Trang chủ » Kiến thức bệnh học » Sức khỏe cơ xương khớp » Phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm – Điều cần biết

*

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm có thể hỗ trợ giảm đau, cải thiện tình trạng co cứng ở cột sống và hỗ trợ quá trình vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Phương pháp này có thể áp dụng cho hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm và được sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Đang xem: Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm

*

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng tổn thương các đĩa đệm ở cột sống. Bệnh xảy ra khi phân nhân nhầy của đĩa đệm cột sống gây tổn thương bao xơ, thoát ra bên ngoài và gây tổn thương rễ thần kinh.

Hầu hết các trường hợp, thoát vị đĩa đệm được điều trị bằng các biện pháp bảo tồn, bao gồm nghỉ ngơi và vật lý trị liệu. Bên cạnh đó, các biện pháp thay thế, chẳng hạn như châm cứu, bấm huyệt và cấy chỉ cũng được ứng dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm.

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp sử dụng chỉ tự tiêu (catgut) để đưa vào các huyệt vị, nhằm mục đích cải thiện tuần hoàn máu, hạn chế tình trạng đau nhức và làm chậm quá trình thoái hóa đĩa đệm.

*

Cấy chỉ là phương pháp được phát triển từ kỹ thuật châm cứu của Y học cổ truyền. Chỉ tự tiêu trong cơ thể có thể tiêu dần dần trong các huyệt, có vai trò tăng cường chất dinh dưỡng, tăng tuần hoàn máu tại các huyệt và vùng lân cận bằng cách tăng chuyển hóa các chất dinh dưỡng như đường và đạm. Về cơ chế, cấy chỉ có thể chống lại quá trình thoái hóa tự nhiên, ngăn ngừa viêm rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm mang lại.

Phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm được cho là mang lại hiệu quả cao, tác dụng lâu dài, tiết kiệm chi phí và ít rủi ro. Tuy nhiên để tránh các rủi ro không mong muốn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Khi nào nên cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm?

Cấy chỉ là phương pháp kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, được thực hiện bằng cách đưa chỉ tự tiêu (chỉ catgut) vào các huyệt đạo để điều trị bệnh. Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp xâm lấn tối thiểu, hỗ trợ cải thiện các cơn đau, chống viêm, giảm sự chèn ép dây thần kinh và các triệu chứng thoát vị đĩa đệm khác.

*

Cấy chỉ phù hợp với hầu hết các dạng thoát vị đĩa đệm

Cấy chỉ có thể được chỉ định cho hầu hết các trường hợp bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, thông thường phương pháp này được thực hiện ở các đối tượng như:

Thoát vị đĩa đệm từ nhẹ đến trung bìnhTổn thương hoặc rách bao xơ và nhân nhầy chưa thoát ra bên ngoàiThoát vị đĩa đệm có hoặc không gây chèn ép dây thần kinh

Mặc dù là phương pháp xâm lấn tối thiểu, tuy nhiên để tránh các rủi ro liên quan, cấy chỉ chống chỉ định với một số đối tượng như:

Phụ nữ mang thai hoặc nghi ngờ mang thaiMắc bệnh đái tháo đườngDị ứng với chỉ catgutNgười có các bệnh lý ngoại khoaBệnh nhân cao huyết áp hoặc có huyết áp không ổn địnhBệnh nhân đang bị sốtNgười bị thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng và được chỉ định điều trị ngoại khoa

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không?

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm được xem là phương pháp mang lại hiệu quả cao, không xâm lấn và ít rủi ro. Cụ thể, biện pháp mang lại một số ưu điểm như:

Cải thiện cơn đau và kéo dài thời gian tái phátHạn chế các nguy cơ biến chứngPhục hồi khả năng thần kinh và vận độngHỗ trợ cơ thể sản sinh các chất nội sinh để chống viêm, tái tạo và hồi phục các tế bào xươngGiải phóng các rễ thần kinh và giảm áp lực chèn ép lên các đĩa đệm

So với hình thức châm cứu thông thường, cấy chỉ có thể kích thích cơ học lên các huyệt vị trong thời gian dài, khoảng 15 – 20 ngày, điều này mang lại hiệu quả và lâu dài hơn. Ngoài ra, chỉ tự tiêu cũng có thể tăng cường tuần hoàn máu tại huyệt vị, kích thích chuyển hóa đường, đam và thúc đẩy chữa lành các tổn thương ở đĩa đệm, cột sống.

Thực hiện phương pháp cấy chỉ thường xuyên, đều đặn có thể hỗ trợ giảm đau và tăng cường hiệu quả vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, mỗi lần cấy chỉ, hiệu quả có thể kéo dài 15 – 20 ngày, do đó có thể tiết kiệm chi phí và thời gian cho người bệnh.

Xem thêm: Có Nên Uống Thuốc Kháng Sinh Trong Thời Kỳ Kinh Nguyệt, Kháng Sinh Có Thể Khiến Kinh Nguyệt Rối Loạn

Mặc dù mang lại hiệu quả tốt, tuy nhiên phương pháp cấy chỉ chỉ mang lại hiệu quả tạm thời và không thể điều trị nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm. Do đó, người bệnh cần thay đổi lối sống, tăng cường vận động và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để hỗ trợ quá trình điều trị. Ngoài ra, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn.

Phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm

Cấy chỉ sử dụng các huyệt đạo tương tự như châm cứu, tùy thẹo vị trí và tình trạng bệnh. Cụ thể, quy trình và phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cấy chỉ như sau:

1. Các huyệt cấy chỉ thoát vị đĩa đệm

Tương tự như châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm, cấy chỉ tác động lên các huyệt vị để cải thiện các cơn đau và triệu chứng thoát vị đĩa đệm khác. Cụ thể các huyệt vị có thể tác động điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm:

*

Cấy chỉ tác động lên các huyệt đạo để cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệmThoát vị đĩa đệm chưa hoặc có chèn ép dây thần kinh và mạch máu: Cấy chỉ vào các huyệt tại chỗ để giảm đau và tăng cường chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng vùng cột sống thắt lưng. Các huyệt thường được áp dụng bao gồm huyệt Đại trường du, Thận du, Giáp tích L4 – L5 và Giáp tích L5 S1.Thoát vị đĩa đệm chèn ép mặt ngoài chân gây đau thần kinh tọa: Cấy chỉ tác động kết hợp các huyệt trên và các huyệt Phong thị, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Quang minh, Tuyệt cốt.Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép mặt đùi sau và cẳng chân, bàn chân: Cấy chỉ kết hợp với các huyệt Thừa phù, Trật biên, Thừa sơn, Ân môn, Côn lôn.

2. Thời gian và liệu trình cấy chỉ

Liệu trình cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm:

Mỗi lần cấy trung bình 10 – 15 huyệt, 2 lần cấy chỉ cách nhau khoảng 2 tuầnLiệu trình điều trị khoảng 3 – 5 đợt

3. Quy trình cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm

Trước khi cấy chỉ:

Người bệnh cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên môn để đánh giá mức độ bệnh và được hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể trao đổi với người bệnh về tiền sử bệnh lý, dị ứng và các vấn đề sức khỏe liên quan khác trước khi thực hiện cấy chỉ.

Để chuẩn bị trước khi cấy chỉ, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

Tắm rửa sạch sẽ trước khi cấy chỉ khoảng 5 – 6 giờ, hạn chế các hoạt động có thể gây đổ mồ hôi.Tránh tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn hoặc môi trường ô nhiễm.Không sử dụng rượu, bia, cà phê, nước ngọt và các loại đồ uống kích thích khác.Hạn chế căng thẳng, lo lắng, đồng tránh tránh để quá đói hoặc quá no.Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn trước khi cấy chỉ.Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi để thuận tiện cho quá trình cấy chỉ.Đi cùng người thân để tránh các rủi ro có thể xảy ra.

*

Bác sĩ tiến hành cắt chỉ tự tiêu để phục vụ phương pháp cấy chỉ

Quá trình cấy chỉ:

Phác đồ cấy chỉ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và chỉ định điều trị của bác sĩ. Thông thường, quy trình cấy chỉ được thực hiện như sau:

Tiến hành sát khuẩn các huyệt vị cần cấy chỉ và phủ săng có lỗ lên các huyệt vịBác sĩ cắt chỉ tự tiêu thành nhiều đoạn nhỏ, dài khoảng 1 – 2 cm và xỏ vào kim châm chuyên dụngĐưa kim châm đi qua da, tác động lên các huyệt vị với độ sâu khoảng 1 – 3 cmRút nhẹ kim châm ra khỏi các huyệt vị, sao cho chỉ nằm lại bên trongThực hiện quy trình tương tự với các huyệt vị còn lại

Chăm sóc sau khi cấy chỉ:

Tránh tiếp xúc với nước tại vùng cấy chỉ trong 12 – 24 giờVận động nhẹ nhàng và đúng tư thế để tránh gây ảnh hưởng đến cột sốngThực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học để hỗ trợ quá trình chữa lành và phục hồi đĩa đệmHạn chế tiêu thụ các món ăn từ gạo nếp, các món lạnh như tôm, cua, mực, cá và các loại thực phẩm tanhKhông sử dụng thuốc lá, bia, rượu, đồ uống có cồn và các chất kích thíchĐến bệnh viện hoặc thông báo với bác sĩ điều trị nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thườngTái khám đúng lịch hẹn

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm có an toàn không?

Cấy chỉ là phương pháp xâm lấn tối thiểu, thường an toàn và ít rủi ro. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ khác, chẳng hạn như:

Vựng châm, đây là tình trạng gây chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, đổ mồ hôi và tụt huyết áp khi châm cứu hoặc cấy chỉChảy máu, bầm tím hoặc nhiễm trùng tại khu vực cấy chỉDị ứng hoặc bị kích ứng với chỉ tự tiêuChoáng váng, đau đầu, chóng mặtMắc các bệnh lây nhiễm qua đường máu hoặc dịch cơ thể, trong trường hợp các dụng cụ không được vô trùng

Mặc dù các tác dụng phụ và rủi ro không phổ biến, tuy nhiên để hạn chế các rủi ro, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để thực hiện cấy chỉ. Ngoài ra, nếu nhận thấy các triệu chứng không mong muốn hoặc tác dụng phụ, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ chuyên môn để cso biện pháp chăm sóc phù hợp.

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm giá bao nhiêu?

Hiện tại, phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm được thực hiện ở hầu hết các bệnh viện y học cổ truyền. Chi phí cho mỗi lần cấy chỉ khoảng 150.000 đồng đến vài triệu đồng, tùy thuộc vào số lượng huyệt và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Tuy nhiên chi phí có thể thay đổi, tùy thuộc vào cơ sở y tế, trang thiết bị và trình độ của bác sĩ thực hiện. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn và trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên môn.

Xem thêm: Cục Quản Lý Môi Trường Bộ Y Tế : Vihema, Quyết Định 1278/Qđ

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp hỗ trợ giảm đau và phục hồi đĩa đệm bị tổn thương. Mặc dù phương pháp được xem là an toàn và ít rủi ro, tuy nhiên người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn cụ thể về liệu trình, rủi ro cũng như chi phí thực hiện.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *