Cây mắc cỡ
(Mô tả, hình ảnh cây mắc cỡ, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)
Mô tả:
Cây mắc cỡ là một cây thuốc nam quý. Cây nhỏ, phân nhiều nhánh, có gai hình móc. Lá kép lông chim chẵn hai lần, nhưng cuống phụ xếp như hình chân vịt, khẽ đụng vào là cụp lại. Mỗi lá mang 15-20 đôi lá chét. Hoa màu tím đỏ, nhỏ, tập hợp thành hình đầu, có cuống chung dài, ở nách lá. Cụm quả hình ngôi sao, quả thắt lại giữa các hạt, có nhiều lông cứng.
Đang xem: Cây mắc cỡ có tác dụng gì
Mùa hoa quả tháng 6-8.
Bộ phận dùng:
Toàn cây – Herba Mimosae Pudicae, thường gọi Hàm tu thảo.
Nơi sống và thu hái:
Cây của Mỹ châu nhiệt đới được truyền vào nước ta, mọc ở ven đường đi, các bãi cỏ bờ bụi.
Cành lá thu hái vào mùa khô, dùng tươi hay phơi khô. Rễ đào quanh năm, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô.
Thành phần hoá học:
Toàn cây chứa alcaloid là minosin và crocetin còn có flavonosid, các loại alcol, acid amin, acid hữu cơ. Hạt chứa chất nhầy, lá chiết ra một chất tương tự adrenalin. Trong lá và quả đều có selen.
Tác dụng dược lý
Hoạt tính chống nọc rắn độc: Khả năng trung hòa nọc rắn độc của cây mắc cỡ (cây xấu hổ) được nghiên cứu khá sâu rộng tại Ấn Độ. Nghiên cứu tại ĐH Tezpur (Ấn Độ) năm 2001 ghi nhận các dịch chiết từ rễ khô mimosa pudica L – Xấu hổ có khả năng ức chế các độc tính tác hại của nọc rắn hổ mang Naja kaouthia. Sự ức chế bao gồm các độc hại gây ra cho bắp thịt, cho các enzy mes. Dịch chiết bằng nước có tác dụng mạnh hơn dịch chiết bằng alcohol (Journal of Ethnopharmacology Số 75-2001). Nghiên cứu bổ túc tại ĐH Mysore, Manasa gangotry (Ấn Độ) chứng minh được dịch chiết từ rễ cây mắc cỡ ức chế được sự hoạt động của các men hyaluronidase và protease có trong nọc các rắn độc loại Naja naja, Vipera russelii và Echis carinatus (Fitoterapia Số 75-2004).
Hoạt tính chống co giật: Nghiên cứu tại Departement des Sciences Biologiques, Faculté des Sciences, Université de Ngaoundere (Cameroon) ghi nhận dịch chiết từ lá cây mắc cỡ khi chích qua màng phúc toan (IP) của chuột ở liều 1000 đến 4000 mg/ kg trọng lượng cơ thể bảo vệ được chuột chống lại sự co giật gây ra bởi pentylentetrazol và strychnin tuy nhiên dịch này lại không có ảnh hưởng đến co giật gây ra bởi picrotoxin, và có thêm tác dụng đối kháng với các phản ứng về tâm thần gây ra bởi N-methyl-D-as partate (Fitoterapia Số 75-2004).
Hoạt tính chống trầm cảm (antidepressant) Nghiên cứu tại ĐH Veracruỳ (Mexico) ghi nhận nước chiết từ lá khô mimosa pudica L – Xấu hổ có tác dụng chống trầm cảm khi thử trên chuột. Thử nghiệm cũng dùng clomipramine, desipramine để so sánh và đối chứng với placebo (nước muối 0,9 %). Liều sử dụng cũng được thay đổi (dùng 4 lượng khác nhau từ 2mg, 4mg, 6mg đến 8 mg/kg). Chuột được thử bằng test buộc phải bơi.
Hoạt tính chống âu lo được so sánh với diazepam, thử bằng test cho chuột chạy qua các đường đi phức tạp (maze). Kết quả ghi được: clomipramine (1,3 mg/kg, chích IP), desipramine (2.14mg/kg IP) và Mắc cở (6,0mg/kg và 8,0 mg/kg IP) làm giảm phản ứng bất động trong test bắt chuột phải bơi. M. pudica không tác dụng trên test về maze. Các nhà nghiên cứu cho rằng hoạt tính của Mắc cỡ có cơ chế tương tự như nhóm trị trầm cảm loại tricyclic (Phytomedicine Số 6-1999).
Tác dụng trên chu kỳ rụng trứng: Nghiên cứu tại ĐH Annamalai, Tamilnadu (Ấn Độ): Bột rễ mimosa pudica L – Xấu hổ (150 mg/ kg trọng lượng cơ thể) khi cho uống qua đường bao tử, làm thay đổi chu kỳ oestrous nơi chuột cái Rattus norvegicus. Các tế bào loại có hạch (nucleated và cornified) đều không xuất hiện. Chất nhày chỉ có các leukocytes.. đồng thời số lượng trứng bình thường cũng giảm đi rất nhiều, trong khi đó số lượng trứng bị suy thoái lại gia tăng. (Phytotherapia Research Số 16-2002). Hoạt tính làm hạ đường trong máu: Dịch chiết từ lá mắc cỡ bằng ethanol, cho chuột uống, liều 250 mg/ kg cho thấy có tác dụng làm hạ đường trong máu khá rõ rệt (Fitoterapia Số 73-2002).Liều dùng: Dùng 15-25g dạng thuốc sắc.
Vị thuốc mắc cỡ – xấu hổ
(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. )
Tính vị:
Mắc cỡ là vị thuốc nam quý có vị ngọt, se, tính hơi hàn, có ít độc,
Quy kinh:
Vào kinh phế
Tác dụng
Tác dụng an thần, dịu cơn đau, long đờm, chống ho, hạ nhiệt, tiêu viêm, lợi tiệu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Thường dùng trị: Suy nhược thần kinh, mất ngủ,viêm phế quản; Suy nhược thần kinh ở trẻ em; Viêm kết mạc cấp; viêm gan, viêm ruột non; Sỏi niệu; Phong thấp tê bại; huyết áp cao.
Dùng ngoài trị chấn thương, viêm mủ da. Dùng tươi giã đắp.
Rễ cây cũng được dùng uống trị sốt rét, kinh nguyệt khó khăn, hen suyễn,dùng gây nôn. Hạt dùng trị hen suyễn và gây nôn.
Ở Ðôminica nước hãm của Mắc cỡ Cỏ voi (Panicum maximum) dùng điều trị bệnh phổi.
Xem thêm: Dấu Hiệu Trẻ Bị Chân Vòng Kiềng, 3 Và Cách Kiểm Tra Chính Xác Nhất
Liều dùng
Ngày dùng 6-12g cành lá khô, sắc uống trước khi đi ngủ.
Rễ cây thái mỏng, tẩm rượu sao vàng sắc uống, ngày dùng 100-200g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc mắc cỡ
Suy nhược thần kinh, Mất ngủ:
Mắc cỡ 15g, dùng riêng hoặc phối hợp với Cúc bạc đầu 15g. Chua me đất 30g sắc uống hằng ngày vào buổi tối.
Viêm phế quản mạn tính:
Mắc cỡ 30g, rễ lá Cẩm 16g sắc uống, chia làm hai lần trong ngày.
Ðau ngang thắt lưng, nhức mỏi gân xương:
Rễ Mắc cỡ rang lên, tẩm rượu rồi lại sao vào 20-30g sắc uống, dùng riêng hay phối hợp với rễ Cúc tần và bưởi bung, mỗi vị 20g, rễ Ðinh lăng và Cam thảo dây, mỗi vị 10g.
Huyết áp cao (đơn thuốc có kinh nghiệm của lương y Ðỗ Văn Tranh):
Hà thủ ô 8g, trắc bá diệp 6g. Bông sứ cùi 6g, Câu đằng 6g, Tang ký sinh 8g, Ðỗ trọng 6g, mắc cỡ gai 6g. Lá vông nem 6g, hạt Muồng ngủ 6g, Kiến cò 6g Ðịa long 4g sắc uống. Có thể tán bột, luyện thành viên uống hàng ngày.
Chữa đau nhức xương với cây xấu hổ
Rễ cây xấu hổ xắt thành từng miếng mỏng, phơi khô. Mỗi ngày lấy 120g đem rang lên, sau đó tẩm rượu 35-40 độ rồi lại rang cho khô. Cho 600ml nước, sắc còn 200-300ml, chia uống 2-3 lần/ngày. Sau 4-5 ngày sẽ thấy kết quả.
– Chữa viêm dạ dày mạn tính, mắt hoa, đau đầu,Mất ngủ: Rễ cây xấu hổ 10-15g, sắc với nước uống.
Chữa viêm khí quản mạn tính
Rễ cây xấu hổ 100g sắc với 600ml nước lấy 100ml, chia 2 lần uống trong ngày; mỗi liệu trình 10 ngày. Các quan sát lâm sàng thấy, 70% bệnh nhân khỏi bệnh hoặc có chuyển biến tốt sau 1 liệu trình. Tỷ lệ này là 80% sau 2-3 liệu trình.
Chữa bệnh Zona
Lá cây xấu hổ giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh
Nước mát gan:
Cây xấu hổ khô 40 g sắc nước uống hàng ngày
Tham khảo
Kiêng kỵ:
Người suy nhược, hàn thì không dùng.
Người có thai không dùng
Phân biệt cây mắc cỡ (Mimosa pudica L) với cây Mimosa
Nhiều tài liệu đồng nhất giữa cây xấu hổ (Herba Mimosae Pudicae) và Mimosa (Acacia Podalyriaefolia Cunn Mimosaceae) cũng thuộc họ trinh nữ. làm cho nhiều người lầm tưởng cây xấu hổ chính là cây mimosa ở Đà lạt trong bài hát “Mimosa từ đâu em tới” của nhạc Sĩ Trần Kiết Tường, vì vậy chúng tôi đem cây mimosa Đà Lạt trình bày ở đây để mọi người khỏi nhầm lẫn nguy hiểm:
Cây Hoa Mimosa ở Đà Lạt có tên khoa học là Acacia Podalyriaefolia Cunn Mimosaceae, cây thuộc họ Trinh nữ ( Mimosoideae ), tên tiếng việt là keo lá tròn, cây có nguồn gốc từ Australia, hiện đang được trồng và phát triển tốt tại đà lạt. Hoa tượng trưng cho tình yêu thầm kín và vẻ đẹp khiêm nhường, biểu trưng cho những tình cảm chân thành và sự cảm thông, thường được trồng làm cây cảnh. Mimosa là một loài cây thân gỗ. Cây Mimosa 10 năm tuổi có thể tạo nên một tán lá, rộng cả 10 m. Mỗi cành Mimosa đều chi chít những nhánh nhỏ, lá kép hình ô-van, dài khoảng 2cm, mặt dưới của lá có mầu trắng bạc như phủ một lớp phấn trắng… Vào mùa mưa, những cây Mimosa đến mùa sung mãn, cây nào cũng cành lá sum suê. Đến tháng 11, khi mùa mưa cao nguyên ngớt dần, hoa đã lấm tấm đầy cành, rồi nở rộ cho đến hết mùa xuân,
Nơi mua bán vị thuốc Mắc cỡ đạt chất lượng ở đâu?
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Mắc cỡ ở đâu?
Mắc cỡ là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Xem thêm: Cách Chữa Bệnh Viêm Nhiễm Phụ Khoa : Dấu Hiệu, Điều Trị Và Cách Phòng Bệnh
Vị thuốc Mắc cỡ được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT.
Giá bán vị thuốc Mắc cỡ tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn: Gọi 18006834 để biết chi tiết
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng
Tag: cay Mac co , vi thuoc Mac co , cong dung Mac co , Hinh anh cay Mac co , Tac dung Mac co , Thuoc nam