Kim ngân hoa hay còn gọi là Nhị bảo hoa. Vị thuốc này là phần dược liệu đã được sơ chế từ cây kim ngân hay cây nhẫn đông. Trong đông y, hoa kim ngân được ví như vương dược giải độc. Vì đặc tính sinh trưởng và thu hái kỳ công của thảo được này, nên mới có tên kim ngân. Kim ngân ý thể hiện sự trân quý, cho nên nhắc tên kim ngân như nhắc sự trân quý khi sử dụng loại thảo dược này vậy.

Đang xem: Cây kim ngân hoa có tác dụng gì

1. Giải mã Kim ngân hoa

Cây kim ngân là một loại dây leo. Cành lá non có màu lục nhạt và lông mịn. Cành già chuyển màu nâu đỏ và không còn lông bao quanh. Hoa thường mọc tập trung ở phần non của cây. Ban đầu, hoa có màu trắng sau chuyển dần sang vàng nên được đặt tên là kim ngân.

Mặc dù, kim ngân là một loài cây dễ chịu trong quá trình trồng trọt. Nhưng, công việc thu hái kim ngân không phải dễ dàng gì. Cho nên, chúng dược mệnh danh là cành vàng lá ngọc chăng?

Kim ngân được trồng bắt đầu từ tháng Tư. Giai đoạn phát triển khoảng 3 đến 4 năm là có thể bắt đầu thu hoạch. Và gian truân bắt đầu từ đây!

Hoa phải được hái trước khi mặt trời mọc, nghĩa là hoa sắp hé nở. Vận chuyển phải cực kỳ thận trọng, không được xếp chồng quá nhiều hoa lên nhau. Không được lật hoa trong quá trình hong sấy hoặc phơi khô trong bóng râm, để có chất lượng tốt nhất.

*
*

Kim ngân hoa

2. Kim ngân hoa: Đi tìm lời giải cho vương dược “giải độc”

Hoa kim ngân có tác dụng “giải độc” được đề cập gần như thống nhất trong các sách y thư y học cổ truyền. Giải độc này được hiểu như là tác dụng kháng khuẩn của kim ngân vậy.

2.1. Tác dụng kháng khuẩn

Nhiều nghiên cứu dược lý đã xác nhận về tác dụng kháng khuẩn trên nhiều cơ chế. Tác dụng này được đánh giá là có phổ kháng khuẩn rộng hơn và tác động mạnh hơn so với các loại thảo dược khác. Nghiên cứu dược tính hoa kim ngân có khả năng kháng khuẩn với E. coli và S. aureus (vi khuẩn đường ruột và khuẩn ở đường hô hấp thường gặp). 

Ngoài ra, y học còn ghi nhận tác dụng kháng nấm của kim ngân. Một số loại nấm bị ức chế bởi kim ngân như Penicillium citrinumAspergillus nigerCryptococcus neoformansFusarium moniliformeCandida albicans.

Các nghiên cứu cho thấy kim ngân không chỉ ức chế mầm bệnh thông thường. Mặt khác, những hoạt tính dược lý này còn có hiệu quả đáng kể đối với một số khuẩn kháng thuốc. Những kết quả này, cung cấp cho các nhà khoa học những dữ liệu quý giá trong điều trị chống mầm bệnh kháng thuốc. 

2.2. Tác dụng kháng virus

Thành phần kim ngân được chiết xuất ghi nhận có axit chlorogenic, flavonoid, acid caffeoylquinic, và iridoid glycoside. Những hoạt chất này có thể ức chế Herpes simplex trong viêm giác mạc, virus trong viêm phổi, cúm.

2.3. Tác dụng chống viêm

Kim ngân có thể ức chế sản xuất histamine và giảm đáng kể prostaglandin E 2 (hoạt chất được giải phóng ra trong quá trình viêm). Hoạt tính chống viêm giảm đáng kể theo thời gian ra hoa.

Xem thêm: Cách Uống Thuốc Tẩy Giun Sán Cho Người Lớn & Trẻ Em 2021, Những Điều Cần Biết Về Thuốc Tẩy Giun Tự Tiêu

2.4. Tác dụng chống oxy hóa

Kim ngân có tác dụng chống oxy hóa đối với dầu hạt cải, dầu đậu phộng, axit linoleic và mỡ heo. Bí mật của tác dụng này bằng con đường ức chế phản ứng chuỗi gốc tự do trong dầu.

2.5. Tăng hệ miễn dịch

Thảo dược này “hiệu triệu” được số lượng lớn đại thực bào và tế bào lympho. Do đó, kim ngân hoa tăng hoạt động của miễn dịch tế bào và cả miễn dịch thể dịch. 

2.6. Và … hơn thế nữa

Nhiều nghiên cứu ghi nhận một số hoạt chất trong hoa kim ngân có thể hạ sốt và tạo ra nhiều mức độ bảo vệ gan khác nhau. Chiết xuất hoa kim ngân còn làm giảm nồng độ triglyceride trong máu. 

3. Điều trị bằng Kim ngân hoa như thế nào?

Kim ngân được ghi nhận sử dụng có hiệu quả trong đơn thuốc y học cổ truyền phòng ngừa và điều trị SARS tại một số quốc gia. Ngày nay, kim ngân được bào chế dưới nhiều hình thức tiện dụng như dạng trà túi lọc. Có thể dễ dàng pha chế như thức uống hằng ngày để phòng ngừa và điều trị viêm nhiễm. Cảm cúm có sốt, những vết loét, đau họng, tiêu chảy nóng rát là những bệnh có thể điều trị khi hợp phương bằng kim ngân.

Ngoài ra, hoa kim ngân còn được chỉ định trong tình trạng đầy hơi, kiết lỵ giai đoạn đầu. Trị rôm sẩy trong dân gian bằng cách nấu nước kim ngân hoa để tắm.

4. Lưu ý khi sử dụng Kim ngân hoa

Kim ngân có bản chất lạnh và không thích hợp để uống lâu dài. Nó chỉ thích hợp để uống tạm thời trong mùa hè nóng. Đặc biệt, không nên uống trong lúc hành kinh. Uống quá nhiều sẽ gây phản tác dụng.Trà kim ngân có tác dụng chống viêm và hạ sốt. Không nên uống thường xuyên. Điều này sẽ khiến cơ thể yếu đi và gây mất cân bằng giữa âm và dương.Kim ngân có tính chất lạnh sẽ ngăn cản chức năng của đởm và dạ dày và không có lợi cho tiêu hóa. Uống một lượng lớn trà kim ngân trong một thời gian dài sẽ gây ra những bất lợi nhất định cho cơ thể, đặc biệt là đởm và dạ dày. Vì vậy, cho dù sử dụng trà kim ngân như một thức uống thông thường hoặc sử dụng hoa kim ngân để chữa bệnh, không được uống lâu.

Bên cạnh Kim ngân hoa, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về dược liệu Chè dây: Dược liệu quý trị Viêm loét dạ dày hay Hoàng liên: sen vàng giải độc và thanh hỏa.

Như vậy, vương dược Kim ngân hoa đã được sáng tỏ dưới góc nhìn khoa học. Được sự đồng thuận cao trong y thư kinh điển. Kim ngân hoa lan tỏa trong đời sống hằng ngày nhưng vẫn giữ được vị trí đầu bảng trong vị thuốc giải độc. Kim ngân hoa thường được dùng trong bệnh cảm mạo có sốt, viêm loét, tiêu chảy, lỵ. Cần lưu ý khi sử dụng kim ngân hoa trong thực dưỡng hằng ngày. Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.

Xem thêm: 7 Cách Làm Sao Để Dương Vật To Và Dài Hơn Tự Nhiên Theo Ý Mình

Trang tin y tế namlimquangnam.net chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học, Hà Nội. Jiang Min et al. (2014), “The screening research of anti-inflammatory bioactive markers from different flowering phases of Flos Lonicerae Japonicae”, PLoS One. 9 (5), pp. e96214-e96214. Li Yujie et al. (2015), “Lonicerae Japonicae Flos and Lonicerae Flos: A Systematic Pharmacology Review”, Evid Based Complement Alternat Med. 2015, pp. 905063-905063. Oku H. et al. (2011), “Allergy-preventive effects of chlorogenic acid and iridoid derivatives from flower buds of Lonicera japonica”, Biol Pharm Bull. 34 (8), pp. 1330-1333. Sun Y. et al. (1996), ““, Zhongguo Zhong Yao Za Zhi. 21 (4), pp. 242-243 inside backcover.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *