Du lịch là một trong những ngành kinh tế đặc thù, mang tính văn hóa và xã hội phức tạp. Ở Việt Nam có rất nhiều loại hình và sản phẩm du lịch độc đáo, có khả năng marketing mạnh mẽ, thế nhưng chắc chắn không phải ai cũng biết sản phẩm du là gì? sản phẩm du lịch gồm những gì? và những sản phẩm du lịch tiêu biểu nhất. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Đây là website thông tin được chia sẻ bởi Asia Lion – Marketing Agency tiên phong thúc đẩy thị trường du lịch và xuất khẩu quốc tế. Để tham gia vào cộng đồng hỏi đáp, hỗ trợ thương mại quốc tế, vui lòng bấm vào đây
Nội dung chính
2. Các nguyên tắc tạo nên sản phẩm du lịch chất lượng 3. 3 loại mô hình sản phẩm du lịch nổi bật4. 4 dòng sản phẩm du lịch được ưu tiên tại Việt Nam5. Các ví dụ về sản phẩm du lịch nổi bật tại Việt Nam
1. Định nghĩa về sản phẩm du lịch
Có rất nhiều định nghĩa, quan điểm, ý kiến về “sản phẩm du lịch”, sau đây là những định nghĩa phổ biến nhất:
Chợ nổi là một trong những sản phẩm du lịch nổi bật ở các vùng sông nước Đồng Bằng Sông Cửu Long và Nam Trung Bộ Việt Nam
– Theo Luật du lịch năm 2005 của Việt Nam: Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những giá trị về vật chất lẫn tinh thần của một quốc gia, một địa phương, một cơ sở nào đó mà du khách đến hưởng thụ và trả tiền. Sản phẩm du lịch bao gồm sản phẩm vật thể và phi vật thể, sản phẩm tự nhiên và nhân tạo.Bạn đang xem: Cho ví dụ về sản phẩm du lịch
– Theo quan điểm kinh tế hiện đại: Sản phẩm du lịch bao gồm cả sản phẩm vô hình và hữu hình phục vụ cho nhu cầu của con người trong chuyến du lịch. Do đó, sản phẩm du lịch rất phong phú, luôn biến đổi theo nhu cầu của khách du lịch và sự phát triển của nền kinh tế tại mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm các khái niệm, quan điểm về “sản phẩm du lịch” cũng như sản phẩm du lịch gồm những gì? TẠI ĐÂY
2. Các nguyên tắc tạo nên sản phẩm du lịch chất lượng
Để tạo nên một sản phẩm du lịch chất lượng, các công ty, đơn vị lữ hành bắt buộc phải dựa theo một số nguyên tắc. Chẳng hạn:
– Sản phẩm du lịch phải phù hợp với nhu cầu khách du lịch
Một trong những “nguyên nhân” tạo nên tính phong phú và phức tạp của du lịch chính là nhu cầu của khách du lịch thường xuyên thay đổi. Do đó, để phát triển kinh tế du lịch cũng như thu được lợi nhuận mong muốn, các sản phẩm du lịch phải phù hợp với nhu cầu của du khách. Để làm được điều đó các công ty, doanh nghiệp và đơn vị lữ hành phải thực hiện nghiên cứu khách hàng (nhân khẩu học, sở thích, mong muốn, tình trạng kinh tế…).
Đang xem: Cho ví dụ về sản phẩm du lịch
Trong quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng như “sản xuất” các sản phẩm du lịch nhân tạo phù hợp với nhu cầu của khách du lịch, các công ty, doanh nghiệp và đơn vị lữ hành bắt buộc phải bảo vệ môi trường, bảo tồn các nguồn sinh vật và giữ gìn nét văn hóa phi vật thể – vật thể truyền thống,… để du lịch được tồn tại và phát triển bền vững.
– Lợi ích kinh tế
Bất cứ hoạt động đầu tư “sản xuất”, xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đều bắt buộc phải xem xét đến các lợi ích kinh tế mà sản phẩm du lịch mang đến. Bởi mục đích cuối dùng của hoạt động kinh doanh du lịch cũng là LỢI NHUẬN.
Tuy nhiên, ở Việt Nam nguyên tắc này đang bị khai thác một cách ồ ạt và triệt để, không chỉ gây ảnh hưởng đến môi trường, thiên nhiên, môi trường sống của các sinh vật, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, hệ sinh thái,… mà còn ảnh hưởng đến những trải nghiệm và lợi ích của khách hàng khi sử dụng sản phẩm du lịch.
Người dân làng cổ Đường Lâm biến rơm rạ thành những “sản phẩm du lịch đặc thù” để thu hút khách du lịch đến trải nghiệm làng cổ
– Nguyên tắc đặc sắc
Để tăng sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch, bắt buộc việc khai thác tài nguyên du lịch phải chú ý đến nét đặc trưng, độc đáo và đặc sắc của thiên nhiên, phong tục – tập quán, văn hóa… của cộng đồng. Bên việc khai thác, các công ty, doanh nghiệp và đơn vị lữ hành cũng cần bảo tồn những nét đặc sắc này, những hoạt động tu sửa quá mức hoặc xây dựng giống nhau đều gây sự nhàm chán. ững phản ứng bất lợi đối với khách du lịch đã quen thuộc dẫn đến sự nhàm chán.
Đọc thêm bài viết: Quản trị du lịch là gì? Những thông tin bạn cần biết
– Nguyên tắc tổng thể
Việc khai thác tổng thể sản phẩm du lịch ở một địa phương không chỉ làm tăng sức hút của sản phẩm đó mà còn tăng giá trị, lợi nhuận. Chính vì vậy, khi khai thác một sản phẩm du lịch nào đó, hãy khai thác cả những tài nguyên xung quanh như văn hóa cộng đồng, ẩm thực địa phương, phong tục – tập quán…
– Nguyên tắc bảo tồn và giữ gìn
Đây là nguyên tắc không thể bỏ qua nếu muốn có một sản phẩm du lịch chất lượng và bền vững. Bởi một khi bị “tổn thương”, sẽ rất mất thời gian và công sức để khôi phục tài nguyên, thậm chí không thể khôi phục như cũ. Mục đích của hoạt động khai thác tài nguyên du lịch là để cải thiện và nâng cao đời sống tinh thần cho con người. Thế nhưng, trong quá trình khai thác cũng như hưởng thụ chính con người đã “vô tình hữu ý” phá hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái, cảnh quan thiên nhiên….
Xem thêm: Cách Rửa Mũi Bằng Nước Muối Tại Nhà, Top 8 Cách Rửa Mũi Bằng Nước Muối Sinh Lý An Toàn
3. 3 loại mô hình sản phẩm du lịch nổi bật
Cụ thể
– Mô hình 4S (Sun, Sea, Shop và Sextour – Mặt trời, Biển, Mua sắm và du lịch tình dục)
Sun (Mặt trời): Là yếu tố rất quan trọng với khách du lịch quốc tế, những người ở xứ lạnh và ít khi được hưởng thụ ánh nắng mặt trời. Chính vì vậy, họ thường tìm đến những khu vực, đất nước, vùng lãnh thổ nhiều nắng như Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Malaysia,… để tận hưởng ánh nắng. Tại Việt Nam, khu vực Miền Nam được chia 2 mùa nắng – mưa rõ rệt, đây chính là yếu tố thời tiết thuận lợi để phát triển du lịch ở khu vực này.
Sea (Biển): Du lịch biển hiện đang là sản phẩm du lịch hot nhất hiện nay. Bất kể khu vực, quốc gia cũng như vùng lãnh thổ nào có bãi biển đẹp cũng sẽ thu hút du khách đến nghỉ dưỡng, tắm nắng, tham gia các hoạt động – trò chơi bãi biển (lướt ván, bóng chuyền, lướt cano, thả dù…). Việt Nam có hơn 2.500km bờ biển với nhiều bãi biển đẹp được thế giới xếp hạng như Vũng Tàu, Đà Nẵng, Nha Trang, Vịnh Hạ Long, Phú Quốc,… cùng vô số bãi biển hoang sơ đang được khai thác chính là thế mạnh để phát triển du lịch biển trong tương lai.
Shop (Mua sắm): Dù đặt chân đến vùng đất nào, khách du lịch cũng có xu hướng mua sắm một món đồ gì đó để làm quà lưu niệm cho chuyến đi của mình hoặc quà cho người thân, bạn bè. Nắm bắt được tâm lý này của du khách rất nhiều khu chợ truyền thống ở các điểm đến nổi tiếng được quy hoạch phát triển thành một điểm mua sắm đặc sản như chợ Cồn ở Đà Nẵng, chợ cuối tuần Chatuchak ở Bangkok Thái Lan hay các trung tâm thương mại ở Singapore, Malaysia… Chưa kể, các cửa hàng miễn thuế trong sân bay cũng rất được du khách ưa chuộng.
Sex tour (Du lịch tình dục): Đây là một loại hình du lịch vô cùng đặc thù và phổ biến ở các nước đang phát triển. Hoạt động này thường diễn ra ở các khu đèn đỏ được chính phủ cấp phép hoạt động và nó được coi là một nghề hợp pháp ở đất nước đó. Sex tour rất phổ biến ở Thái Lan (Patpong ở Bangkok hoặc Phuket), Nhật Bản (Kabukicho, Tokyo), De Wallen (Amsterdam, Hà Lan), Schipperskwartier (Antwerp, Bỉ), Vila Mimosa (Rio de Janeiro, Brazil)…
Đừng quên tìm hiểu thêm về Marketing du lịch, Marketing khách sạn.
Xem thêm: # 23 Tuổi Còn Cao Được Nữa Không, #23 Tuổi Còn Cao Được Không
Việt Nam là một trong những điểm du lịch biển tuyệt vời nhất thế giới
– Mô hình 3H (Heritage, Hospitality, Honesty – Di sản, Lòng hiếu khách, Sự trung thực)
Heritage (Di sản): Là một phần không thể thiếu của sản phẩm du lịch gồm những gì? Tùy thuộc vào mức động quý giá và quan trọng mà những di sản thuộc về văn hóa, lịch sử, kiến trúc,.. của một vùng trở thành di sản của quốc gia hoặc thế giới. Việt Nam có rất nhiều di sản được thế giới công nhận như Cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An…
Hospitality (Lòng hiếu khách): Được đánh giá và thể hiện qua thái độ của người dân địa phương với khách du lịch, thái độ phục vụ của nhân viên cung ứng dịch vụ với khách du lịch. Đây là yếu tố quyết định việc du khách có ấn tượng như thế nào với điểm đến đó cũng như dịch vụ đó cũng như tỷ lệ họ sẽ quay trở lại hoặc giới thiệu với người thân, bạn bè.
Honesty (Trung thực): Khách quan, yếu tố này không được khách du lịch nước người đánh giá cao khi đến Việt Nam. Họ không chỉ phải chi trả phí dịch vụ cao hơn khách trong nước mà còn bị chèo kéo, ép giá,… khi mua sắm, ăn uống, mua sắm đồ lưu niệm…
– Mô hình 6S (Sanitaire, Santé, Sécurité, Sérénité, Servic, Satisfaction – Vệ sinh, Sức khỏe An ninh – trật tự xã hội, Sự thanh thản, Dịch vụ, Sự thỏa mãn)
Sanitaire (Vệ sinh): Bao gồm tất các các yếu tố từ vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, đường phố đến việc giữ vệ sinh tại các điểm tham quan. Đây là một trong những yếu tố được đánh giá rất cao hiện nay, đặc biệt là ở các nước phát triển như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc… Ở Singapore nếu bạn ăn kẹo cao su hoặc xả rác bừa bãi sẽ bị phạt từ 500 – 1000 USD.
Santé (Sức khỏe): Loại hình du lịch này hiện đang rất phổ biến. Khách du lịch thường đến những quốc gia có dịch vụ y tế phát triển như Singapore, Nhật Bản, Hoa Kỳ,.. để chữa bệnh hoặc đến những vùng đất có khí hậu ôn hòa, mát mẻ và không khí trong lành như Newzealand, Đà Lạt (Việt Nam), Hawaii, quần đảo French Polynesia, Maldives…
Sécurité (An ninh, trật tự xã hội): Bao gồm tất cả các vấn đề về trật tự công cộng, ổn định chính trị, bài trừ tệ nạn xã hội… Yếu tố này rất quan trọng nếu muốn phát triển du lịch ổn định và bền vững. Bởi chẳng du khách nào muốn đến một vùng đất hay quốc gia mà mình có thể gặp nguy hiểm về tài sản hoặc tính mạng.
Sérénité (Sự thanh thản): Bên cạnh sự trải nghiệm thì sự thanh thản, hưởng thụ chính là mục đích cuối cùng của những chuyến du lịch. Chính vì vậy, một bộ phận không nhỏ khách du lịch hiện nay có xu hướng tìm về thiên nhiên, rừng núi, biển cả,… để vừa trải nghiệm vừa tìm sự thanh thản, thư giãn trong tâm hồn. Do đó những công ty, đơn vị lữ hành nên khai thác các tài nguyên thiên nhiên để tạo thành sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn.
Satisfaction (Sự thỏa mãn): Mục đích của việc cung cấp các sản phẩm du lịch chất lượng và phong phú là để thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm, tận hưởng và khám phá của con người. Để phục vụ sự thỏa mãn này du lịch được phân chia thành nhiều loại như du lịch tâm linh, du lịch chữa bệnh, du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, du lịch công vụ…
4. 4 dòng sản phẩm du lịch được ưu tiên tại Việt Nam
– Du lịch biển
Du lịch biển là dòng sản phẩm du lịch được ưu tiên phát triển nhất tại Việt Nam. Không chỉ sở hữu đường bờ biển hơn 3.200km kéo dài từ Bắc vào Nam với hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, Việt Nam còn có rất nhiều bãi biển được xếp hạng “đẹp nhất thế giới” như Hạ Long Phú Quốc, Côn Đảo, Nha Trang, Đà Nẵng, Mũi Né, Mỹ Khê… Chính điều này đã tạo điều kiện cho du lịch biển Việt Nam phát triển và thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ.
So với trước đây, du lịch biển đã trở nên phong phú hơn khi kết hợp với các khu nghỉ dưỡng đẳng cấp 5 sao như Sunspa resort (Quảng Bình), Furama (Đà Nẵng), Vipearl Land (Nha Trang)… Hay các dịch vụ giải trí – trò chơi bãi biển như mô tô nước, lướt sóng, thả dù trên biển, lặn biển ngắm san hô, đi du thuyền ngắm cảnh vịnh…
– Du lịch sinh thái
Với điều kiện khí hậu, địa hình, cảnh quan được Mẹ thiên nhiên ưu đãi kết hợp với nền văn hóa lịch sử ngàn năm văn hiến nên tiềm năng phát triển du lịch sinh thái là rất lớn.
Về các tài nguyên thiên nhiên thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, ở Việt Nam có hệ sinh thái rất đặc trưng cùng sự đa dạng sinh học, hệ động thực vật đa dạng, phong phú, thậm chí nhiều loài động vật còn có tên trong sách đỏ như Cầy Gấm, Hạc cổ trắng, Rùa đầu to, Heo vòi, Gấu chó, Voọc mông trắng, Voọc mũi hếch, Voọc đầu trắng, Voọc vá… Thực vật có Sưa, Lim xanh, Lát Hoa, Pơ Mu, Thông đỏ, Hoàng Đàn, Chò, Bách Xanh…
Chưa kể, Việt Nam còn sở hữu những hệ sinh thái đặc trưng như: Rừng ngập mặn, san hô, rừng nhiệt đới… Nhờ những thế mạnh này mà du lịch sinh thái ở nước ta có thể phát triển các tour du lịch độc đáo như cứu hộ rùa biển, trồng rừng ngập mặn, lặn biển ngắm san hô…
Bên cạnh đó, Việt Nam còn có rất nhiều di tích lịch sử, di sản văn hóa, làng nghề thủ công truyền thống và các lễ hội dân gian đặc sắc… Tuy nhiên những yếu tố này chưa được khai thác hiệu quả, và mới chỉ dừng lại ở việc tổ chức các hoạt động tham quan hoặc học làm nông dân, thợ thủ công… mà thôi.