Cây xạ đen chữa bệnh gì? có tác dụng như thế nào? Nếu mọi người có nhu cầu tìm hiểu về cây xạ đen cũng như tác dụng của loại cây này trong nền y học thì hãy theo dõi thông tin được đề cập trong bài viết sau đây.

Đang xem: Cây xạ đen chữa được bệnh gì

Cây xạ đen là cây gì?

Cây xạ đen hay còn được gọi là cây Đồng triều, cây dây gối, bách giải, bạch vạn hoa hay cây ung thư. Đây là loài thực vật thuộc vào họ Celastraceae, lần đầu được tìm thấy và miêu tả vào năm 1851 bởi George Bentham.

Xạ đen là loài cây thân gỗ, dạng dây leo, thân cây thường dài từ 3 đến 10 mét. Cành có dạng tròn, lúc cây còn non thì hay có màu xanh nhạt, khi lớn lên thì chuyển sang màu nâu. Phiến lá thường có hình bầu dục, cuống lá dài từ 5 đến 7mm, quả dạng nang có hình trứng, dài khoảng 1cm.

*

Hình ảnh cây xạ đen

Hoa của cây xạ đen mọc thành từng chùm ở nách hay ở trên ngọn cây, thường có chiều dài từ 5 – 10 cm. Hoa có màu trắng, cuống hoa dài từ 2 – 4 mm. Quả dạng hình trứng, dài khoảng 1 cm.

Cây xạ đen có mấy loại?

Cây xạ đen chỉ có duy nhất một loại.. Tuy nhiên, trong tự nhiên các cây họ xạ thì có tổng cộng 9 loại, điển hình nhất là: Xạ đen, xạ vàng, xạ đỏ, xạ trắng, xạ can ….

Các cây họ Xạ tiếng Mường gọi là cồn duồng, duồng khụ (khụ là già, người già có vị thế trong bản làng). Câu này hàm ý chỉ Cây xạ đen là cây được đánh giá cao trong y học cổ truyền ở Hòa Bình.

Xem thêm: Cắt Túi Mật Sống Được Bao Lâu ? Cách Ngừa Biến Chứng Sau Phẫu Thuật

Hiện nay còn có một loại rất giống với cây xạ đen, người dân gọi là xạ lai. Những cây xạ lai này thân rất to, thường có kích cỡ đường kính thân từ 5 đến 10cm (Bởi vậy mà khi chặt ra người ta phải chặt vụn thành nhiều miếng nhỏ thi mới phơi khô được). Mỗi cây xạ lai người ta thu hoạch được cả trăm Kg cây.

Làm thế nào để có thể phân biệt được cây xạ đen và cây xạ vàng?

Phân biệt cây tươi:

Cây xạ vàng: Lá mỏng, màu xanh, không có răng cưa và không có sắc tím, thân cây có màu xanh. Cây xạ đen: Lá dày, màu xanh đậm và có sắc tím, thân cây có màu sẫm.

Phân biệt cây khi phơi khô:

Khi phơi khô lên rất khó phân biệt cây xạ đen và cây xạ vàng. Tuy nhiên, mọi người có thể căn cứ một số đặc điểm sau đây để phân biệt 2 loại cây này:

Cây xạ vàng khô: Lá cây khi phơi khô thường giòn, dễ vụn nát, khi ngửi có mùi ngai ngái. Thân cây rỗng, có màu trắng và nhạt, không có mùi. Cây xạ đen khô: Lá có mùi thơm nhẹ, không bị giòn và vụn nát, thân cây khi phơi khô có mùi thơm và sắc đen đặc trưng của cây.

Địa điểm phân bố của cây xạ đen

Cây xạ đen được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1998 do Giáo sư Lê Thế Trung (Nguyên là Giám đốc Học viện quân y) cùng các cộng sự trong một lần đi công tác ở vùng núi cao của tỉnh Hòa Bình. Giáo sư Trung đã tiến hành làm một công trình nghiên cứu bài bản về Hiệu quả điều điều trị bệnh Ung thư của cây xạ đen Hòa Bình và đã được nhà nước công nhận vào năm 2002.

*

Cây xạ đen hòa bình – đặc điểm, phân bổ

Cây xạ đen phân bổ tập trung tại một số vùng của tỉnh Hòa Bình như: Khu vực xã Phú Vinh, Phú Cường của huyện Tân Lạc và khu vực miền núi cao của huyện Lạc Sơn, huyện Kim Bôi.

Sau này người dân một số tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang đã mua giống và phát triển trồng cây xạ đen. Hiện nay cây không chỉ có ở Hòa Bình mà còn được trồng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.

Xem thêm: Triệu Chứng Rối Loạn Tiêu Hóa Ở Trẻ Và Cách Xử Trí, Rối Loạn Tiêu Hoá Ở Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ

Cây xạ đen có tác dụng gì?

Thông qua công trình nghiên cứu tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư Giáo sư Lê Thế Trung năm 1999, cây xạ đen đã được nền y học hiện đại công nhận và sử dụng rộng rãi như một bài thuốc chữa trị rất nhiều căn bệnh lý khác nhau, trong đó nổi bật là khả năng hỗ trợ cải thiện căn bệnh ung thư ở người bệnh rất tốt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *