Huyết áp và những bệnh lý liên quan là thuật ngữ không còn xa lạ hiện nay. Tuy nhiên, do công việc hoặc cuộc sống bận rộn, sự thiếu hụt về kiến thức khiến chúng ta ít quan tâm đến tình trạng sức khỏe bản thân. Vì vậy, hãy để namlimquangnam.net mách nhỏ một vài thông tin hữu ích và quan trọng nhé.

Đang xem: Chênh lệch huyết áp tối đa và tối thiểu

1. Huyết áp là chỉ số gì?

Huyết áp (HA) là áp lực của dòng máulưu thông lên thành động mạch. Khi tâm thất co bóp, áp lực trong động mạch lên mức tối đa gọi là huyết áp tối đa (tâm thu); khi tim giãn ra, áp lực rớt xuống mức thấp nhất gọi là huyết áp tối thiểu (tâm trương).

*

Quan tâm đến tình trạng huyết áp chính là một cách bảo vệ sức khỏe bản thân hiệu quả

2. Chỉ số bình thường là bao nhiêu?

Để xác định chỉ số chính xác nhất, bệnh nhân thường được tiến hành đo vào buổi sáng, một số trường hợp đặc biệt sẽ được theo dõi nhiều lần trong ngày. Bởi chỉ số có thể bị thay đổi do xúc động, căng thẳng, lo âu hay đơn giản là sau vận động, ăn uống,… Cho nên, bệnh nhân cần phải được nghỉ ngơi tầm 30 phút trước khi đo. Thêm vào đó, khoảng cách giữa hai chỉ số là điều cần phải lưu ý, sự chênh lệch quá lớn có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang trong tình trạng bất thường.

Theo Bộ Y tế, chỉ số giới hạn bình thường ở người lớn như sau:

Tâm thu (áp lực mạch máu tối đa): 90 – 139 mmHg.

Tâm trương (áp lực mạch máu tối thiểu): 60 – 89 mmHg.

Ở trẻ em:

Tâm thu = 80 + 2n (n là số tuổi của trẻ).

Tâm trương = số đo tâm thu/2 + 10 (hoặc 20).

*

Duy trì huyết áp trong giới hạn an toàn giúp sức khỏe luôn ổn định

3. Các triệu chứng khi gặp tình trạng tăng huyết áp

Tăng huyết áp là khi chỉ số áp lực máu tâm thu 140 mmHg và/hoặc tâm trương 90 mmHg, gây căng thẳng cho tim và mạch máu.Theo thời gian, tình trạng này trở thành nguyên nhân của đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim và phình động mạch,… Ngoài ra còn có thể dẫn đến suy thận mạn hoặc các biến chứng ở mắt,…

Các cấp độ tăng huyết áp

HA tâm thu

(mmHg)

HA tâm trương

(mmHg)

Tối ưu

=> Ở những bệnh nhân lớn tuổi, thường xảy ra tình trạng chỉ số tâm thu cao, trong khi số đo tâm trương lại ổn định bình thường, tình trạng này được gọi là tăng huyết áp tâm thu đơn độc.

Dấu hiệu nhận biết:

Nhịp tim: tim đập nhanh bất thường khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác đánh trống ngực.

Xem thêm: Thuốc Trấn Kinh An Có Tốt Không, Trấn Kinh An

Đỏ mặt: hiện tượng này xảy ra khi các mạch máu trên mặt bị giãn nở. Tuy nhiên, dấu hiệu này không phải là triệu chứng điển hình, bởi vì phản ứng đỏ mặt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như thời tiết nóng, lạnh, thức ăn cay,… Mặc dù vậy, bạn cũng không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo chỉ số huyết áp bất thường.

Thị lực: áp lực tăng cao có thể tổn thương đến các mạch máu ở mắt. Biến chứng thường gặp nhất đó là những bệnh lý ở võng mạc, nghiêm trọng hơn có thể khiến bệnh nhân bị mất thị lực hoàn toàn. Ngoài ra các dây thần kinh thị giác cũng có thể xuất hiện vấn đề nếu tình trạng tăng huyết áp kéo dài.

*

Triệu chứng đau đầu có thể xuất hiện đột ngột, thường xuyên

4. Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả?

Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng

Hạn chế muối: ăn nhiều muối khiến cơ thể cần bổ sung thêm nước, làm tăng áp lực lên mạch máu. Vì vậy, chỉ nên chế biến các món ăn nhạt, không nên cho nhiều gia vị (muối, nước mắm, bột canh,…).

Bổ sung protein đúng cách: chỉ nên sử dụng các loại thịt ít mỡ, hải sản, sữa ít hoặc không béo,… hoặc một số loại protein thực vật như đậu nành, đậu phộng, hạt chia,… hạn chế lượng Cholesterol và Acid béo no có hại cho sức khỏe như mỡ, nội tạng động vật, các thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn,…

Chất xơ: nên ăn nhiều loại rau có màu xanh đậm như rau muống, cải xoăn, rau chân vịt,… Ngoài vitamin và các chất chống oxy hóa, các thực phẩm này còn chứa nhiều Kali, Magie, rất tốt cho tình trạng số đo áp lực máu tăng cao bất thường.

Tinh bột: thay thế nguồn tinh bột đã qua tinh chế bằng các loại ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, yến mạch, nếp cẩm,…

Một số lưu ý khác: uống đủ nước, từ bỏ thói quen sử dụng cà phê, rượu bia,thuốc lá, nên giảm cân nếu cơ thể bị béo phì,…

*

Các bữa ăn dinh dưỡng góp phần cải thiện sức khỏe một cách hiệu quả

Rèn luyện nâng cao thể chất

Tăng cường vận động rất tốt trong việc nâng cao sức khỏe, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các bệnh liên quan đến huyết áp. Tùy theo từng mức độ và giai đoạn mà áp dụng những bài tập khác nhau như đi bộ, leo núi, đạp xe, khiêu vũ,… Vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến từ bác sĩ điều trị hoặc huấn luyện viên của mình để đưa ra sự lựa chọn tốt nhất.

Sinh hoạt hằng ngày

Tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột: không nên điều chỉnh nhiệt độ trong phòng quá chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài. Lúc thời tiết có nhiệt độ thấp, cần chú ý giữ ấm kỹ hoặc tránh ra ngoài thường xuyên nếu có thể.

Tâm lý: duy trì tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh tình trạng căng thẳng, buồn phiền, lo lắng,…

Tuân theo chỉ định của bác sĩ: tăng huyết áp cần thời gian điều trị lâu dài, một số thuốc được chỉ định có thể gây nên các tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mắt,… Vì vậy, bệnh nhân cần nghiêm túc thực hiện các chỉ định của bác sĩ giúp việc điều trị đạt hiệu quả tốt, giảm thiểu các tình trạng không mong muốn.

Xem thêm: 4 Nhóm Thực Phẩm Người Bị Bệnh Tim Nên Ăn Gì ? Mách Bạn: Người Mắc Bệnh Tim Nên Ăn Gì

Giấc ngủ: tình trạng mất ngủ có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe của bạn. Vì vậy, hãy đảm bảo thời gian nghỉ ngơi khoảng 7 – 8 tiếng/ngày. Đồng thời, tránh xa các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ như tiếng ồn, ánh sáng từ điện thoại, máy tính, không nên ăn quá no trước khi nghỉ ngơi,…

*

Giấc ngủ ngon giúp nâng cao chất lượng cuộc sống

Nắm rõ các thông tin cần thiết để phòng ngừa, phát hiện các dấu hiệu sớm của tăng huyết áp là việc rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn cùng những người thân yêu. Hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa namlimquangnam.net hoặc qua đường dây nóng 1900.56.56.56 để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *