Thời sự Y học 360 Y học cổ truyền Giới tính Khỏe đẹp ++ Kinh tế xã hội
Y học cổ truyền Giới tính Camera bệnh viện Y học 360 Khỏe đẹp ++ Kinh tế xã hội Thời sự Quốc tế An toàn dùng thuốc Văn hóa – Giải trí Tra cứu sức khỏe
namlimquangnam.net – Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bảo tồn chức năng thận, kéo dài thời gian phải chạy thận, hạn chế biến chứng của bệnh.

Hơn nữa, nó còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh, làm chậm diễn tiến đến suy thận mạn giai đoạn cuối.

Đang xem: Chế độ ăn cho người suy thận mạn

Chế độ ăn cho người bị suy thận còn được gọi là chế độ ăn thấp protein. Đó là một chế độ ăn giúp hạn chế tăng urê máu, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

Theo một nghiên cứu cho biết, 40% bệnh nhân suy thận bị suy dinh dưỡng. Nguyên nhân chủ yếu là do ăn vào không đủ. Họ thường bị chán ăn, nôn ói, cộng với chế độ ăn kiêng khem, hạn chế quá nhiều protein… Một số nguyên nhân khác cũng gây suy dinh dưỡng là rối loạn chuyển hóa, nhiễm độc urê, hội chứng viêm, rối loạn hormon như tăng cortisol, giảm hoạt tính insulin, giảm erythropoietin, các bệnh về tiêu hóa…

Người bị suy thận nên và không nên ăn gì?

Các thực phẩm nên ăn

Người bị suy thận nên ăn các chất bột ít đạm như gạo xay trắng, bột sắn dây, miến, khoai lang, khoai sọ, bún, hủ tíu, phở…

Những bệnh nhân suy thận kèm đái tháo đường nên chọn thực phẩm có chỉ số đường thấp như khoai sọ, bún, bánh canh, bánh cuốn, khoai lang…

Nên ăn đa dạng, chú ý các loại thực phẩm đạm có giá trị sinh học cao như thịt, cá, sữa, trứng. Người bệnh có thể ăn đa dạng rau, trái cây có màu xanh, màu đỏ, màu vàng, màu tím ở giai đoạn bệnh còn nhẹ. Nếu bệnh nhân bị kèm đái tháo đường nên chọn trái cây có chỉ số đường huyết thấp, trung bình như táo tây, cam, quýt, bưởi… với số lượng tùy mức kali máu.

Không nên uống quá nhiều nước ở người suy thận.

Xem thêm: Người Sau Khi Phẫu Thuật Nên Ăn Gì ? 13 Thực Phẩm Cần Lưu Ý Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Sau Phẫu Thuật

Các thực phẩm không nên ăn

Các loại thực phẩm có thể làm tăng kali máu như nho khô, chuối khô, thanh long, bơ…

Các loại rau có lá màu xanh đậm (rau ngót, rau đay, dền, rau muống…), nấm mèo, các loại đậu cũng không tốt cho người bị suy thận.

Thực phẩm chứa nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng, bơ, phô-mai, mỡ, gan, tim, dầu dừa…

Thực phẩm có nhiều phốt-pho như tôm khô, lòng đỏ trứng, lá lốt, nấm đông cô, đậu nành, hạt sen khô, thịt bò…

Thực phẩm có nhiều muối natri. Thói quen ăn mặn là một trong các nguyên nhân gây suy thận và một số bệnh nguy hiểm khác. Vì vậy, cần phải hạn chế những thực phẩm chứa nhiều muối như xúc xích, mắm, cá/tôm khô, trứng muối, bánh mì, mì ăn liền, khoai tây chiên…

Người bị suy thận không nên uống quá nhiều nước. Uống nhiều nước sẽ làm cho cơ thể người bệnh phù nhiều hơn, khó kiểm soát huyết áp. Nếu bệnh ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ tiểu nhiều hơn, đặc biệt là tiểu đêm gây khó ngủ. Lượng nước nên uống trong ngày là 300 – 500ml + lượng nước tiểu/24h.

Chế độ ăn cho bệnh nhân chưa phải chạy thận nhân tạo

Nguyên tắc xây dựng thực đơn: Ít protein (0,6 – 0,8g/kg/ngày); giàu năng lượng (35 – 40 kcalo/kg/ngày); đủ vitamin, yếu tố vi lượng; đảm bảo cân bằng nước, muối, ít toan, giàu canxi, ít phốt pho.

Xem thêm: Tay Bị Lột Da Là Thiếu Chất Gì, Tróc Da Tay Thiếu Chất Gì

Chất béo:

*

Suy thận mạn – Ăn uống thế nào?
SKĐS – Suy thận mạn (STM) là hậu quả của các bệnh mạn tính của thận gây giảm sút từ từ số lượng nephron chức năng, làm giảm dần mức độ lọc cầu thận. STM gây rối loạn chuyển hóa và giảm đào thải nitơ phi protein như urê, axít uric, creatinin…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *