyến chi chứa hoạt chất methanol, cùng các khoáng chất như sắt, magie,… có chức năng tiêu độc, giảm viêm, sát trùng. Từ đó, có công dụng điều trị viêm mũi dị ứng rất tốt.

Chuẩn bị: 1 nắm lá hoa xuyến chi, bông gòn y tế

Thực hiện:

Bước 1: Rửa lá hoa xuyến chi bằng nước sạch. Sau đó ngâm lần nữa với nước muối để loại bỏ hết các chất bẩn..Bước 2: Sau 15 phút thì vớt lá hoa xuyến chi ra, để ráo rồi giã nát, lọc lấy nước cốt.Bước 3: Dùng bông y tế thấm vào dung dịch nước cốt rồi nhét vào 2 lỗ mũi ít nhất 10 phút.

4.4. Điều trị viêm mũi dị ứng bằng lá bạc hà

Lá bạc hà có chứa menthol và methyl acetate giúp thần kinh thư giãn, kháng khuẩn và có thể thông mũi xoang. Uống trà lá bạc hà làm giảm nhanh các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.

Chuẩn bị: 10 lá bạc hà, 1 thìa mật ong

Thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch lá bạc hà rồi hãm với nước sôi trong 15 phút.Bước 2: Có thể thêm 1 thìa mật ong để ngon miệng hơn.

Lưu ý: Nên uống khi trà còn ấm vì hiệu quả sẽ tốt hơn.

4.5. Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá húng chanh

Lá húng chanh có tác dụng chống viêm mạnh nên có thể sử dụng như một bài thuốc để trị bệnh viêm mũi dị ứng. Uống trà lá húng chanh 2-3 lần mỗi ngày sẽ đem lại những hiệu quả tích cực.

Chuẩn bị: 1 nắm lá húng chanh tươi, 1 thìa mật ong

Thực hiện:

Rửa sạch và vò nhẹ lá húng chanh rồi hãm với nước sôi trong 10 – 15 phút.Pha thêm 1 thìa mật ong vào trà lá húng chanh để tăng hương vị và công dụng chữa bệnh.

*

Lá húng chanh có tác dụng chống viêm mạnh, rất tốt trong điều trị viêm mũi dị ứng.

5. Mẹo chữa viêm mũi dị ứng theo dân gian bằng các loại cây

Có rất nhiều loại cây dân gian có công dụng chữa viêm mũi dị ứng như là cây giao, cây ngũ sắc, cây lược vàng, cây kinh giới,…

5.1. Chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng cây giao

Cây giao thường được dùng để trị các bệnh về đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm mũi dị ứng. Loại cây này có nhiều công dụng như giải độc, tiêu viêm, khử phong, sát trùng, kháng khuẩn,…

Chuẩn bị: 20 đốt giao, 300ml nước sôi, 1 tờ lịch to

Thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch cây giao, cắt khúc ngắn.Bước 2: Cho cây giao vào 300ml nước sôi. Đun thêm 5 phút nữa.Bước 3: Cuộn tờ lịch thành hình điếu thuốc. Đầu nhỏ nhét vào vòi ấm rồi đưa đầu to lên mũi.Bước 4: Xông mũi bằng cách hít hơi nước. Thực hiện trong 20 phút. Mỗi ngày xông mũi 2 lần để hiệu quả tốt hơn.

Chú ý: Tuyệt đối không được để mủ cây giao bắn vào mắt bởi có thể gây mù mắt.

5.2. Cách chữa trị viêm mũi dị ứng bằng cây ngũ sắc

Cây ngũ sắc có tác dụng sát trùng, tiêu thũng, cung cấp hoạt chất kháng viêm, giảm phù nề tiết dịch. Từ đó có công dụng chữa viêm mũi dị ứng.

Chuẩn bị: 30gram hoa ngũ sắc, ½ lít nước

Thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch hoa ngũ sắc rồi nấu với nước, sau khoảng 10 phút tính từ lúc sôi thì hạ bếp.Bước 2: Chia thuốc thành 2 phần: Một phần để xông mũi, phần còn lại chia ra uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước mỗi bữa ăn 30 phút.

5.3. Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây kinh giới

Kinh giới là có khả năng ức chế nhanh chóng phản ứng dị ứng. Uống nước kinh giới kết hợp với trà xanh rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, phong hàn,… Đây là cách chữa viêm mũi dị ứng theo dân gian được nhiều người áp dụng.

Chuẩn bị: Hoa kinh giới, nước chè xanh nấu sẵn

Thực hiện:

Bước 1: Hoa kinh giới rửa sạch, phơi khô rồi tán thành bột mịnBước 2: Mỗi ngày pha từ 4g bột hoa kinh giới và 1 cốc nước chè xanh

Lưu ý: Kiên trì áp dụng sẽ giúp tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu sẽ được cải thiện đáng kể.

*

Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây kinh giới.

5.4. Trị viêm mũi dị ứng hiệu quả bằng cây lược vàng

Theo Y học hiện đại, cả thân, rễ và lá của cây lược vàng chứa một số hoạt chất có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao. Đồng thời giúp giảm đau và chống oxy hóa. Ngoài ra trong cây lược vàng còn có hoạt chất Flavonoid chống dị ứng, tác động và làm tăng sức bền của thành mạch

Dùng thân cây lược vàng điều trị viêm mũi dị ứng là bài thuốc dân gian có khả năng tác động trực tiếp vào thành niêm mạc mũi, giúp cải thiện nhanh bệnh viêm mũi dị ứng và khắc phục tốt các triệu chứng khó chịu đi .

Nguyên liệu: Thân cây lược vàng, dầu thực vật, tăm bông y tế

Cách thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch thân cây lược vàng với nước rồi ngâm trong nước muối để loại bỏ tạp chất và các loại vi khuẩn.Bước 2: Sau 15 phút, vớt thân cây lược vàng ra ngoài và rửa lại với nước sạch, để ráo nướcBước 3: Cắt thân cây thành từng mãnh nhỏ và cho vào tô lớnBước 4: Rót thêm dầu thực vật vào và thực hiện chưng cách thủy với lửa nhỏ suốt 8 tiếngBước 5: Dùng gạc sạch lọc và lấy phần nước thuốcBước 6: Rót nước thuốc vào bình thủy tinh có nắp đậy để bảo quảnBước 7: Khi sử dụng, rót một lượng nước thuốc vừa đủ vào chén. Sau đó dùng tăm bông thấm dung dịch và thoa lên thành niêm mạc mũi

Lưu ý: Bên cạnh các hoạt chất có lợi thì cây lược vàng cũng chứa một số hoạt chất gây hại cho sức khỏe. Bệnh nhân không nên quá lạm dụng phương pháp này. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cây lược vàng để trị bệnh viêm mũi dị ứng.

5.5. Chữa viêm mũi bằng cây tầm ma

Cây tầm ma có khả năng kháng histamin – nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi dị ứng. Chữa viêm mũi bằng uống nước lá cây tầm ma 2-3 lần mỗi ngày là cách làm hiệu quả để tình trạng bệnh giảm nhanh chóng.

Chuẩn bị: 1 muỗng lá tầm ma khô, 2 thìa mật ong, 200ml nước sôi

Thực hiện:

Bước 1: Cho lá tầm ma vào 1 ấm nước to. Rồi đổ 200ml nước sôi vào. Đậy nắp ngâm khoảng 15′.Bước 2: Lọc bỏ bã lá, thêm mật ong vào khuấy đều.

Chú ý:

Nên uống khi nước còn ấm.Người bệnh có thể trị viêm mũi dị ứng bằng lá tầm ma ở dạng bột khô hoặc ngâm rượu.

5.6. Điều trị viêm mũi dị ứng dân gian bằng cây cà gai

Theo y học cổ truyền, cây cà gai có tính ẩm, vị cay, có tác dụng giảm đau, chống viêm, là liệu thuốc chữa viêm mũi dị ứng theo dân gian hiệu quả.

Chuẩn bị: Lá cà gai

Thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch lá cà gai, phơi khô rồi đem đốt cháyBước 2: Hít khói lá cà gai bằng mũi rồi thở từ từ ra bằng miệng. Mỗi lần hít khói kéo dài 5 phút

Lưu ý: Nên thực hiện 2 lần/ ngày.

*

Cây cà gai leo có nhiều tác dụng chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả.

5.7. Cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng bèo cái tươi

Lá bèo cái tươi có tính lạnh, vị cay, giúp chống dị ứng hiệu quả. Bên cạnh đó, lá bèo cái tươi còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn tốt nhờ các hoạt chất xenlulozo, phốt pho, protein thô,… trong lá

Chuẩn bị: 1-2 lá bèo cái tươi, 1 thìa nước cốt gừng, 1 thìa mật ong

Thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch lá bèo rồi vò nát cho vào cốcBước 2: Đổ ấm vào rồi khuấy đều, lọc lấy nước.Bước 3: Sau khi lọc nước thuốc, bạn có thể cho thêm 1 thìa nước cốt gừng, 1 thìa mật ong và khuấy đều.

Xem thêm: Khám Phá Phu Nữ – Video Miễn Phí Tuyệt Vời

Lưu ý:

Dùng 2 ly mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tốiDùng trong ngày

Trên đây là các cách chữa viêm mũi dị ứng theo dân gian tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Trong trường hợp bệnh mãi không khỏi, bạn có thể tìm đến các cơ sở uy tín để thăm khám và được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *