Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) đã không còn quá xa lạ đối với chúng ta đặc biệt là những cặp đôi gặp phải tình trạng vô sinh, hiếm muộn.

Phương pháp này có tỷ lệ thành công cao, trong đó chế độ ăn uống sau khi thụ tinh là một trong những yếu tố quyết định tỷ lệ thành công. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho phụ nữ sau khi thụ tinh nhân tạo.

Đang xem: Chế độ ăn cho người làm thụ tinh ống nghiệm

 

*

Thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization): Là một phương pháp mới xuất hiện trong khoảng 20 năm trở lại đây, phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ để kết hợp, nuôi cấy bên ngoài sau đó cấy vào buồng trứng của người vợ. Giới khoa học gọi đây là thụ tinh nhân tạo, do con người và khoa học can thiệp, trái hẳn với thụ tinh tự nhiên (qua quan hệ tình dục).

 

Tỷ lệ mang thai thành công từ phương pháp thụ tinh nhân tạo là khoảng 40 – 50%.

 

Quy trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm là:

 

 

– Người vợ sẽ được tiêm thuốc kích thích buồng trứng liên tục mỗi ngày, thường trong khoảng thời gian 10 – 12 ngày. Tùy theo phác đồ Bác sĩ chỉ định cho từng người. Trong thời gian tiêm thuốc, người vợ sẽ được hẹn để siêu âm và xét nghiệm máu để theo dõi sự phát triển của nang noãn. 

 

– Khi nang noãn đạt kích thước theo yêu cầu, người vợ sẽ được tiêm mũi thuốc cuối cùng để kích thích trứng trưởng thành (còn gọi là mũi kích rụng trứng). Mũi thuốc này sẽ cần phải tiêm đúng giờ.

 

 

– Khi trứng đạt yêu cầu, việc chọc hút trứng được tiến hành qua đường âm đạo vào khoảng 36 giờ sau mũi tiêm trưởng thành noãn. Khi chọc hút trứng, người vợ sẽ được gây mê nên không gặp đau đớn gì. Thời gian chọc hút trứng chỉ từ 10-15 phút cho mỗi ca.

 

– Cùng lúc, người chồng lấy tinh trùng để chuẩn bị cấy phôi hoặc được thông báo lấy mẫu tinh trùng đông lạnh (nếu đã được trữ đông trước đó). Sau khi chọc hút trứng, người vợ sẽ nằm theo dõi tình trạng sức khỏe tại bệnh viện 2 – 3 giờ.

 

*

 

– Trứng và tinh trùng sẽ được chuyển đến phòng labo để thụ tinh và tạo phôi. Phôi sẽ được nuôi cấy bên ngoài 2 – 5 ngày.

 

– Trong thời gian này, người vợ sẽ được dùng thuốc đường uống và đặt âm đạo để chuẩn bị cho quá trình chuyển phôi. Nếu được chuyển phôi ngay sau khi tạo phôi thì gọi là chuyển phôi tươi.

 

– Trong trường hợp người vợ không đủ điều kiện sức khỏe để được chuyển phôi tươi, toàn bộ số phôi đạt chất lượng sẽ được trữ đông và người vợ sẽ được chuyển phôi trữ vào chu kỳ tiếp theo.

 

 

– Cặp đôi sẽ được thông báo về số lượng, chất lượng phôi được tạo thành. Sau đó, số phôi chuyển vào buồng tử cung, cũng như số phôi dư có thể đông lạnh cũng sẽ được thống nhất giữa 2 vợ chồng và bác sĩ.

 

– Sau khi kiểm tra và thấy rằng niêm mạc tử cung đủ độ dày cần thiết và chất lượng tốt, tạo thuận lợi cho sự làm tổ và phát triển của phôi sau khi đặt vào buồng tử cung, bác sĩ sẽ thực hiện chuyển phôi.

 

– Sau khi hoàn tất quá trình chuyển phôi, người vợ nằm nghỉ khoảng 2 – 4h tại bệnh viện.

 

– Trong thời gian 2 tuần sau chuyển phôi, người vợ tiếp tục sử dụng các loại thuốc nội tiết và nghỉ ngơi, sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

 

– Trong trường hợp chuyển phôi trữ, người vợ sẽ được siêu âm và dùng thuốc theo dõi niêm mạc bắt đầu từ ngày thứ 2 của chu kỳ kinh tiếp theo trong vòng từ 14-18 ngày, sau đó bác sĩ sẽ chọn thời điểm phù hợp để chuyển phôi trữ.

 

Giai đoạn 5: Thử thai

 

– Hai tuần sau, người vợ đến trung tâm để xét nghiệm máu (xét nghiệm beta HCG) để biết kết quả. Nồng độ beta HCG sau 2 tuần chuyển phôi nếu ở mức > 5 IU/l được xác định là có thai, nồng độ này cao thấp còn tuỳ thuộc từng cơ thể mỗi người.

 

– Nếu nồng độ sau 2 ngày tăng gấp rưỡi trở lên thì được xác định là thai đang phát triển và tiếp tục cho thuốc dưỡng thai đến ngày siêu âm để xác định túi thai và tim thai.

 

– Nếu xét nghiệm beta HCG sau 2 ngày không tăng hoặc giảm thì tiếp tục theo dõi. Trường hợp thai sinh hoá là khi nồng độ beta HCG trở về âm tính (

 

– Trường hợp chưa có thai nhưng còn phôi trữ, người vợ có thể tiếp tục dùng phôi trữ để chuyển vào tử cung ở các chu kỳ tiếp theo mà không cần phải thực hiện lại các bước kích thích trứng, chọc hút trứng.

Xem thêm: Những Loại Thực Phẩm Tốt Cho Da Khỏe Mạnh, Ăn Gì Để Đẹp Da

 

*

Chế độ ăn uống sau khi thụ tinh ống nghiệm

Chế độ ăn uống của người vợ sau khi tiến hành thụ tinh nhân tạo là vô cùng quan trọng, góp phần vào việc phát triển của thai nhi. Người vợ cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và tránh ăn các loại thực phẩm gây hại cho cơ thể, ảnh hưởng đến phôi thai.

 

Bạn có thể tham khảo một số loại thực phẩm dưới đây tốt cho người đang trong gia đoạn cấy phôi thai:

 

Thực phẩm giàu protein

 

Phụ nữ sau khi thụ tinh nhân tạo cần ăn các loại thực phẩm giàu protein như thịt nạc, thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng…), cá…Những loại thực phẩm này dồi dào protein, cung cấp cho cơ thể năng lượng và sức khỏe để nuôi dưỡng bào thai.

 

Hải sản

 

Hải sản là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần. Những loại thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng bạn có thể tham khảo như: Cá hồi, tôm, cua, ghẹ, mực… có chứa rất nhiều Omega-3, sắt, kẽm.

 

Các loại chất này sẽ giúp bổ sung cho cơ thể một nguồn khoáng chất, năng lượng, giúp cơ thể khỏe mạnh để nuôi dưỡng bào thai tốt nhất.

 

Hải sản bổ sung các khoáng chất cần thiết cho cơ thể phụ nữ và giúp tăng tỷ lệ thụ thai thành công khi thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên, nếu bị dị ứng hải sản thì cần cẩn trọng khi ăn, nên chọn loại thực phẩm phù hợp với khẩu vị và cơ địa của mình.

 

Các loại đậu

 

Nên bổ sung các loại đậu vào bữa ăn hàng ngày, vì đây là một nguồn cung cấp chất xơ, khoáng chất và vitamin dồi dào. Những loại đậu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhất là đối với phụ nữ đang thụ tinh nhân tạo như: đậu nành, đậu đen, đậu trắng, đậu đỏ, đậu hòa tan… Có thể chế biến thành các món ăn như chè đậu (không nên ăn quá ngọt), cháo đậu, súp đậu hoặc xay thành bột để uống.

 

Rau củ tươi xanh

 

Rau củ xanh là một trong những loại thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và khi vừa trải qua thụ tinh trong ống nghiệm thì rau củ là loại thực phẩm rất cần thiết. Rau củ tươi, rau xanh chứa rất nhiều vitamin như vitamin C, vitamin E, vitamin A… Chúng giúp cơ thể khỏe mạnh, tái tạo hồng cầu, bồi dưỡng phôi thai khỏe mạnh và phát triển tốt hơn.

 

Nên bổ sung thật nhiều rau xanh, củ cải, bắp cải… vào khẩu phần ăn của mình. Để bữa ăn trở nên ngon miệng và đỡ bị nhàm chán bạn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, đồng thời tiêu thụ được nhiều chất dinh dưỡng cần thiết nhất.

 

Thực phẩm chứa chất béo lành tính

 

Phụ nữ đang trong giai đoạn cấy phôi thai cần tránh xa các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo (cholesterol).

 

Tuy nhiên, phụ nữ đang được thụ tinh trong ống nghiệm cần nên ăn đầy đủ các loại thực phẩm có chứa chất béo lành tính. Những thực phẩm tốt cho thai phụ và giúp phôi thai phát triển là: Dầu olive nguyên chất, sữa ít béo, quả bơ, các loại hạt dinh dưỡng như: hạt dẻ, hạt điều, hạt hạnh nhân, quả óc chó.

 

Trái cây tươi

 

Trái cây tươi là một nguồn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

 

Trong quá trình sau khi cấy phôi thai vào tử cung, thai phụ nên ăn những loại trái cây như: Cam, bưởi, dâu, chuối, táo, lê, dưa lưới, dứa, nho, việt quất, cherry, kiwi, lựu… Trái cây sẽ giúp người mẹ khỏe mạnh, cơ thể có đầy đủ chất để chuyển hóa nuôi dưỡng phôi thai.

 

Ngoài ra, trái cây tươi giúp phôi thai phát triển tốt, khỏe mạnh và giảm thiểu nguy cơ bị sảy thai. Để da dạng khẩu phần ăn, ngon miệng mà vẫn tiêu thụ các chất dinh dưỡng trái cây tươi cung cấp bạn có thể uống nước ép trái cây hoặc sinh tố.

 

*

Những loại thức ăn, thực phẩm cần tránh

Sau khi thụ tinh trong ống nghiệm, người mẹ không nên ăn các loại thức ăn có hại như thức ăn nhanh, thức ăn chiên xào, thức ăn cay nóng. Trong giai đoạn hậu cấy phôi thai, bạn cần tránh dùng các loại thực phẩm sau:

 

– Thức ăn cay nóng

– Thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, thức ăn nhanh

– Thức ăn đóng hộp

– Thức ăn quá mặn hoặc quá ngọt

– Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ

– Các loại ngũ cốc đã qua tinh chế.

 

Bài viết trên đây cung cấp một số thông tin chế độ dinh dưỡng cho những đối tượng sau khi thực hiện thụ tinh nhân tạo. Bạn có thể tham khảo những loại thực phẩm này để có đủ dinh dưỡng sau khi thụ tinh ống nghiệm.

Xem thêm: Nguyên Nhân Gây Ung Thư Máu Ở Trẻ Em, Các Nguyên Nhân Gây Ung Thư Máu

 

Nguyễn Trang

*

Trở lại
Theo Doanh nhân Việt Nam |

Copy link
Link bài gốc
https://doanhnhanvn.vn/toancanh/che-do-an-cho-nguoi-sau-khi-lam-thu-tinh-ong-nghiem-162750.html

Top 9 địa chỉ thụ tinh nhân tạo tốt nhất trên cả nước

Không cần thụ tinh nhân tạo, những phụ nữ có đặc điểm này dễ mang đa thai tự nhiên

*

Video Nổi bật

Your browser does not support HTML5 video.

Clip: Chú chim thông minh biết nhặt đá bỏ vào chai nước để nước dâng cao lên để nó có thể uống

Không thể với tới do nước trong chai quá nông, con chim ác là nghĩ ra một cách thông minh là nhặt đá thả vào chai cho nước đầy lên để nó có thể với tới và uống nước khiến nhiều người kinh ngạc.

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 2021 2020 2019 Xem

Những lưu ý trong chế độ ăn cho người làm thụ tinh ống nghiệm

Bệnh viện Vinmec: Xạ trị ung thư chuẩn tới từng milimet

Sau chuyển phôi nên nằm tư thế nào tốt nhất?

Đột phá trong điều trị ung thư chuẩn quốc tế

Trứng lép có rụng không?

Tháng 5 rực rỡ – Ưu đãi hết cỡ: Cùng Đức Phúc đón con yêu về nhà

Tin nổi bật

Đọc thêm

*

Tin hay chuyên mục

*

XÃ HỘI GIẢI TRÍ THỂ THAO YÊU THỜI TRANG LÀM ĐẸP GIÁO DỤC CÔNG NGHỆ SỨC KHỎE DU LỊCH VIDEO

Ban biên tập namlimquangnam.net

gmail.com

Điện thoại: 0941944177

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Huy Hoàng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *