Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển. Đây là tình trạng bệnh lý hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Trẻ suy dinh dưỡng ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần. 

Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, như hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế, thói quen ăn uống và sinh hoạt. 

Do dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng, nguyên nhân quan trọng nhất hay gặp là do bà mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc con cái.

Đang xem: Chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng

*

Trẻ ốm đau kéo dài là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng

Do ốm đau kéo dài: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…

Do thể tạng dị tật: Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.

 Muốn biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không các bà mẹ cần phải theo dõi cân nặng thường xuyên cho trẻ trên biểu đồ phát triển. Nếu thấy 2-3 tháng liền trẻ không tăng cân cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.

Theo tiêu chuẩn cân nặng/tuổi tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ được chia làm 3 độ:

-Suy dinh dưỡng Độ I: Trọng lượng còn 90% so với tuổi

-Suy dinh dưỡng Độ II: Trọng lượng còn 75% so với tuổi

-Suy dinh dưỡng Độ III: Trọng lượng còn dưới 60% so với tuổi.

Các biểu hiện suy dinh dưỡng thường gặp ở trẻ 

-Không lên cân hoặc giảm cân

-Teo mỡ ở cánh tay, thịt nhẽo.

-Teo nhỏ: mất hết lớp mỡ dưới da bụng.

-Da xanh, tóc thưa rụng dễ gãy, đổi màu.

-Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa: ỉa phân sống, ỉa chảy hay gặp.

-Thể nặng: Có phù hoặc teo đét, có thể biểu hiện của thiếu vitamin gây quáng gà, khô giác -mạc đến loét giác mạc. Hiện nay thể nặng rất hiếm gặp.

Cần lưu ý gì về chế độ ăn cho trẻ bị suy dinh dưỡng

Với trẻ bị suy dinh dưỡng, mẹ nên cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường. Chế độ ăn của trẻ nên được cân đối giữa các nhóm chất:

Tăng lượng protein: Trong thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng mẹ cần phải tăng lượng protein hơn nhu cầu bình thường để nhanh chóng phục hồi thể trạng.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn: Tăng dần lượng calo/kg từ 90-150 Calo/kg/ngày, và tăng dần lượng protein từ 2g/kg lên 5-7 g/kg/ngày. Mẹ nên dùng các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như: trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua… hoặc có thể dùng các protein có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, lạc, vừng.

Tăng dầu mỡ: Dầu mỡ cung cấp năng lượng cho trẻ gấp đôi chất bột và chất đạm. Vì vậy, trong bữa ăn hàng ngày của trẻ bị suy dinh dưỡng, mẹ nên tăng lượng dầu mỡ.

Ngoài ra, cần bổ sung một số vi chất dinh dưỡng (vitamin và muối khoáng) để bé nhanh chóng phục hồi tình trạng dinh dưỡng, ăn tốt và làm sao để bé tăng cân.

Những loại thực phẩm nên bổ sung hàng ngày vào thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng là: gạo, khoai tây. Những loại thịt đỏ như thịt lợn bò, hải, hải sản, trứng, thịt gà….Mẹ cũng đừng quên các loại rau xanh quả chín và sữa bột giàu năng lượng để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng thiết yếu cho bé.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốcHotline chuyên gia tư vấn miễn phí 19006436

Gợi ý thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng tăng cân nhanh chóng

Tuy vào tình trạng suy dinh dưỡng và độ tuổi của trẻ mà xây dựng thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng. Dưới đây là gợi ý thực đơn dinh dưỡng hỗ trợ trẻ tăng cân chia theo từng cấp độ của trẻ, các mẹ có thể tham khảo và bổ sung phù hợp với bé:

Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng độ I và II

Trẻ dưới 6 tháng: Bú sữa mẹ theo nhu cầu của trẻ. Chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho Bà mẹ để mẹ có đủ sữa nuôi con (Bà mẹ cần ăn đủ, ngủ tốt, làm việc nhẹ nhàng). Trường hợp mẹ không đủ sữa mà phải dùng các sản phẩm thay thế sữa mẹ thì phải có chỉ định của Bác sĩ.

*

Các món cháo giàu dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ từ 6 – 12 tháng: Cho trẻ ăn nước cháo xay trộn sữa như trên nhưng tăng thêm lượng thịt, gạo và rau củ, trường hợp trẻ không thích ăn cháo trộn sữa thì dùng sữa cao năng lượng pha với nước sôi để ấm theo hướng dẫn mỗi ngày uống 500ml và cho ăn bột hoặc cháo xay 3 -4 bữa/ngày, trẻ ăn ít có thể tăng số bữa lên, dùng nước giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn: 10g giá đậu xanh/10g bột (giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước nấu bột).

Trẻ 13 -24 tháng:

6h: 150 – 200ml sữa cao năng lượng

9h: Cháo thịt + rau: 200ml (1 bát ăn cơm)

Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay)

Thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả)

Dầu: 10ml (2 thìa cà phê)

Rau xanh: 20g (2 thìa cà phê)

12h: Sữa: 200ml

14h: Chuối tiêu: 1 quả hoặc đu đủ 1 miếng

17h: Cháo thịt (cá, tôm, trứng) + rau + dầu

Nếu trẻ đang bú mẹ vẫn phải tiếp tục cho bú và thời gian cho bú kéo dài từ 18 – 24 tháng. Khi cai sữa vẫn nên cho trẻ ăn thêm sữa bò hoặc sữa đậu nành.

Trẻ 25 – 36 tháng:

*

7h: Sữa cao năng lượng: 200ml

11h: Cơm nát + thịt (cá, trứng, tôm…) + canh rau.

Xem thêm: Mẹ Ung Thư Giai Đoạn Cuối Sinh Con, Cuộc Mổ Đặc Biệt Lấy Thai Cho Sản Phụ Ung Thư

Cơm: 2 lưng bát (70g gạo), thịt: 50g (hoặc trứng: 1 quả), rau: 100g, dầu (mỡ): 5g

14h: Cháo + thịt + rau + dầu: 200ml

Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay), thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả), dầu: 10ml (2 thìa cà phê), rau xanh: 20g (2 thìa cà phê).

17h: Cơm nát + trứng (thịt, cá, tôm…) + canh rau

20h: Hỗn hợp bột dinh dưỡng: 200ml, hoặc súp: khoai tây thịt + rau + dầu (mỡ): 1 bát con.

Súp khoai tây gồm có khoai tây: 100g (1 củ to), thịt (gà, bò, lợn): 50g, bắp cải: 50g, dầu (mỡ): 1 thìa cà phê.

Ăn thêm các loại quả chín theo nhu cầu của trẻ.

Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng nặng (độ III).

Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, tăng dần lượng calo theo từng bữa. Dùng sữa cao năng lượng theo chỉ định và tư vấn trực tiếp của bác sĩ

Mẹ lưu ý với trẻ suy dinh dưỡng nặng thì số lượng các loại thức ăn trong một bữa có thể ít hơn nhưng số bữa ăn thì cần nhiều hơn trẻ bình thường. Với những trường hợp trẻ suy dinh dưỡng nặng kèm theo tiêu chảy hoặc viêm phổi thì cần xử lý tại bệnh viện.

Ngoài chế độ ăn còn cho trẻ ăn bổ sung thêm một số Vitamin và muối khoáng.

– Các loại Vitamin tổng hợp.

– Chế phẩm có chứa sắt chống thiếu máu.

– Các loại men tiêu hóa, men vi sinh (nhưng phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc).

Trong 500 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thì tới 30% có nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp do rối loạn tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và lâu dài dẫn tới suy dinh dưỡng thể thấp còi..

Để phòng ngừa và hỗ trợ giảm suy dinh dưỡng ở trẻ, mẹ cần giữ cho bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Một hệ tiêu hóa của trẻ khoẻ mạnh thì tỷ lệ lợi khuẩn chiếm trên 85%, hại khuẩn chỉ 15%. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa tức là đã mất cân bằng hệ vi sinh tự nhiên. Lúc này, việc bổ sung các lợi khuẩn (probiotic) hay men vi sinh là biện pháp tối hỗ trợ cải thiện sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa vi khuẩn có hại, giúp trẻ tiêu hóa khỏe và hấp thụ thức ăn tốt hơn. Nhờ vậy bụng trẻ sẽ luôn khỏe mạnh để vững vàng đối phó với các vấn đề của rối loạn tiêu hóa, hỗ trợ trẻ ăn ngon tự nhiên, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.

*

Lựa chọn Bio-acimin Gold bổ sung Bào tử lợi khuẩn giúp BỤNG KHỎE – BÉ ĂN NGON

Vì sao lại là bào tử lợi khuẩn?

Bởi, bào tử lợi khuẩn trong Bio-acimin Gold sẽ không bị acid cũng như các men tiêu hóa ở dịch vị phá hủy. Nhờ vậy, chúng có thể qua rào chắn tiêu hóa, vào đến ruột non. Trong ruột non, các bào tử sẽ nảy mầm và phát triển thành thể hoạt động, ức chế sinh trưởng một số vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa. Đây là lý do bào tử lợi khuẩn có thể giúp cân bằng hệ vi sinh có ích trong đường ruột, cải thiện hệ thống tiêu hóa, nhất là ở những trẻ dùng kháng sinh kéo dài vì số lượng vi khuẩn có lợi bị suy giảm.

Nhờ vậy, Bio-acimin giúp trẻ:

Ăn ngon tự nhiênTăng cân đềuHấp thu tốt

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm vi sinh Bio-acimin Gold với công thức 3+1, bổ sung bào tử lợi khuẩn và nấm men, cùng vitamin, acid amin và các khoáng chất thiết yếu, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nhờ vậy bụng trẻ sẽ khỏe mạnh để vững vàng đối phó với các vấn đề của rối loạn tiêu hóa. Bio-acimin Gold giúp trẻ ăn ngon tự nhiên, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Chew: Viên nhai ăn ngon – Bé con mau lớn

Bên cạnh dạng cốm vi sinh đã rất phổ biến, thương hiệu Bio-acimin chính thức ra mắt thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew. Đây là thành quả của quả của quá trình nghiên cứu và phát triển tỉ mỉ suốt nhiều năm, với mong muốn đa dạng hóa sản phẩm tối ưu sự tiện dụng cho người dùng.

Có thể sử dụng trực tiếp mọi lúc mọi nơi, với hương vị Socola thơm ngon hấp dẫn, thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew tự tin giúp trẻ thêm yêu thích việc bổ sung men vi sinh hàng ngày, tiết kiệm nhiều thời gian cho mẹ.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew là sự kết hợp của hỗn hợp lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus, Bacillus coagulans, Bacillus clausii và nấm men Saccharomyces boulardii cùng các vi chất, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột và cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Từ đó hỗ trợ trẻ ăn ngon và tăng cường hấp thu dưỡng chất.

Xem thêm: Hệ Thống Đường Kinh Lạc – (Vtc14)_ Hệ Thống Kinh Mạch Trong Con Người

Sản phẩm của Bio-acimin hiện đang được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc và bán trực tiếp trên kênh online. Khi mua online khách hàng sẽ được hỗ trợ giao nhanh, thanh toán tại nhà. Nhanh tay liên hệ mua hàng bằng cách truy cập:

Hotline chuyên gia tư vấn miễn phí 19006436Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa từng người

Số GPQC TPBVSK Bio-acimin Gold: 00685/2018/ATTP-XNQC

Số GPQC TPBVSK Bio-acimin Chew F: 01307/2019/ATTP-XNQC

Hotline: 1900 6436

Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM QD-MELIPHAR

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *