Giới thiệuĐơn vị hành chínhKhối ngoạiKhối phòng khámKhối nộiKhối cận lâm sàngTin tức – Sự kiệnBản tin bệnh việnCải cách hành chínhKiến thức Y khoaBảng kiểm Quy trình kỹ thuậtTài liệu Truyền thông dinh dưỡngPhác đồQuy trình kỹ thuậtBảng công khai tài chính, Giá Dịch Vụ

*

*

I. ĐẠI CƯƠNG:

– Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh cảnh xuất hiện khi dây thần kinh liên sườn bị tổn thương (viêm nhiễm, chèn ép) tuỳ vào vị trí mức độ, số lượng dây thần kinh liên sườn bị tổn thương trên lâm sàng mà bệnh nhân có biểu hiện khác nhau. Bệnh thường đau tại nơi tổn thương khi ấn vào, đau chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh, đau tăng khi ho, hít thở sâu, căng dãn lồng ngực. Đau thần kinh liên sườn hay gặp trong bệnh lý cột sống, chấn thương lồng ngực, Zona.

Đang xem: Chữa đau dây thần kinh liên sườn

– Theo Y học cổ truyền, bệnh thuộc chứng “Hiếp thống” do Can khí uất kết, Can hoả quá mạnh hoặc do khí trệ huyết ứ, đàm ẩm. Bệnh nhân thường đau một hoặc hai bên mạng sườn, ngực sườn đầy tức, dễ cáu giận, miệng đắng, mạch huyền, khẩn

II. ĐIỀU TRỊ:

A.YHHĐ:

– Thuốc giảm đau: chọn một trong các thuốc theo bậc thang của tổ chức y tế thế giới: Acetaminophen ( paracetamol, efferalgan ), efferalgan codein, morpphin… tùy theo tình trạng đau mà điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp.

– Thuốc chống viêm không steroid:

Chọn một trong các thuốc sau:

+ Diclophenac ( voltaren ) viên 50mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sau ăn no. có thể sử dụng dạng ống tiêm bắp 75mg/ngày trong 2-3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều sau đó chuyển sang đường uống.

+ Meloxicam ( Mobic ) viên 7,5mg: 1- 2 viên/ngày sau ăn no hoặc dạng ống tiêm bắp 15mg/ngày x 2 – 3 ngày nếu bệnh nhân đau nhiều sau đó chuyển sang đường uống.

+ Piroxicam ( Felden ) viên hay ống 20mg, uống 1 viên/ngày sau ăn no hoặc tiêm bắp ngày một ống trong 2 – 3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều sau đó chuyển sang đường uống.

+ Celecoxib ( Celebrex ) viên 200mg, liều 1 đến 2 viên/ngày sau ăn no.

Thuốc có tác dụng giảm đau thần kinh: gabapentin 300mg 1-3 viên/ngày.

– Thuốc tăng cường dẫn truyền thần kinh Nivalin 2,5mg x 2 ống/ngày chia 2 lần.

B. YHCT:

1. Triệu chứng: Đau liên sườn dọc theo đường đi của dây, đau nhất ở vùng dễ sau lưng, đường nách giữa, sụn ức đòn, ho thở đều đau nếu do lạnh thì sợ lạnh, mạch phù.

Xem thêm: Bệnh Hen Suyễn Có Chữa Được Không ? Chuyên Gia Giải Đáp Bệnh Hen Suyễn Có Chữa Được Không

2. Pháp chữa:

2.1. Đau thần kinh liên sườn do lạnh:Khu phong tán hàn, thông kinh hoạt lạc.

Quế chi 08g

Uất kim 08g

Bạch chỉ 08g

Chỉ xác 08g

Phòng phong 12g

Xuyên khung 08g

Khương hoạt l0g

Đan sâm 12g

Thanh bì 06g

Châm cứu: các huyệt a thị, vùng rễ nơi thần kinh xuất phát, vùng nách giữa (nơi thần kinh đi qua) và điểm đau nhất, có thể châm huyệt nội quan, dương lăng tuyền.

Xoa bóp: miết dọc theo liên sườn, ấn day vùng rễ nơi thần kinh xuất phát.

Thủy châm: Vitamin B6, B12 huyệt giáp tích tương ứng nơi đau dây thần kinh.

2.2. Đau thần kinh liên sườn do thần kinh bị kích thích:sơ can hành khí hoạt huyết.

Bài thuốc: Tiêu dao tán gia giảm.

Bạch truật 08g

Uất kim 08g

Bạch thược 08g

Đan sâm 08g

Bạch linh 08g

Hương phụ 06g

Sài hô 08g

Sinh khương 04g

Bạc hà 06g

Cam thảo 06g

Thanh bì 08g

Thủy châm, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt như thể trên.

Ngoài các phương thuốc cổ phương trên có thể dùng đối pháp lập phương tùy theo từng chứng trạng và người bệnh để gia giảm cho hiệu quả và theo kinh nghiệm của mỗi người.

Xem thêm: Quan Hệ Bằng Miệng Có Mất Vệ Sinh Không, Quan Hệ Bằng Miệng Và Những Sự Thật Ít Người Biết

III. PHÒNG BỆNH:

Phòng bệnh:cần khám, phát hiện và điều trị tích cực các bệnh là nguyên nhân gây ra đau dây thần kinh liên sườn nói trên. Tránh vận động sai tư thế hoặc quá mạnh. Chú ý phòng tránh tai nạn giao thông, tai nạn lao động và sinh hoạt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *