Thời điểm 7 tháng tuổi, con trẻ đã bắt đầu được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng từ thức ăn dặm, bên cạnh việc bú sữa mẹ. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại lo lắng, băn khoăn khi bé chưa thích ứng được với chế độ ăn dặm cũng như sụt cân, biếng ăn và mỏi mệt. Vậy ăn dặm đúng cách cho bé 7 tháng tuổi như thế nào? Hãy cùng Viện Dinh dưỡng VHN Bio tìm câu trả lời quan bài viết dưới đây.

Đang xem: Chế độ ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

1. Cha mẹ thường hỏi: Con 7 tháng tuổi cần bổ sung chất gì?

Khi trẻ sang tháng thứ 7, sữa mẹ đã không còn đủ để cung cấp cho con trẻ những chất dinh dưỡng mà cơ thể con cần. Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin A, B, C, sắt, kẽm, kali… thì con trẻ cũng cần được cung cấp đủ lượng canxi, vitamin D, DHA, omega 3… để hỗ trợ phát triển toàn diện cho trẻ cả về thể chất lẫn trí tuệ.

*

-Xây dựng thực đơn ăn dặm giúp bé tăng cân, phát triển tốt

-Lượng thịt ăn dặm phù hợp nhất cho bé theo từng độ tuổi

-Những sai lầm “to đùng” mẹ hay mắc phải khi cho con ăn dặm

2. Cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm như thế nào là đúng cách?

Hầu hết trẻ từ 7 tháng tuổi đều đã được làm quen với thức ăn dặm khi mới ở tháng thứ 6. Trong giai đoạn này, mẹ có thể tăng dần độ thô của thức ăn lên, thay vì các thức ăn nghiễn nhuyễn và rây mịn.

Bắt đầu từ 7 tháng tuổi, trẻ có thể ăn dặm 2 bữa/ngày và bú sữa mẹ 3-4 lần/ngày. Chính vì vậy, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ. Đồng thời, mẹ nên tuân thủ những nguyên tắc khi cho trẻ ăn dặm như:

– Cho trẻ ăn số lượng nhỏ và từ từ, không quan trọng số lượng bữa ăn trẻ ăn được nhiều hay ít.

– Khi chế biến cho trẻ một món ăn dặm mới, mẹ nên tập cho bé ăn thử trong thời gian 3-4 ngày. Bởi trẻ cần thời gian để thích ứng với các món ăn mới.

– Luôn đa dạng hóa các nguyên liệu chế biến món ăn để tìm được khẩu vị của trẻ.

– Trong thời gian ăn dặm, mẹ không nên cho muối hay nước mắm vào để chế biến. Bởi giai đoạn này, thận của trẻ đang yếu, nếu nấu đồ ăn mặn có thể khiến thận làm việc quá tải, ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của trẻ.

– Tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm cá lưng xanh như cá thu, các loại tôm cua, bạch tuộc, ốc, thịt,… dễ gây dị ứng cho bé.

– Đối với những bé nhạy cảm, nếu trẻ không chịu ăn, mẹ cũng không nên bắt ép trẻ gây căng thẳng, khó chịu và trẻ sợ ăn, chán ăn.

– Không nên tùy tiện trộn lẫn các loại thực phẩm với nhau.

3. Những nhóm thực phẩm cần thiết cho trẻ 7 tháng tuổi

Ăn dặm là thời điểm trẻ bắt đầu khám phá những mùi vị và món ăn mới mẻ với những loại thực phẩm khác nhau. Mẹ nên xây dựng cho bé một thực đơn dinh dưỡng đảm bảo tất cả các nhóm:

– Nhóm chất bột đường:

Đây là nhóm thực phẩm bao gồm khoai, gạo, yến mạch… cung cấp năng lượng hằng ngày cho bé. Mẹ có thể nghiền cháo, khoai cho trẻ ăn hoặc nấu bột yến mạch.

Bột yến mạch được mệnh danh là vua ngũ cốc, giàu năng lượng, chất đạm và hàm lượng dinh dưỡng, chất xơ tự nhiên. Đồng thời, đây cũng là thực phẩm an toàn ít gây dị ứng cho trẻ khi sử dụng. Vì vậy, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm.

*

– Nhóm chất đạm

Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cơ thể trẻ. Đạm cung cấp các acid amin cần thiết, giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào. Vì vậy, trong giai đoạn ăn dặm và tốc độ tăng trưởng nhanh của bé, mẹ cần cung cấp thêm đạm trong khẩu phần ăn.

Xem thêm: An Toàn Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Trong Trường Học Cập Nhật 2021

Tuy nhiên, cũng không nên cho bé ăn quá nhiều đạm, bởi nó gây hại lên hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Mẹ nên kết hợp hài hòa giữa các loại đạm động vật: thịt, cá… và đạm thực vật cho trẻ.

– Nhóm rau củ quả

Rau củ, hoa quả cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Ăn dặm đúng cách cho trẻ 7 tháng tuổi mẹ cần cho trẻ sử dụng thêm các loại trái cây và rau xanh. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý chế biến rau củ quả đúng cách cho trẻ.

*

– Nhóm chất béo

Chất béo là thành phần quan trọng trong việc cung cấp năng lượng, là thành phần của màng tế bào và mô não. Đồng thời, đây cũng là dung môi giúp cho các vitamin tan trong dầu được hòa tan và hấp thu vào cơ thể. Mẹ nên trộn thêm 1 thìa dầu ăn các loại dầu mè, dầu gấc, oliu,… vào thức ăn của trẻ để bé ăn ngon hơn, hợp khẩu vị hơn.

4. Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ 7 tháng tuổi

Trẻ 7 tháng tuổi cần được cung cấp thêm các chất dinh dưỡng bên ngoài bởi sữa mẹ đã không còn đủ cho trẻ. Chính vì vậy, bên cạnh việc ăn dặm, mẹ cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm bảo vệ sức khỏe để đảm bảo vi chất cho con trẻ.

Viện Dinh dưỡng VHN Bio xin giới thiệu đến các mẹ dòng sản phẩm Scumin – cung cấp dinh dưỡng cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm. Sản phẩm bổ sung các khoáng vi lượng thiết yếu có nguồn gốc 100% thực vật như kẽm, selen, đồng, mangan… hiệp đồng công dụng với các dưỡng chất quan trọng như beta – glucan, tảo xoắn Spirulina, gừng, lysine và thành phần EX-CUMIN® độc quyền… giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm tình trạng hay ốm vặt ở trẻ, kích thích vị giác một cách tự nhiên, khôi phục cảm giác thèm ăn, là cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Scumin là dòng sản phẩm ưu việt với trẻ nhỏ, khác biệt so với các dòng sản phẩm cùng công năng khác trên thị trường:

– Nguồn khoáng vi lượng sinh học hữu cơ có nguồn gốc 100% thực vật.

– Khả năng hấp thu cao, sinh khả dụng cao lên đến 95%.

– Không để lại dư thừa trong cơ thể, tự đào thải trong 10h đồng hồ.

– An toàn lành tính, không gây ra tác dụng phụ.

– Hỗ trợ và phục hồi sức khỏe thuận tự nhiên.

– Cải thiện về mùi vị giúp trẻ hứng thú hơn với việc sử dụng sản phẩm.

Xem thêm: Bé Bị Viêm Họng Uống Thuốc Gì Khi Trị Viêm Họng Cho Trẻ? 6 Loại Thuốc Kháng Sinh Chữa Viêm Họng Cho Trẻ Em

*

Bố mẹ hãy trở thành những người bác sĩ thông thái trên con đường phát triển của con trẻ. Để được tư vấn về sản phẩm, các mẹ hãy gọi tới số: 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *