Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh Gout – Bệnh Viện Quân y 7A

Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh Gout – Bệnh Viện Quân y 7A

Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh Gout – Bệnh Viện Quân y 7AChế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh Gout – Bệnh Viện Quân y 7AChế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh Gout – Bệnh Viện Quân y 7A

*

*

*

*

KHU CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ KỸ THUẬT CAO KHOA CẤP CỨU KHOA KHÁM BỆNH A1-KHOA NỘI TIM-THẬN-KHỚP A2-KHOA NỘI TIÊU HÓA-BỆNH MÁU A3-KHOA NỘI THẦN KINH A4-KHOA NỘI TRUYỀN NHIỄM-DA LIỄU A5-KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN A14-LỌC MÁU B1-KHOA CHẤN THƯƠNG-CHỈNH HÌNH B2-KHOA NGOẠI CHUNG KHOA MẮT KHOA TAI-MŨI-HỌNG KHOA RĂNG-HÀM-MẶT KHOA CÁN BỘ KHOA VẬT LÝ TRỊ LIỆU-PHỤC HỒI CHỨC NĂNG KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH KHOA PHẪU THUẬT-GMHS KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU KHOA XÉT NGHIỆM-GPBL KHOA DƯỢC KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN KHOA TRANG BỊ Ban Điều dưỡng Ban Hậu cần Ban Kế hoạch Tổng hợp Ban Chính trị

Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh Gout

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỊ BỆNH GOUT

Trong cuộc sống hiện đại hiên nay, bệnh Gút (Gout) là bệnh rất thường gặp. Bệnh gây viêm các khớp nhỡ nhỏ, hay gặp nhất là khớp bàn ngón chân trái, nếu không theo dõi và điều trị kịp thời, bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân của bệnh Gout là gì? Tại sao nam giới hay bị bệnh Gout hơn nữ giới? Nên ăn gì và nên kiêng ăn gì thì tốt cho bệnh Gout? Đây là các thông tin rất cần thiết giúp chúng ta phòng tránh được căn bệnh này!

*

1. Bệnh Gout là gì?

Bệnh Gout là do lắng đọng các tinh thể muối urat hoặc tinh thể acid uric gây viêm các khớp, thường gặp ở nam giới, tuổi từ 40 trở lên. Bệnh thường có những đợt cấp kịch phát, tái phát nhiều lần rồi trở thành mạn tính. Các nguyên nhân gây tăng acid uric máu và bệnh Gout bao gồm: Các nguyên nhân làm giảm bài tiết acid uric (bệnh thận, một số thuốc…), các nguyên nhân làm tăng sản xuất acid uric (chủ yếu thông qua khẩu phần ăn) và các yếu tố khác liên quan như gia đình, di truyền, tuổi, giới…

2. Tại sao nam giới bị bệnh gút nhiều hơn?

Các nghiên cứu đều cho thấy nhân purin trong thực phẩm ăn vào là nguyên nhân hàng đầu gây tăng acid uric. Các purin thực phẩm khác nhau gây tăng acid uric khác nhau. Bên cạnh các thức ăn có nhân purin, uống rượu bia cũng có vai trò quan trong làm tăng acid uric máu và cơn Gout cấp. Uống rượu bia gây tăng lactat máu làm giảm bài xuất acid uric qua thận dẫn đến tăng acid uric máu và cơn Gout cấp. Nguy cơ mắc Gout tăng lên theo mức độ uống rượu bia, trong đó uống bia có nguy cơ cao hơn rượu. Nam giới uống nhiều rượu bia nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới.

Đang xem: Chế độ ăn cho người bệnh gout

Chế độ dinh dưỡng trong điều trị bệnh Gout

Dự phòng bệnh Gout là hoạt động đặc biệt quan trọng, trong đó chế độ dinh dưỡng được xác định là một trong những yếu tố then chốt của chiến lược điều trị bệnh bên cạnh việc dùng thuốc.

*

Người bị bệnh Gout nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý

1. Nguyên tắc chung

Nhu cầu năng lượng hàng ngày: 30-35kcal / kg cân nặng/ ngày

Nhu cầu đạm : 0.8g / kg cân nặng/ ngày

Nhu cầu chất béo: 18-25% nhu cầu năng lượng

Lượng muối: không quá 5g/ngày

Lượng nước: 40ml/kg cân nặng/ngày

Luyện tập thể dục thường xuyên, phù hợp

2. Thực phẩm trong chế độ ăn của người bệnh Gout

*

Thực phẩm cung cấp chất đạm

– Thực phẩm nên ăn: Các thực phẩm chứa dưới 50% purin như thịt lợn nạc, lườn gà, trứng, sữa ít béo… (chỉ nên chiếm 10% protein tổng giá trị bữa ăn).

– Hạn chế ăn thịt, tôm, cá: Đối với người cân nặng dưới 50kg được ăn 100g; Đối với người ≥ 60kg ăn không quá 150g.

– Không ăn các thức ăn chứa từ 50% purin trở lên (thức ăn nhiều đạm) gồm các loại thịt đỏ như: Thịt bò, thịt chó, thịt dê, thịt bê, các loại hải sản, phủ tạng động vật, các loại họ đậu và thực phẩm từ đậu, nấm, măng tây, giá đỗ, dọc mùng… Không nên dùng nước luộc thịt, cá, nước xương để nấu canh, không ăn động vật non (trứng vịt lộn).

Thực phẩm cung cấp chất béo

Là thành phần khá quan trọng trong đời sống thường ngày, cần cho quá trình chuyển hóa một số chất và vi chất quan trọng như vitamin A, D, E… Tuy nhiên nếu dùng quá mức cần thiết sẽ góp phần làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn Gout cấp. Tổng lượng chất béo chỉ nên chiếm 15% – 20% tổng giá trị dinh dưỡng hàng ngày cần cung cấp cho một người. Các thực phẩm chất béo nên sử dụng ở người mắc bệnh Gout là: Dầu oliu, dầu lạc, dầu vừng. Hạn chế hoặc tránh sử dụng dầu đậu nành, dầu hạt hướng dương, các thực phẩm chiên rán, nhiều mỡ động vật.

Xem thêm: Rượu Vang Đỏ Có Tác Dụng Gì, Uống Rượu Vang Có Tốt Cho Sức Khoẻ Không

Tinh bột

Đây là nhóm chiếm tỉ lệ cao hơn cả trong bữa ăn thường ngày của người mắc bệnh Gout. Tinh bột là thành phần chiếm khoảng 70% tổng giá trị khẩu phần ăn hàng ngày. Tinh bột thường khuyến cáo sử dụng là: Cơm, phở, mì, bún, khoai, sắn… đều là các sản phẩm chiếm dưới 20% purin.

Hạn chế sử dụng các thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh, đồ ăn được chế biến sẵn có chứa chất bảo quản.

Các loại rau củ

Hầu hết các loại rau củ chứa hàm lượng purin khoảng 20-25% nên có thể ăn thoải mái trừ nấm, giá đỗ, măng tây…

Đồ uống

Không uống rượu bia, các chất kích thích như cà phê, chè, đồ uống có ga… vì chất kích thích làm gia tăng kích hoạt phản ứng viêm của cơ thể.

Cần đảm bảo lượng nước uống trong ngày 40ml/ kg cân nặng/ ngày, nên uống nhiều nước lọc trong đó có dùng nước khoáng bicarbonate. Lí do là vì nước sẽ giúp hòa tan acid uric và làm cho acid uric đào thải ra ngoài qua đường tiết niệu từ đó ngăn ngừa tình trạng lắng đọng tinh thể urat tại các mô của cơ thể.

Xem thêm: Bệnh Thủy Đậu Có Nên Tắm Không Và Phải Kiêng Những Gì? Lời Khuyên Từ Bác Sĩ

*

Bảng tham khảo hàm lượng purin trong 100g thức ăn

Một chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi luyện tập điều độ sẽ rất có lợi cho việc phục hồi sức khỏe của người bệnh Gout nói riêng, đồng thời cũng góp phần nâng cao thể chất cho mọi người.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *