Chiến lược cạnh tranh về giá là 1 trong 3 chiến lược cạnh tranh mà doanh nghiệp cần phải xây dựng được cho mình. Bởi giá là một yếu tố đi kèm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của khách hàng đối với sản phẩm hay lựa chọn sử dụng dịch vụ. Một mức giá hấp dẫn khách hàng sẽ ưu tiên để chọn bạn. Cùng nghiên cứu các chiến lược cạnh tranh về giá để giúp doanh nghiệp có được nhiều hơn những lợi thế trong quá trình hoạt động, kinh doanh.

Đang xem: Chiến lược cạnh tranh về giá

Chiến lược cạnh tranh về giá là gì?

*

Chiến lược cạnh tranh về giá là gì?

Cạnh tranh về giá là hình thức cạnh tranh giữa người kinh doanh với nhau để tranh giành khách hàng bằng giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ. Đây là một điểm mang lại lợi ích cho khách hàng. Bởi chúng góp phần mang tới mức giá phù hợp với chi phí cung ứng.

Đối với những người sản xuất, việc cạnh tranh về giá là điều nên tránh. Nó sẽ khiến bạn bị giảm lợi nhuận, trong khi chi phí bỏ ra thì vẫn như vậy. Áp dụng chiến lược cạnh tranh về giá nếu thành công bạn có thể lấy chỗ nọ bù chỗ kia. Còn nếu thất bại thì chỉ có thể lấy công làm lãi.

Cuộc chiến cạnh tranh giá giữa những người bán hàng sẽ cực kì có lợi cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ được mua sản phẩm với mức giá thấp. Và dĩ nhiên sẽ lựa chọn được sản phẩm tốt với giá thấp.

Các chiến lược cạnh tranh về giá

Để cạnh tranh về giá với các đối thủ của doanh nghiệp hoàn toàn không phải là chuyện đơn giản. Doanh nghiệp phải là một người khéo léo, có tính toán mới thực hiện được. Các chiến lược cạnh tranh về giá hiện nay gồm:

Đặt giá ở mức cao cấp

*

Đặt giá ở mức cao cấp

Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ đặt giá sản phẩm của mình ở mức cao hơn so với đối thủ. Không phải ngẫu nhiên mà có chiến lược này, đó là việc dựa trên tâm lý “tiền nào của nấy” của khách hàng. Chiến lược giá này phù hợp với những sản phẩm, dịch vụ mới lạ, độc đáo và trong những ngày đầu của vòng đời sản phẩm.

Giá thâm nhập thị trường

Chiến lược giá thâm nhập thị trường áp dụng đối với những sản phẩm, dịch vụ mới ra mắt. Để tiếp cận cũng như thu hút được nhiều đối tượng khách hàng biết và sử dụng sản phẩm/dịch vụ thì doanh nghiệp bắt buộc phải đưa ra mức giá thấp hơn so với đối thủ. Lúc này, doanh nghiệp không đặt vấn đề lợi nhuận lên hàng đầu mà nhắm tới mục tiêu thu về được nhiều khách hàng tiềm năng.

Xem thêm: Có Nên Dùng Thuốc Tránh Thai Hàng Ngày, Nếu Lỡ Quên Uống Phải Làm Sao

Giá cho các chương trình khuyến mãi

*

Giá cho các chương trình khuyến mãi

Chiến lược này chẳng còn xa lạ gì trên thị trường cạnh tranh hiện nay nhưng chúng luôn tỏ ra hiệu quả mỗi khi áp dụng. Bình thường, sản phẩm của doanh nghiệp có thể sẽ chẳng mấy khách hàng để ý nhưng khi tung ra chương trình khuyến mãi thì lượng doanh số bán ra sẽ tăng đột biến. Dù chỉ là 5% cũng đã là sự lựa chọn của nhiều khách hàng hơn rồi.

Giá hớt váng

Đây là cách thức giúp các doanh nghiệp tối đa hóa được doanh số bán hàng. Sau khi đưa ra mức giá cao hơn so với các đối thủ thì doanh nghiệp sẽ dần dần hạ thấp giá đó xuống.

Giá tâm lý

Chiến lược cạnh tranh giá này đánh vào tâm lý của tất cả những người mua hàng. Thay vì con số tròn trịa hãy sử dụng các con số lẻ gần bằng như vậy. Dù chỉ là kém 1 đồng nhưng vẫn sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng.

Giá theo vị trí địa lý

Vị trí địa lý cũng ảnh hưởng lớn tới quyết định giá của doanh nghiệp. Sự khác biệt về kinh tế, vị trí, sự khan hiếm,… của mỗi thị trường sẽ khác nhau. Giá dựa theo vị trí địa lý sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng hơn.

Xem thêm: Hướng Nằm Ngủ Hướng Nào Tốt Cho Sức Khỏe ? Chọn Hướng Nằm Ngủ Nào Sẽ Tốt Cho Sức Khoẻ

6 chiến lược cạnh tranh về giá ở trên là những chiến lược cơ bản mà bạn phải nắm được để từ đó tạo ra lợi thế trong kinh doanh. Mỗi một chiến lược cạnh tranh lại áp dụng vào một thời điểm khác nhau và doanh nghiệp nên áp dụng một cách chính xác, khéo léo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *